Những mặt hàng nông sản thực phẩm là gì năm 2024

Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nào, vấn đề quản trị rủi ro cần phải được đặc biệt chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Cụ thể là việc giám sát chính xác số lượng và chất lượng, kiểm soát mối mọt côn trùng của hàng hóa trong quá trình giao dịch là rất cần thiết. Vì vậy, giám định nông sản, thực phẩm và lâm sản được coi là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp quản lý các rủi ro trên một cách hiệu quà.

1. Giám định nông sản, thực phẩm và lâm sản

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng lớn nhất của Việt Nam. Các dịch vụ giám định và kiểm tra chất lượng hàng Nông sản, thực phẩm và lâm sản được cung cấp và thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa và cho phép doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa nhất. Giám định nông lâm sản và thực phẩm bao gồm nhiều công đoạn, hạng mục khác nhau được tiến hành phù hợp với từng nhóm hàng nông lâm sản và thực phẩm cụ thể.

Những mặt hàng nông sản thực phẩm là gì năm 2024

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu tiềm năng lớn nhất của Việt Nam

✍ Xem thêm: Giám định hàng hải uy tín | Chi phí thấp

2. Nhóm hàng nông lâm sản và thực phẩm được giám định

Nhóm hàng nông lâm sản và thực phẩm bao gồm:

  • Nông sản: Gạo, ngô, đậu các loại, lạc, kê, vừng, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, chè, hoa quả tươi, cây cảnh, cá cảnh, vật nuôi, gia cầm, gia súc, hạt giống, con giống, thức ăn gia súc, bông xơ, đay…
  • Lâm sản: Gỗ lóng, gỗ tấm, gỗ xẻ, dăm gỗ, đồ gỗ nội thất, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dược liệu, hoa hồi, quế, tinh dầu, cao su, sơn, nhựa thông, tùng hương…
  • Thực phẩm: đồ uống, rượu và các loại đồ uống có cồn; ngũ cốc, bánh mỳ, các loại bánh ngọt và thực phẩm đóng hộp; bánh kẹo các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa; các loại dầu mỡ động, thực vật; thực phẩm đông lạnh; hoa quả, rau củ, trà và các loại gia vị; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy hải sản chế biến (đông lạnh, sấy khô, đóng hộp, muối…)

Những mặt hàng nông sản thực phẩm là gì năm 2024

Các loại nông sản, thực phẩm là nhóm đối tượng của hoạt động giám định

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 | Hướng dẫn chi tiết hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuẩn quốc tế

3. Các hạng mục giám định nông lâm sản và thực phẩm

Dưới đây là các hạng mục dịch vụ của hoạt động giám định nông nghiệp, thực phẩm và lâm sản:

  • Giám sát xếp hàng và dỡ hàng
  • Lấy mẫu và phân tích
  • Cân và kiểm tra số lượng
  • Kiểm đếm hàng hóa
  • Kiểm tra sạch sẽ hầm hàng
  • Giám định số lượng và chất lượng trước khi xếp hàng (Pre-shipment inspection)
  • Giám định tình trạng tàu
  • Giám định tổn thất
  • Kiểm tra Container
  • Giám định mớn nước
  • Dịch vụ niêm chì
  • Giám định khối lượng
  • Giám định chất lượng (thành phần, loại gạo, độ ẩm, độ xay xát, tạp chất, sâu mọt, các chỉ tiêu an toàn như vi sinh – nấm mốc – dư lượng thuốc trừ sâu – kim loại nặng, RoHS…)
  • Giám định bao bì, ký mã hiệu

Những mặt hàng nông sản thực phẩm là gì năm 2024

Giám sát xếp hàng và dỡ hàng trong giám định nông lâm sản

✍ Xem thêm: Chứng nhận HACCP cho sản phẩm nông sản, thực phẩm

4. Tổ chức giám định nông sản, thực phẩm và lâm sản uy tín

Vinacontrol CE cung cấp các dịch vụ đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm nông lâm sản và thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng cũng như các quy định an toàn, các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, phù hợp với xu hướng và yêu cầu thực tế, giúp bảo đảm uy tín và thương hiệu của khách hàng.

Đồng thời cung cấp các dịch vụ riêng lẻ và chuỗi dịch vụ tích hợp cho toàn bộ chuỗi cung cấp nông sản và thực phẩm, từ hoạt động giám định, phân tích thử nghiệm, đánh giá, chứng nhận và các dịch vụ tư vấn; nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn trong từng công đoạn sản xuất, bảo quản, vận chuyển và mua bán…

Nông sản hàng hóa (cash crops) là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị trường. Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ cho mục đích tự sản, tự tiêu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Hàng nông sản bao gồm những gì?

Nông sản bao gồm một phạm vi khá là rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

– Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản:lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,….

-Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…..

-Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô.

Nông sản có mấy nhóm?

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.

Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác như đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.

Hàng nông sản gồm những mặt hàng gì?

Các loại nông sản bao gồm các loại cây trồng như lúa, ngô, lúa mạch, cà phê, cao su, cacao, hạt điều, hạt tiêu; cây ăn trái như cam, bưởi, dừa, xoài; các loại thủy sản như cá, tôm, mực, và các loại gia súc, gia cầm như bò, lợn, gà, vịt, cùng với các sản phẩm chế biến từ chúng như gạo, bột mì, cà phê rang xay, hạt điều ...

Sản phẩm nông nghiệp là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (nghề làm muối). Cụ thể: - Nông sản ngành nông nghiệp: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…

Sản phẩm nông nghiệp bao gồm những gì?

Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù.

Đất nông sản là gì?

- Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..