Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta hay được tìm và tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau với nội dung và hướng viết đa dạng và phong phú

Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta (lớp 5)

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta Bài mẫu 1:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay...

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mĩ

Trút trên mái nhà

Những năm khẩu súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất.

Hạt gạo làng ta.

Gửi ra tiền tuyến,

Gửi về phương xa.

Em vui em hát,

Hạt vàng làng ta.

Em vui em hát,

Hạt vàng làng ta.

Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.

" Hạt gạo làng ta.

Có vị phù sa,

Của sông Kinh Thầy.

Có hương sen thơm,

Trong hồ nước đầy…"

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:

"Có lời mẹ hát,

Ngọt ngào hôm nay. "

Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

" Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:

" Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu"

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

"Nước như ai nấu,

Chết cả cá cờ.

Cua ngoi lên bờ,

Mẹ em xuống cấy. "

Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

"Nước như ai nấu,

Chết cả cá cờ. "

" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:

" Cua ngoi lên bờ,

Mẹ em xuống cấy…"

Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

"Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn,

Vàng hơn lúa đồng.

Bát cơm mùa gặt,

Thơm hào giao thông…"

Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:'

"Bát cơm mùa gặt,

Thơm hào giao thông…."

Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta Bài mẫu 2:

Năm gần hết, tết sắp đến, nhiều người đang xốn sang chạy ngược chạy xuôi để mua cho được tấm vé tàu, vé xe hầu kịp về quê sau một năm xa cách. Họ háo hức về quê đón một cái tết, một mùa xuân, một năm mới với bao ước mơ tươi đẹp cùng gia đình, bên người thân. Các cháu thiếu nhi còn nôn nóng mong tết biết bao! Mong đến nỗi các cháu thường đếm ngược thời gian, hay hỏi người lớn còn bao nhiêu nữa sẽ đến tết.

Ông bà ta rất quí trọng hạt gạo, coi hạt gạo, hạt cơm là “hạt ngọc” trời cho để nuôi sống con người. Chính vì thế, mà những hạt cơm, con cháu sơ lý làm vương vãi xuống đát, ông bà ta phải nhặt lên, nếu không thì “phí của trời”. Mà quả thật, trong dân giang biết bao câu truyện về người coi thường : Hạt ngọc” của trời đã nhận lãnh hậu quả thuê thảm, đau thương, từ đang giàu có biến thành tán gia bại sản. Hạt gạo tuy được trời cho, nhưng phải qua công sức của con người một nắng hai sương mới có. Trong bài thơ: “ Hạt gạo làng ta” của Trần đăng khoa viết năm 1968 khi nhà thơ vừa tròn 10 tuổi đã nói lên được một phần ý nghĩa đó.

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

          Của sông kinh thầy

          Có hương sen thơm

          Trong hồ nước đầy

          Có lời mẹ hát

          Ngọt bùi hôm nay

          Hạt gạo làng ta

          Có bảo tháng bảy

          Có mưa tháng ba

          Giọt mồ hôi sa

          Những chưa tháng sáu

          Nước như ai nấu

          Chết cả cá cờ

          Cua ngoi lên bờ”

          Ấy thế mà “ Mẹ em xuống cấy” mẹ đâu quản nắng mưa, đầu tắt, mặt tối để kiếm bát cơm đầy cho con, cho gia đình ấm bụng.

          Vì thế, ca dao Việt Nam như đã đồng cảm với bao vất vả cực nhọc thấm đẩm mồi hôi của người nông dân chân lấm tay bùn và lên tiếng nhắc nhỡ mọi người:

                   “ Ai ơi bưng bát cơm đầy

          Dảo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

          Hạt gạo được con người chế biến ra nhiều loại lương thực, bao thứ bánh trái, với hương vị đậm đà, ngọt ngào khác nhau, và thật phong phú theo từng vùng miền của quê hương đất nước. Ta chỉ có thể cảm nhận một cách đầy đủ khi đã được đôi lần đi qua và thưởng thức. Thật thú vị khi được ngòi quanh bếp lưa hồng, với cái lanh se se vào cuối đông để canh chừng một nồi bánh chưng chờ cho bánh chín rền trong những ngày đón xuân sắp đến.

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta Bài mẫu 3:

Ngày xưa thì bão tháng 7 nhưng vừa rồi chả có cơn bão tháng 5 to đùng là gì ai chả biết, trước kia những trưa tháng 6 nóng quá cá, cua nổi hết lên chỉ cần đi một lúc buổi chưa là cũng có thể mang về một ủng tay, ủng chân hay một giỏ rồi. Nhưng bây giờ những thứ đó đã trở thành đặc sản rồi nên nắng nóng chỉ thấy có người chết thôi còn cua cá chẳng thấy đâu cả. Hạt gạo ngày xưa thì mang hương vị của phù xa còn bây giờ toàn phân lân, phân đạm và các chất hóa học độc hại thôi. Ngày xưa toàn mùi thơm của lúa thời con gái, của thóc chín bây giờ đi trên đường nhiều chỉ hít bụi nên chết lúc nào không hay, bây giờ hết chiến tranh rồi hạt gạo làng ta đã đi xuất khẩu lao động sang châu phi châu mỹ cả rồi mỗi năm trung bình có khoảng 60-70tr tấn chư kể vượt biên sang các nước liền kề

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta Bài mẫu 4:

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Viết Bính phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta Bài mẫu 5:

Sau khi đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng:

Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ.

          "Ai ơi bưng bát cơm đầy

   Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".