Nhưng mà tiếng anh là gì

Mình thích xem Phineas and Ferb, nhưng nhân vật mình thích nhất không phải là hai cậu này, mà là bà chị lắm chuyện Candace cơ. Và Candace có xuất hiện trong bài hát thú vị này đây.

Nghe xong chắc bạn sẽ tự hỏi, “ủa có gì liên quan?”. Có đấy, đó là đoạn beat “But but but but but” lặp đi lặp lại của Candance đó. Trong phụ đề người ta sẽ dịch là “Nhưng nhưng nhưng nhưng nhưng” và như bạn được học “but” đúng là có nghĩa “Nhưng”. Nhưng “but” cũng có lúc không có nghĩa “nhưng”.

Bắt đầu loạn rồi đây, nhỉ? Đơn giản thôi, hôm nay mình sẽ giới thiệu tới bạn 2 nghĩa thường dùng của từ “but“.

  1. But = “Nhưng”

Cái này thì quá là phổ biến rồi. Thậm chí ngay cả khi bạn chưa được học về các thể loại “trạng từ chỉ sự đối nghịch” như However hay Nevertheless, bạn cũng biết dùng “but” mỗi khi muốn nói một điều gì đó ngược lại, kiểu như:

I don’t like Portugal National Team, but I’m still happy that they won the Euro 2016 title.

Mình không thích đội QG Bồ Đào Nha lắm nhưng mình vẫn vui vì họ vô địch Euro 2016.

Lưu ý nho nhỏ là có dấu “,” be bé đằng trước “but” nhá. Nhưng bạn quên thì cũng không phải vấn đề gì quá to tát.

2. But = “ngoại trừ”

Không biết bạn đã từng nghe bài Anything But Me của Lindsay Lohan chưa? Nếu bạn áp nghĩa but = “nhưng” thì cái tiêu đề này nghe thật kỳ cục – “Bất kỳ ai nhưng tôi” là sao? Trong trường hợp này bạn sẽ dùng but = “ngoại trừ” [except for]. Khi đó cụm Anything but me này sẽ tương đương nghĩa với “Anything except for me” – Bất kỳ ai ngoài tôi.

Một ví dụ khác:

Everyone but he was on time.

Tất cả mọi người trừ anh ta đều đúng giờ.

–> Với nghĩa này, “but” chỉ một sự ngoại lệ.

Lưu ý: Nếu bạn dùng “but” để nối hai đối tượng nào thì cả hai đều phải cùng loại với nhau [danh từ, động từ, mệnh đề].

Vd:

– All of the performers but he was satisfied with the performance.

[danh từ] [danh từ]

– She didn’t do anything but wait.

[động từ] [động từ]

– They went to school but the class was cancelled.

[mệnh đề] [mệnh đề]

Vậy là bạn lại biết thêm một điểm mới mẻ nữa rồi ha! Những thể loại này nhỏ nhưng có võ đấy, vì bạn sẽ có nhiều lựa chọn để sử dụng trong một tình huống nhất định hơn.

​Chúng giúp cho bài nói, bài viết hay việc giao tiếp của bạn trở nên mạch lạc, chuyên nghiệp và có sự kiên kết hơn.

Chính vì vậy, các từ nối trong tiếng Anh được coi là gia vị không thể thiếu để thu hút người nghe ở lại với câu chuyện của bạn.

\>> Xem lại phần 1: TẠI ĐÂY

​5 Từ Nối Thông Dụng Nhất Trong Tiếng Anh

​Vậy, Từ Nối Trong Tiếng Anh Là Gì?

​Từ nối [linking words] là những từ giúp liên kết các từ, cụm từ, câu và mệnh đề lại với nhau tạo thành câu và đoạn văn hoàn chỉnh, hay và mạch lạc.

​Có rất nhiều từ nối trong tiếng Anh, nhưng hôm nay Thủy xin giới thiệu tới bạn 5 từ nối phổ biến mà không nên bỏ qua cùng cách sử dụng chúng sao cho đúng và hay nhất nhé!

Từ Nối Trong Tiếng Anh

​1. “AND”

​Nghe qua thì thấy từ này rất quen thuộc đúng không nhỉ? Nhưng liệu bạn đã biết hết chức năng của từ “AND”?

  • ​AND [và] sử dụng để nối 2 mệnh đề, hay 2 từ có cùng loại, cùng chức năng, cùng thì trong câu.

​Ví dụ: I want to buy a new book and a gift for my friend.

​Ở đây, “a new book” và “ a gift” đều là danh từ, và đều cùng chịu tác động của chủ thể “I”

  • ​AND: còn dùng để nối 2 câu cùng chủ thể, hoặc cùng trạng thái hoạt động, tránh sự trùng lặp từ

​Ví dụ: I want to buy new books. My friend want to buy new books.

​Chúng ta có thể viết lại thành: I and my friend want to buy new books

  • ​Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng từ “AND” quá nhiều trong câu, hãy sử dụng từ AND như một cách để báo hiệu khi bạn muốn kết thúc một câu.

​Ví dụ:

​Thay vì nói: My family have 4 people: my mon and my dad and my younger brother and I.

​ Bạn chỉ cần nói: My family have 4 people: Mom, Dad, younger brother and I.

​2. “BUT”

​Trong tiếng Anh, từ “BUT” ngoài nghĩa là “nhưng” mà chúng ta hay dùng còn có thể sử dụng để thay thế cho “except” hoặc “only”.

​Ngoài ra “BUT” cũng thường xuyên xuất hiện trong cấu trúc “can’t but” - dịch là “bắt buộc”/”không thể không”.

​Chắc hẳn các bạn đều biết câu hát “Nobody nobody but you…” trong bài “Nobody” của Wonder girl phải không?

​Các bạn thử đoán xem từ nối “BUT” trong câu này mang nghĩa gì?

​“BUT” trong câu này không phải là “nhưng” như chúng ta vẫn thường dùng mà mang nghĩa “ngoại trừ”, tương tự như “except” các bạn ạ. “Nobody but you” dịch là “Không ai cả ngoại trừ anh”.

​Các bạn có thể tham khảo thêm một vài ví dụ về cách sử dụng từ nối trong tiếng Anh sau:

  • ​I like every kinds of meat BUT beef. [Tôi thích các món thịt trừ thịt bò]
  • ​Linh is bad at almost subjects BUT English. [Linh học kém hầu hết các môn trừ Anh văn.]

​Và đôi lúc chúng ta cũng sử dụng từ nối “BUT” trong tiếng Anh cũng giống như “only”:

  • ​I have but 10 dollars in my pocket. [Tôi chỉ có 10 đô-la trong túi]
  • ​John is BUT a small person if he lives in US. [John chỉ là một người thấp bé nếu sống ở Mỹ]

​Ngoài ra còn một cấu trúc câu đáng chú ý nữa là khi sử dụng “CAN’T BUT”, mang ý nghĩa “buộc phải”, “không còn cách nào khác hơn”.

  • ​I can’t but stay up tonight to prepare for the test tomorrow. [Tôi buộc phải thức khuya đêm nay để chuẩn bị cho bài kiểm tra ngày mai]
  • ​John couldn’t but wear a raincoat because of the heavy rain yesterday afternoon. [John không thể không mặc áo mưa vì chiều hôm qua mưa to]

​3. “HOWEVER”

​Từ nối trong tiếng Anh tiếp theo mà chúng ta tìm hiểu đó là HOWEVER.

​HOWEVER có nghĩa là tuy nhiên, được sử dụng để chỉ sự tương phản, đối lập giữa hai mệnh đề.

​HOWEVER được tách ra bởi một dấu phẩy nếu nó đứng ở đầu câu hay cuối câu và sẽ nằm giữa hai dấu phẩy nếu nó nằm ở giữa 2 câu.

​Ví dụ về cách sử dụng từ nối trong tiếng Anh:

  • ​I studied very hard. However, I failed the exam. [Tôi đã học hành rất chăm chỉ, tuy nhiên, tôi vẫn trượt bài kiểm tra]
  • ​She ran so fast. She missed the bus, however. [Cô ấy chạy rất nhanh tuy vậy cô ấy vẫn lỡ chuyến xe buýt]
  • ​They played well, however, they still lost the game. [Họ chơi rất hay tuy nhiên họ vẫn là những người thua cuộc]

​Bên cạnh đó, ngoài ý nghĩa là liên từ, HOWEVER còn được sử dụng như trạng từ chỉ mức độ, nó đi liền trước tính từ hoặc trạng từ của nó.

​Ví dụ:

  • ​She couldn’t get 9 points in the final exam, however hard she studied. [Cô ấy không thể đạt được 9 điểm trong bài thi cuối kì cho dù cô ấy học hành chăm chỉ đến đâu]

​4. “SO”

​“SO” đóng vai trò là từ nối trong tiếng Anh, thường được dùng để liên kết 2 mệnh đề, mệnh đề bắt đầu bằng “SO” nêu lên kết quả của mệnh đề trước.

​Ví dụ: Về cách sử dụng của từ nối “SO”:

  • ​She has some money, so she goes shopping. [Cô ấy có một khoản tiền nên cô ấy đi mua sắm]
  • ​He studied hard, so he passed the exam. [Anh ấy đã học hành chăm chỉ nên anh ấy đã qua được kì thi]

​5. “THEREFORE”

​“THEREFORE” là trạng từ với nghĩa là “vì lý do đó mà, vì thế, bởi vậy, cho nên” thường đứng ở giữa câu sau từ “and”. “SO” và “THEREFORE” có nghĩa tương tự nhau.

​ Tuy nhiên, SO dùng thông dụng trong văn nói. THEREFOR trang trọng hơn, thường dùng trong văn viết.

​Ví dụ:​

  • ​He was exhausted, and therefore his judgement was not very good. [Anh ấy đã kiệt sức vậy nên phần xét xử của anh ấy không được tốt]
  • ​We were unable to get funding. Therefore, we had to abandon the project. [Chúng ta không thể gây quỹ. Bởi vậy chúng ta phải từ bỏ dự án này]

​Như vậy, chỉ với 5 từ nối trong tiếng Anh trên, chúng ta có thể sử dụng tiếng Anh một cách dễ dàng hơn, trôi chảy hơn rồi đúng không nhỉ?

​Nhưng bạn cũng đừng quên, AND, BUT, HOWERVER, SO và THEREFORE chỉ là một phần rất nhỏ thôi, hãy đón đọc những bài tiếp theo để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của mình bạn nhé!

Chủ Đề