Nội dung bồi dưỡng của module 2 là gì

Ở nước ta, chúng ta biết rằng, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục sẽ bao gồm 04 cấp cụ thể đó là: Giáo dục mầm non, trong đó giáo dục phổ thông sẽ bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở [đây là giai đoạn giáo dục cơ bản] và giáo dục trung học phổ thông [đây được biết đến là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp].

Giáo dục phổ thông được hiểu như sau:

Giáo dục phổ thông được hiểu cơ bản chính là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 thì ta hiểu rằng giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Căn cứ theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 đưa ra quy định cụ thể về các cấp học và độ tuổi học giáo dục phổ thông có nội dung như sau:

– Giáo dục tiểu học sẽ được thực hiện trong vòng 05 năm học, và các học sinh sẽ trải qua từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một thông thường là 06 tuổi và được tính theo từng năm học.

– Giáo dục trung học cơ sở thì sẽ được thực hiện trong vòng 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh để được vào học lớp sáu thì các học sinh đó sẽ cần phải hoàn thành chương trình tiểu học được nêu cụ thể ở phần trên. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu thì thông thường sẽ là 11 tuổi và tuổi của học sinh cũng sẽ được tính theo từng năm học.

– Giáo dục trung học phổ thông đối với học sinh thì sẽ được thực hiện trong vòng 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười sẽ cần phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười thông thường sẽ là 15 tuổi và cũng sẽ được tính theo từng năm học.

– Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm mục đích chính đó là để có thể bổ sung các kiến thức cũng như giúp cho các bạn học sinh có thể định hướng nghề nghiệp để từ đó các bạn có thể học lên cấp bậc cao hơn hoặc học nghề theo nguyện vọng của người học.

Độ tuổi tạii từng cấp học được nêu cụ thể trên đây sẽ không tính đối với các trường hợp người học học vượt, học lại và các trường hợp khác.

2. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên:

Tại thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ta thấy rằng, cũng đã có quy định một số nội dung liên quan đến việc thực hiện ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cơ sở giáo dục Phổ thông, cụ thể như sau:

– Nội dung bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cơ sở giáo dục Phổ thông: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mà thuộc vào hình thức bồi dưỡng do yêu cầu từ vị trí việc làm; bồi dưỡng cụ thể về kỹ năng, kiến thức chuyên ngành bắt buộc hàng năm, cụ thể như sau:

+ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cơ sở giáo dục Phổ thông sẽ cập nhật kiến thức, chuyên ngành, kỹ năng để nhằm mục đích có thể đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ năm học cho các cấp học. Theo đó, Bộ giáo dục và đào tạo nước ta cũng đã tiến hành quy định cụ thể đối với từng năm học với các nội dung bồi dưỡng về chính sách, đường lối phát triển giáo dục phổ thông, chương trình, nội dung của các môn học, hoạt động trong giáo dục.

+ Chương trình về bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật kiến thức chuyên ngành để nhằm mục đích có thể thực hiện nhiệm vụ trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở mỗi địa phương trong từng thời kỳ cụ thể.

+ Chương trình về bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp do những yêu cầu cụ thể từ vị trí việc làm. Theo đó, các chủ thể là những giáo viên cơ sở của giáo dục phổ thông cũng sẽ cần tự lựa chọn cho bản thân mình các mô đun nhằm mục đích để thông qua đó có thể phát triển về năng lực, phẩm chất, từ đó đáp ứng yêu cầu từng vị trí việc làm.

Số lượng về mô đun cũng sẽ cần đảm bảo về thời lượng bồi dưỡng theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể đó là: phẩm chất của các nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng được một môi trường giáo dục; phát triển các mối quan hệ cụ thể là mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội.

– Đối với việc hướng dẫn thực hiện các chương trình:

+ Việc thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với cơ sở giáo dục phổ thông thì sẽ bao gồm 3 chương trình bồi dưỡng cụ thể.

+ Thời lượng bồi dưỡng cụ thể như sau: Sẽ có 3 chương trình bồi dưỡng thì mỗi chương trình bồi dưỡng sẽ cần có  khoảng 1 tuần đối với 1 năm học, hay có nghĩa là khoảng 40 tiết trong một năm học cụ thể.

+ Thời lượng bồi dưỡng cũng sẽ có thể được thay đổi căn cứ cụ thể vào những yêu cầu kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục từng địa phương ở từng năm học, cụ thể đó là: những chương trình bồi dưỡng 1 và 2 thay đổi phù hợp nhưng chương trình bồi dưỡng 3 không thay đổi và phải đảm bảo 120 tiết trong một năm.

+ Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng 3 thì các chủ thể là những giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có thể sẽ tự lựa chọn cho bản thân mình các mô đun phù hợp với chính nhu cầu của bản thân về việc phát triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cá nhân từng năm theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy, theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ta thấy rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra những kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khá chi tiết và những kế hoạch này rất có thể sẽ đem đến những hiệu quả cao cho hoạt động giáo dục.

3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên cấp THPT:

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THPT được biết đến là một trong những vấn đề mà giáo viên quan tâm hiện nay.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THPT được hiểu cơ bản chính là một dạng tập hợp các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên và cụ thể ở đây chính đối với giáo viên cấp trung học phổ thông, qua đó thì các tài liệu này cũng sẽ giúp giáo viên có thể vận dụng vào việc giáo dục, đào tạo học sinh một cách hiệu quả hơn.

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THPT:

Module THPT 1: Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Module THPT 2: Hoạt động học tập của học sinh THPT

Module THPT 3: Giáo dục học sinh THPT cá biệt

Module THPT 4: Phương pháp và kỹ thuật, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THPT

Module THPT 5: Môi trường học tập của học sinh THPT

Module THPT 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THPT

Module THPT 7: Tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT

Module THPT 8: Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và một số phương pháp tiếp cận cơ bản trong hướng dẫn cho học sinh THPT

Module THPT 9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp

Module THPT 10: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT

Module THPT 11: Chăm sóc hỗ trợ tâm lý học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THPT

Module THPT 12: Khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh THPT

Module THPT 13: Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT trong kế hoạch xây dựng kế hoạch dạy học

Module THPT 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

Module THPT 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học cấp THPT

Module THPT 16: Hồ sơ dạy học đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học cấp THPT

Module THPT 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng

Module THPT 18: Phương pháp dạy học tích cực

Module THPT 19: Dạy học với CNTT

Module THPT 20: Sử dụng các thiết bị dạy học ở THPT

Module THPT 21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học

Module THPT 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học

Module THPT 23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Module THPT 24: Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Module THPT 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong trường THPT

Module THPT 29: Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục

Module THPT 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT

Module THPT 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

Module THPT 32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

Module THPT 33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm

Module THPT 34: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

Module THPT 35: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Module THPT 36: Giáo dục giá trị cho học sinh THPT

Module THPT 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục THPT

Module THPT 39: Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT

Module THPT 40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục

Module THPT 41: Tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh THPT

Video liên quan

Chủ Đề