Nhôm không bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch nào

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Công nghệ Đề kiểm tra học kì I môn Công Nghệ 8 có đáp án năm 2017-2018

Thép, nhôm, đồng dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muố...

Câu hỏi: Thép, nhôm, đồng dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn; chất dẻo không bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn là nói đến tình chất nào của vật liệu cơ khí?

A. Tính chất cơ học

B. Tính chất vật lý

C. Tính chất hóa học

D. Tính chất công nghệ

Đáp án

C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề kiểm tra học kì I môn Công Nghệ 8 có đáp án năm 2017-2018

Lớp 8 Công nghệ Lớp 8 - Công nghệ

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nhôm khi tiếp xúc với muối ăn”kết hợp với những kiến thức mở rộng về nhôm là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Nhôm khi tiếp xúc với muối ăn

A. Dễ bị ăn mòn

B. Không bị ăn mòn

C. Tùy vào điều kiện xúc tác

D. Cả 3 phương án đều sai

Trả lời:

Đáp án đúng:A. Dễ bị ăn mòn

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Nhôm trong Hóa học dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Nhôm – Al

1. Khái niệm về nhôm

- Nhôm là kim loạimềm thứ hai chỉ sau vàng, nhẹ, có màu trắng bạc ánh kim mờ. Vì khi để ngoài không khí nó sẽ rất nhanh chóng tạo thành một lớp mỏng oxi hóa. Nhôm có tỷ trọng riêng chỉ bằng một phần ba đồng hay sắt. Là kim loại dễ uốn thứ sáu và rất dễ dàng gia công.Kim loại nhômcó khả năng chống ăn mòn cao và rất bền vững do có lớp oxit bảo vệ.Nhôm là kim loạinhiều nhất trong vỏ Trái Đất và là nguyên tố nhiều thứ ba sau oxi và silic

2. Tính chất vật lí của nhôm

- Nhôm là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC

- Nhôm rất dẻo, có thể dát được lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng để gói thực phẩm

- Nhôm nằm ở nhóm IIIA và chu kì 3

- Nhôm có cấu trúc tinh thể là lập phương tâm diện

3. Tính chất hóa học

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e

3.1. Tác dụng với phi kim

a] Tác dụng với oxi

Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

b] Tác dụng với phi kim khác

3.2. Tác dụng với axit

+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4loãng

2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2↑

+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3loãng, HNO3đặc, nóng và H2SO4đặc, nóng.

Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3đặc, nguội hoặc H2SO4đặc nguội.

3.3. Tác dụng với oxit kim loại[ Phản ứng nhiệt nhôm]

Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm

3.4. Tác dụng với nước

- Trên thực tế, Al sẽ không phản ứng được với nước vì được bảo vệ bởi lớp oxit mỏng. Khi lớp oxit được phá bỏ,nguyên tốAlphản ứng trực tiếp với nước.

2Al + 6H2O→2Al[OH]3+ 3H2

- Tác dụng với oxit của kim loại kém hoạt động hơn [phản ứng nhiệt nhôm]

- Al có thể khử được oxit của các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học: 2Al + 3FeO →Al2O3+ 3Fe

3.5. Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2↑

3.6. Tác dụng với dung dịch muối

- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4→ Al2[SO4]3+ 3Cu

*Chú ý: Phản ứng nhiệt nhôm:

- Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3+ 2 Al → 2 Fe + Al2O3

- Một số phản ứng khác như:

3CuO+ 2Al → Al2O3+ 3Cu

8Al + 3Fe3O4→ 4Al2O3+ 9Fe

3Mn3O4+ 8Al → 4 Al2O3+ 9Mn

Cr2O3+ 2Al→ Al2O3+ 2Cr

- Phản ứng này lần đầu tiên được sử dụng để khử oxit kim loại mà không sử dụng cacbon. Phản ứng này toả nhiệt rất cao, nhưng nó có một năng lượng hoạt hóa cao do các liên kết giữa các nguyên tử trong chất rắn phải được phá vỡ trước. Oxit kim loại được đun nóng với nhôm trong một lò đun. Phản ứng này chỉ có thể sử dụng để sản xuất số lượng nhỏ vật liệu.

- Phản ứng nhiệt nhôm còn được sử dụng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao [như crôm hay Von farm]. Do tính chất thụ động với H2SO4đặc nguội và HNO3đặc nguội, người ta sẽ sử dụng thùng nhôm để chuyên chở hai loại axit này.

- Người ta thường sử dụng các phản ứng này để hàn đường sắt tại chỗ, hữu ích cho việc cài đặt phức tạp hoặc sửa chữa tại chỗ mà không thể được thực hiện bằng cách sử dụng cách hàn đường sắt liên. Phản ứng nhiệt nhôm cũng được sử dụng để sản xuất phần lớn hợp kim sắt, ví dụ như ferroniobium từ niobium pentoxit và ferrovanadium từ Vanadi oxit. Các kim loại khác cũng được sản xuất bằng phương pháp này.

4. Điều chế

4.1. Nguyên liệu

- Quặng boxit Al2O3có lẫn SiO2và Fe2O3.

4.2. Các giai đoạn điều chế

- Làm sạch nguyên liệu:

2NaOH + Al2O3→2NaAlO2+ H2O

2NaOH + SiO2→Na2SiO3+ H2O

NaAlO2+ CO2+ 2H2O→NaHCO3+ Al[OH]3

NaOH + CO2→NaHCO3

2Al[OH]3→Al2O3+ 3H2O

- Điện phân nóng chảy Al2O3có mặt criolit Na3AlF6[hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 20500C xuống 9000C; tăng độ dẫn điện do tạo thành nhiều ion hơn; tạo lớp bảo vệ không cho O2phản ứng với Al nóng chảy]:

2Al2O3→4Al + 3O­2

5.Ứng dụng

- Hợp kim nhôm, nhẹ và bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải [ô tô, máy bay, xe tải, toa xe tàu hỏa, tàu biển, v.v.]

- Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất.

- Nhôm được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng.

- Dùng làm dụng cụ nhà bếp.

- Bột nhôm trộn với bột sắt oxit [hỗn hợp tecmit] được dùng để hàn đường ray.

Bài 1: Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.

Lời giải:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Bạn đang xem: Bài 21- Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên … bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Giải bài 2 trang 67 SGK Hóa 9

Bài 2: Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:

a] Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 … Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.

b] Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.

[1] Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.

[2] Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.

Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.

[3] Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Giải bài 3 trang 67 SGK Hóa 9

Bài 3: Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.

Lời giải:

Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.

2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ [inox] để làm các vật dụng, máy móc …

Em đã sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

Giải bài 4 trang 67 SGK Hóa 9

Bài 4: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.

Lời giải:

Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, kẽm bị ăn mòn trong dung dịch H2SO4, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, vỏ tàu thủy bị gỉ.

Giải bài 5 trang 67 SGK Hóa 9

Bài 5: Hãy chọn câu đúng: Con dao bằng thép không bị gỉ nếu:

a] Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.

b] Cắt chanh rồi không rửa.

c] Dùng xong, cất đi ngay.

d] Ngâm trong nước lâu ngày.

e] Ngâm trong muối một thời gian.

Lời giải:

Phương án a là đúng.

Hóa học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?

Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Ví dụ: Vỏ tàu thủy bị gỉ.

II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?

1] Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:

Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.

Ví dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.

2] Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Ví dụ: Thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo.

III. Làm thể nào để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ăn mòn?

Có các biện pháp để bảo vệ kim loại như sau:

1] Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường

Sơn, mạ, bôi dầu mỡ… lên trên bề mặt kim loại.

Để đồ vật nơi khô ráo,thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

2] Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Ví dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Bài tập Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 21 [có đáp án]: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Câu 1: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng

 A. vật lí.

 B. hoá học.

 C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.

 D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ?

 A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

 B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

 C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

 D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 3: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu

 A. để ở nơi có nhiệt độ cao.

 B. ngâm trong nước lâu ngày.

 C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.

 D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

 A. dung dịch axit.

 B. dung dịch kiềm.

 C. không khí.

 D. dung dịch muối.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 5: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong

 A. nước.

 B. dầu hoả.

 C. rượu etylic.

 D. dung dịch H2SO4 loãng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 6: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là

 A. Fe3O4.

 B. Fe2O3.nH2O.

 C. Fe[OH]2.

 D. hỗn hợp FeO và Fe2O3.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 7: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường

 A. không khí khô.

 B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.

 C. nước có hoà tan khí oxi.

 D. dung dịch muối ăn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 8: Khí nào trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

 A. O2.

 B. CO2.

 C. H2O.

 D. N2.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề