Nói chuyện trước công chúng nhà văn hóa thanh niên năm 2024

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, cùng với các loại hình truyền thông khác, “môn nói” ngày càng đóng vai trò tích cực. Muốn thuyết phục được mọi người, muốn truyền đạt tư tưởng của mình bên cạnh kỹ năng viết, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi. Khóa học giúp các bạn tự tin và thành công khi thể hiện bản thân trước công chúng.

Nội Dung Khóa Học Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng

Nội dung đào tạo: - Tiếng nói - Nghệ thuật diễn thuyết - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ - Nghệ thuật tìm hiểu tâm lý đối tượng - Nghệ thuật diễn cảm - Rèn luyện sự tự tin khi nói trước công chúng - Nghệ thuật chinh phục người nghe - Kỹ thuật sử dụng phương tiện minh họa nội dung trình bày - Thực hành - Thi cuối khóa - Bế giảng và cấp Giấy chứng nhận

Nhà Văn Hóa Thanh Niên 04 Phạm Ngọc Thạch, P. Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Người liên hệ: Phòng Đào tạo – Nhà Văn hóa Thanh niên Điện thoại: 38242729 - 38294345 Website: //ngoainguthanhnien.edu.vn - Email: daotao@nvhth.org.vn

Nhà Văn hóa Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch [trước là số 4 Duy Tân] tự hào là mảnh đất của thanh niên thành phố hơn 50 năm qua. Từ những năm 1960, nơi đây là trung tâm đấu tranh chính trị của thanh niên, sinh viên, học sinh do Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định trực tiếp lãnh đạo như Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn, Hội sinh viên sáng tác, đoàn văn nghệ sinh viên học sinh … nơi đây xuất phát các phong trào đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đòi tự trị đại học, chống đôn quân bắt lính ; của những đêm không ngủ, đốt lửa căm thù.Mùa xuân 1968, tại số 4 Duy Tân đã hình thành ban tổ chức ngày Tết Quang Trung để chuẩn bị cho đợt tấn công và nổi dậy. Tiết mục Tiếng trống hào hùng ngày đó đã trở thành niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của học sinh, sinh viên, thanh niên thành phố. Năm 1969, chính quyền Sài Gòn đàn áp dã man các phong trào đấu tranh, chiếm giữ số 4 Duy Tân, xây dựng thành Trung tâm sinh hoạt thanh niên nhằm tập họp thanh niên đến sinh hoạt dưới sự kiểm soát của chúng. Ngày 30/4/1975, 4 Duy Tân là điểm hội tụ của 5 cánh quân Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định tiến về giải phóng thành phố. Chính vì truyền thống đấu tranh này, 4 Duy Tân đã được đồng chí Nguyễn Văn Linh [lúc đó là bí thư Thành ủy] cắt băng khai mạc bia truyền thống 4 Duy Tân, trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ. Nhằm tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp trên, 04 tháng 9 năm 1975, ban thường vụ Thành đoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tâm làm câu lạc bộ Thanh niên, nhằm tập họp, giáo dục chủ nghĩa xã hội, lý tưởng cộng sản cho học sinh, sinh viên thành phố bằng hoạt động văn hóa. Ngày nay, Nhà Văn Hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh qua 30 năm xây dựng đã lớn lên, trưởng thành cùng sức vươn lên của thành phố, dẫu trải qua nhiều khó khăn, thử thách.

Anh Q.T., Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Thiên Gia [Q.10], thường xuyên chủ trì các cuộc họp giao ban ở công trường với các đối tác. Do đó, anh đến với khóa học “Nghệ thuật nói trước công chúng” [Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM] để học cách trình bày vấn đề một cách mạch lạc, trôi chảy. Đó cũng là ý kiến chung của nhiều anh chị học viên tại khóa học này.

Không chỉ có đối tượng là các cán bộ, công nhân viên ở các ban ngành, đoàn thể tham gia khóa học này, nhiều bạn sinh viên cũng đăng ký tham gia khóa học với mục đích làm hành trang chuẩn bị bước “vào đời”.

“Em tham gia lớp học nói để tự chủ trong lời nói và để có thể thuyết trình trước lớp tự nhiên mà không bị mấy bạn cười. Mặt khác, em cũng muốn tham khảo thêm nhiều phong cách nói chuyện khác nhau để từ đó lựa chọn cho mình một phong cách riêng”, N.T., sinh viên năm 3 Trường ĐH Marketing TP.HCM vui vẻ cho biết.

Ngoài mục đích phục vụ cho công việc, học hành, một số người thiếu tự tin đã tìm đến khóa học này như là một cách để hoàn thiện mình. Họ tham gia những lớp học này với mong muốn vượt lên chính mình, chiến thắng nỗi sợ hãi khi phải trình bày, diễn đạt một vấn đề trước nhiều người.

Sau thời gian hai tháng tham gia khóa học, nhiều học viên cho biết họ đã có những thay đổi đáng kể. Như trường hợp của bạn H.Q., phụ trách công tác xã hội chia sẻ: “Trước đây, em nói nhanh và lắp, phát âm không chuẩn, nhưng sau khi tham gia lớp học này, em ý thức hơn trong việc điều chỉnh giọng nói và nói chậm hơn”.

“Nghệ thuật nói mang tính tổng hợp, nó vừa cung cấp thông tin kết hợp với các yếu tố tác động về mặt cảm xúc. Trong đó, yếu tố tác động về mặt cảm xúc đóng vai trò quyết định để thuyết phục người nghe. Khi nói trước công chúng, chúng ta chuyển tải một đề tài, một thông điệp bằng một giọng nói truyền cảm, với một trái tim nồng ấm tùy theo cảm xúc vui hay buồn, để đạt hiệu quả ứng dụng cao” - thầy Trần Trung Quang, Giáo viên chủ nhiệm khóa học “Nghệ thuật nói trước công chúng” tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Còn anh M.N. thì thường hay run khi xuất hiện trước đám đông khiến đầu óc anh mất tập trung, “không biết phải bắt đầu như thế nào”. Và anh M.N. đã ghi danh vào khóa học này chỉ với một mong muốn duy nhất là vượt qua được trạng thái mất cân bằng về tâm lý khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

Trình bày về phương pháp giảng dạy “nghệ thuật nói trước công chúng”, thầy Trần Trung Quang, Giáo viên chủ nhiệm khóa học này chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng các biện pháp về mặt kỹ thuật [như các động tác về hình thể sân khấu] và các liệu pháp tâm lý, giúp các em bị mất cân bằng về tâm lý chiến thắng chính mình để tự tin hơn trong cuộc sống và từng bước tự hoàn thiện mình”.

Rõ ràng, để có được sự tự tin khi xuất hiện trước công chúng là cả một quá trình tự phấn đấu, rèn luyện của mỗi người. Biết vận dụng “nghệ thuật nói” để chiến thắng chính mình, phục vụ công việc, học hành và thu hút người nghe cũng là một điều quan trọng trong cuộc sống.

Chủ Đề