P lcr là gì

Xét nghiệm máu là dạng xét nghiệm phổ biến nhất trong y học hiện đại. Các chỉ số xét nghiệm máu sẽ nói lên cơ thể một người đang trong tình trạng khỏe mạnh hay có bất thường gì hay không. Các chỉ số này gọi tên theo ký hiệu, người không phải làm trong ngành y nếu tìm hiểu cũng có thể đọc được những chỉ số cơ bản.

1. Tại sao phải xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu thường được chỉ định cho mọi trường hợp cần xác định tình trạng sức khỏe thông qua chỉ số máu. Không chỉ người bệnh mà người khỏe mạnh bình thường cũng nên làm xét nghiệm máu khi cần thiết. Thông thường, xét nghiệm máu nhằm những mục đích chính sau:

Tổng phân tích tế bào máu: nhằm xác định các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Từ đó có thể chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu. Nhất là những bệnh như: bệnh về tủy, ung thư máu, các cảnh báo viêm nhiễm,...

Xác định đường huyết trong máu: qua xét nghiệm nồng độ trong máu sẽ chẩn đoán được nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm mỡ máu: thông qua xét nghiệm có thể xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.

Xét nghiệm men gan: gồm xét nghiệm các chỉ số men gan ALT và AST để xác định một số bệnh lý liên quan đến gan.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm thông thường nhằm xác định một số tình trạng về sức khỏe

2. Cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu

Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường đều ở mức độ nhất định. Dựa trên sự thay đổi về nồng độ tính theo từng chỉ số mà bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh lý. Bao gồm các chỉ số phổ biến như sau:

Các chỉ số xét nghiệm hồng cầu

RBC [chỉ số hồng cầu]: Là số lượng hồng cầu được tính trong một đơn vị máu toàn phần. Lượng hồng cầu bình thường ở mức chỉ số: 4,5 - 5,8 T/L [đối với nam] và 3,9 - 5,2 T/L [đối với nữ]. Nếu chỉ số này thấp hoặc giảm đi bất ngờ có thể do thiếu máu, mất máu. Hồng cầu tăng khi máu bị cô đặc, thiếu oxy kéo dài,... hoặc do nhiều nguyên nhân khác.

HGB [chỉ số huyết sắc tố]: Cũng giống như hồng cầu, huyết sắc tố là hàm lượng được tính trong một đơn vị máu. Chỉ số xét nghiệm máu này giúp bác sĩ xác định được tình trạng thiếu máu, loãng máu, mệt mỏi hay bị suy tủy,... Chỉ số thông thường là 130 - 180 g/L [đối với nam] và từ 120 - 165 g/L [đối với nữ]

Các chỉ số xét nghiệm máu phản ánh tình trạng sức khỏe

HCT [chỉ số thể tích khối hồng cầu]: Sử dụng một đơn vị máu để tính lượng thể tích khối hồng cầu trong một đơn vị đó. Chỉ số này ở mức bình thường đối với nam giới là từ 0,39 - 0,49 L/L và đối với nữ từ 0,33 - 0,43 L/L. Thể tích khối hồng cầu có thể tăng khi máu bị đông đặc, thiếu oxy, rối loạn dị ứng, bị bệnh đa hồng cầu. Giảm khi mất máu hoặc thiếu máu, suy tủy, đang kỳ thai nghén,...

MCV [thể tích trung bình của hồng cầu]: chỉ số ở mức bình thường là 85 - 95 fL.

MCH [lượng HST trung bình của hồng cầu]: Là lượng HST có trong mỗi hồng cầu, MCH = Hb/RBC. Giá trị thông thường là 28 - 32 pg.

MCHC [nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu]: một MCHC = Hb/HCT với chỉ số ở mức bình thường là 320 - 360 g/L.

RDW [dải độ rộng phân bố kích thước hồng cầu]: chỉ số này đánh giá mức độ đồng đều về kích thước giữa các hồng cầu. Chỉ số này ở mức bình thường là trong khoảng 11 - 15%.

Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu

WBC [số lượng bạch cầu]: là lượng tế bào bạch cầu được tính tổng một thế tích máu toàn phần, chỉ số bình thường là trong khoảng 4 - 10 G/L.

NEU [bạch cầu hạt trung tính]: là tỷ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt trung tính. Chỉ số này ở mức bình thường đạt 43 - 76 % hoặc 2 - 8 G/L.

EO [bạch cầu hạt ưa ACID]: là tỷ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid. Chỉ số này ở mức bình thường khi đạt từ 2 - 4% hoặc 0,1 - 0,7 G/L.

BASO [bạch cầu ưa base]: là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base. Chỉ số bình thường đạt từ 0 - 1% hoặc 0.01 - 0,25 G/L.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu

LYM [bạch cầu lympho]: chỉ số bình thường là từ 17 - 48% hoặc 1 - 5 G/L.

MONO [bạch cầu MONO]: chỉ số được tính bằng tỷ lệ phần trăm của bạch cầu Mono với giá trị từ 4 - 8% hoặc 0,2 - 1,5 G/L là ở mức thông thường.

Các chỉ số xét nghiệm tiểu cầu

PLT [số lượng tiểu cầu]: số lượng này được xác định ở mức này thường khi đạt 150 - 400 G/L tính trong một đơn vị máu.

MPV [thể tích trung bình của tiểu cầu]: chỉ số bình thường là 5 - 8 fL.

PCT [thể tích khối tiểu cầu]: đạt giá trị bình thường là 0,016 - 0,036 L/L.

PDW [dải độ rộng phân bố kích thước tiểu cầu]: chỉ số bình thường là 11 - 15%.

P-LCR [tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn]: chỉ số bình thường là từ 0,13 - 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

3. Những lưu ý khi xét nghiệm máu

Bất cứ tác động nào từ bên trong hay bên ngoài đều làm cho chỉ số xét nghiệm máu có sự thay đổi nhất định. Thời điểm xét nghiệm trong ngày cũng làm ảnh hưởng hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do vậy, trừ những trường hợp cần xét nghiệm máu khẩn cấp, bất cứ ai khi cần đi xét nghiệm cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Tránh uống thuốc trước khi xét nghiệm máu: các thành phần trong một số loại thuốc sẽ tác động làm thay đổi kết quả xét nghiệm máu. Do vây, tránh uống mọi loại thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm. Hoặc nếu đã lỡ uống thuốc nào đó thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Cần lưu ý một số điều trước khi thực hiện xét nghiệm máu

Nhịn ăn trong một số trường hợp: nhiều trường hợp trước khi xét nghiệm máu bác sĩ yêu cầu phải nhịn ăn từ 6 - 8 tiếng nhằm cho kết quả chỉ số xét nghiệm chuẩn nhất. Ví dụ như: xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, bệnh về gan.... Còn đa số các xét nghiệm khác không cần phải nhịn ăn trước khi làm thủ thuật. Do vậy, với những trường hợp nào cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm thì tốt nhất nên thực hiện lấy máu vào buổi sáng sau khi thức dậy và chưa ăn sáng.

Tránh dùng chất kích thích: nên kiêng rượu, bia hoặc thuốc lá, cà phê trước khi thực hiện thủ thuật lấy máu xét nghiệm.

Với các chỉ số xét nghiệm máu trên đây, các bạn có thể hiểu và đọc đơn giản trên kết quả xét nghiệm mà bệnh viện đưa ra. Qua đó, có thể tự đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân sau khi so sánh chỉ số xét nghiệm của mình với các chỉ số tham chiếu. Để biết được bản thân có mắc các bệnh nào đó hay có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe hay không, Quý khách có thể liên hệ đến MEDLATEC để được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện, hoặc cần tư vấn kỹ hơn, các bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được chúng tôi hỗ trợ cụ thể nhé.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em xét nghiệm máuchỉ số PDW là 19,9, PLT là 142 và RDW-SD là 63, các chỉ số MPV, PCT, P-LCR bình thường. Vậy bác sĩ cho em hỏi các chỉ số xét nghiệm máu thế nào là bất thường? Em có bị bệnh gì không thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Các chỉ số xét nghiệm máu thế nào là bất thường?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

PDW: Có nghĩa là độ phân bố tiểu cầu, chỉ số này có giá trị bình thường từ 7 - 18% . Nếu cao hơn bình thường có nghĩa là tiểu cầu kích thước không đồng đều. Nếu lớn hơn bình thường có thể gợi ý bệnh hồng cầu hình liềm, K phổi, nhiễm khuẩn và một số bệnh lý khác.

RDW-SD: Có nghĩa là độ phân bố kích thước hồng cầu, chỉ số này có giá trị bình thường từ 29 - 46fl, chỉ số này cao hơn bình thường nghĩa là các hồng cầu kích thước không đồng đều, RDW-SD cao kết hợp với MCV bình thường, gợi ý bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh gan mạn tính, giai đoạn sớm của thiếu folate, vitamin B12,...

PLT: Là số lượng tiểu cầu, giá trị bình thường từ 150 - 450G/L. Số lượng tiểu cầu giảm khi nhiễm virus, suy tủy xương, một số thuốc, xuất huyết giảm tiểu cầu,...

Tuy nhiên, các dải tham chiếu bình thường của các Labo là khác nhau, và dải tham chiếu này áp dụng cho một quần thể lớn nhưng không phải tất cả mọi người, vẫn có 1 tỷ lệ nhỏ người có kết quả xét nghiệm nằm ngoài khoảng tham chiếu bình thường nhưng hoàn toàn khỏe mạnh.

Vì vậy bạn cũng không nên lo lắng quá, bạn có thể đến bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec để được thăm khám và kiểm tra thêm các xét nghiệm chuyên sâu dựa vào định hướng chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ.

Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số xét nghiệm máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Xét nghiệm công thức máu là xác định các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, cũng như số lượng và tính chất của các tế bào thành phần có trong máu. Từ đó giúp bác sĩ kiểm tra những vấn đề liên quan đến huyết học của sức khỏe người xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý liên quan tới hệ tạo máu của cơ thể như: ung thư máu, bệnh thiếu máu, suy tủy hay các bệnh lý viêm nhiễm khác.

Do máu đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng và khí oxy cung cấp tới từng tế bào, nhận lại khí cacbonic và các chất thải ra thông qua chuyển hóa nội bào. Máu còn đảm nhiệm chức năng đông máu và miễn dịch. Nếu máu gặp vấn đề thì có nhiều cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao xét nghiệm công thức máu cần thiết khi khám bệnh, khám sức khỏe, theo dõi điều trị.

 

Quá trình lấy máu xét nghiệm khá đơn giản và nhanh chóng.

Mục đích của xét nghiệm công thức máu

Khảo sát bạch cầu

Bạn cần biết rằng bạch cầu đảm nhiệm chức năng miễn dịch. Cụ thể, khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu sẽ phát hiện ra, phóng thích các chất hóa học bên trong tế bào để ngăn chặn sự lây lan và tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, bạch cầu sinh ra các kháng thể có thể trung hòa vi khuẩn nếu cơ thể bị nhiễm trở lại tác nhân đó.

Theo đó, khảo sát số lượng bạch cầu trong xét nghiệm công thức máu sẽ giúp bác sĩ biết được cơ thể có bị nhiễm trùng hay không. Nếu chỉ số bạch cầu tăng cao thì chứng tỏ mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng, nghĩa là, bạch cầu không tiêu diệt hết được vi khuẩn và cần sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh. Trường hợp ngược lại, người bệnh bị sổ mũi, sốt, ho nhưng xét nghiệm không thấy bạch cầu tăng thì khả năng cao đang bị nhiễm siêu vi [virus], bệnh sẽ tự thuyên giảm sau khoảng 5 - 7 ngày.  

Khảo sát hồng cầu

Hồng cầu là loại tế bào máu chiếm số lượng nhiều nhất. Bằng việc đo lượng hemoglobin trong hồng cầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán được rằng cơ thể có bị thiếu máu hay không. Dựa vào kích thước và hình dạng hồng cầu, bác sĩ còn xác định được nguyên nhân gây thiếu máu. Thông thường, ở nam giới sẽ có số lượng hồng cầu lớn hơn nữ giới.

Bạn cũng nên biết về khái niệm hồng cầu nhỏ. Đây là tình trạng thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ mang thai, trẻ em đang phát triển, người bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, nữ giới trong kỳ kinh nguyệt, bệnh lý về huyết sắc tố,… Người có hồng cầu thấp sẽ hay cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, huyết áp thấp.

Khảo sát tiểu cầu

Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ, không màu sắc. Nó không được xem là một tế bào mà chỉ là một mảnh vỡ của đại tế bào với chức năng tham gia vào giai đoạn đầu tiên của quá trình đông máu. Khi mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ dồn và bám dính với nhau giúp nút kín vết thương, ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Do đó, xét nghiệm công thức máu rất cần thiết để biết số lượng tiểu cầu có đảm bảo chức năng đông máu hay không. Điều này càng có ý nghĩa với người bệnh cần phẫu thuật bởi người có lượng tiểu cầu thấp quá sẽ khó cầm máu, chảy máu trong não, chảy máu chân răng, …

Trong xét nghiệm công thức máu gồm nhiều loại chỉ số.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm công thức máu

Chỉ số MCV là gì?

- Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, tính bằng công thức MCV = HCT/RBC, đơn vị đo femtoliter [fl].

- Giá trị bình thường: 85 – 95 fl.

- Chỉ số MCV tăng trong các trường hợp: Tan máu cấp, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, tăng sản hồng cầu, suy tuyến giáp, nghiện rượu…

- Chỉ số MCV giảm trong các trường hợp: Thiếu sắt, thalassemia [hồng cầu nhỏ], thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn, nhiễm độc chì…    

Chỉ số RBC

- Là số lượng hồng cầu trong một đơn vị máu toàn phần. 

- Chỉ số RBC bình thường đối với Nam: 4,5 – 5,8 T/L; Nữ: 3,9 – 5,2 T/L.

- Chỉ số RBC tăng trong các trường hợp: Thiếu oxy kéo dài do mắc các bệnh tim, bệnh phổi, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, mất nước.

- Chỉ số RBC giảm trong các trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy, sốt rét,…

Chỉ số HGB

- Là lượng huyết sắc tố [HST] có trong một đơn vị máu toàn phần, giúp đánh giá tình trạng thiếu máu của người bệnh.

- Chỉ số HGB bình thường đối với nam: 130 – 180 g/L còn đối với nữ: 120 – 165 g/L.

- Chỉ số HGB tăng trong các trường hợp: thiếu oxy mạn tính, cô đặc máu…

- Chỉ số HGB giảm trong các trường hợp: mất máu, thiếu máu, suy tủy, máu bị loãng,… Như vậy chỉ số HGB thấp cũng cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm của cơ thể. 

Chẩn đoán trong điều trị:

+ Chẩn đoán thiếu máu khi HGB ở nam giới < 130 g/L; nữ giới < 120 g/L.

+ Khi HST < 80 g/L: Cân nhắc về việc truyền máu.

+ Khi HST < 70 g/L: Cần truyền máu.

+ Khi HST < 60 g/L: Phải truyền máu cấp cứu.

Chỉ số MCH

- Là lượng huyết sắc tố trung bình có trong mỗi hồng cầu, chỉ số MCH = Hb/RBC, đơn vị tính là picogram [pg].

- Chỉ số MCH bình thường: 28 – 32 pg.

- Chỉ số MCH tăng trong các trường hợp: người bị bệnh hồng cầu truyền, thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, trẻ sơ sinh,…

- Chỉ số MCH giảm trong các trường hợp: thiếu máu do thiếu sắt

Chỉ số HCT

- Là tỉ lệ thể tích hồng cầu trên tổng thể tích máu toàn phần.

- Chỉ số HCT bình thường đối với nữ: 0,33 – 0,43 L/L và nam: 0,39 – 0,49 L/L.

- Chỉ số HCT tăng trong các trường hợp: Người bị thiếu oxy mãn tính, bệnh phổi,  giảm lưu lượng máu, tim mạch, rối loạn dị ứng, bệnh đa hồng cầu, chứng tăng hồng cầu.

-  Chỉ số HCT giảm trong các trường hợp: Thai nghén, mất máu, thiếu máu, suy tủy, máu bị hòa loãng,..

Chỉ số WBC

- Chỉ số WBC được hiểu là số lượng tế bào bạch cầu có trong một thể tích máu toàn phần.

- Chỉ số WBC: 4 – 10 G/L [hoặc 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3].

- Chỉ số WBC tăng trong các trường hợp: nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, u bạch cầu, bệnh máu ác tính, người sử dụng thuốc corticosteroid,…

- Chỉ số WBC giảm trong các trường hợp: nhiễm virus như visrus viêm gan hay HIV, suy tủy, bị dị ứng, nhiễm khuẩn gram âm nặng, thiếu vitamin B12 hoặc folate,…

Chỉ số RDW

- Chỉ số RDW nhằm đánh giá mức độ phân bố kích thước hồng cầu. Điều đó có nghĩa là giá trị này càng cao thì kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều. 

Chỉ số RDW bình thường: 11 – 15%

Bảng kết quả xét nghiệm công thức máu.

Chỉ số MCHC

- MCHC là nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin có trong một thể tích khối hồng cầu, MCHC = Hb/HCT.

- Chỉ số MCHC ngưỡng bình thường: 320 – 360 g/L [tương đương 32 - 36%].

- Chỉ số MCHC tăng trong các trường hợp: Thiếu máu ưu sắc hồng cầu bình thường, trẻ sơ sinh,…

- Chỉ số MCHC giảm trong các trường hợp: Thiếu máu do thiếu chất folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu,…

Chỉ số NEUT

- Là lượng bạch cầu trung tính

- Chỉ số NEUT bình thường: 60 - 66%.

- Chỉ số NEU tăng trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, một số bệnh ung thư, mất máu nhiều do phẫu thuật, stress,…

- Chỉ số NEU giảm trong các trường hợp: nhiễm virus, nhiễm độc nặng, xạ trị, sốt rét, suy tủy…

Chỉ số EO

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa acid.

- Chỉ số EO bình thường: 2 – 4% hoặc 0,1 – 0,7 G/L.

- Chỉ số EO tăng trong các trường hợp: một số bệnh về máu, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

- Chỉ số EO giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, các phản ứng miễn dịch, sử dụng các thuốc corticoid…

Chỉ số LYM

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu lympho.

- Chỉ số LYM bình thường: 17 – 48% hoặc 1 – 5 G/L.

- Chỉ số LYM tăng trong các trường hợp: viêm loát đại tràng, nhiễm khuẩn mạn, suy thượng thận, bệnh bạch cầu dòng lymphomanj, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và virus,…

- Chỉ số LYM giảm trong các trường hợp: sử dụng thuốc corticoid, người bị nhiễm khuẩn cấp, …

Chỉ số BASO

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu hạt ưa base.

- Chỉ số BASO bình thường: 0 – 1% hoặc 0.01 – 0,25 G/L.

- Chỉ số BASO tăng trong các trường hợp: rối loạn dị ứng, tăng sinh tủy, nhiễm độc, tăng sinh tủy,…

- Chỉ số BASO giảm trong các trường hợp: nhiễm khuẩn cấp, sử dụng các thuốc corticoid…

Chỉ số PLT

- Là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

- Chỉ số PLT bình thường: 150 – 400 G/L.

- Chỉ số PLT tăng trong các trường hợp: người bị bệnh ưng thư, hội chứng rối loạn sinh tủy, sau cắt lách…

- Chỉ số PLT giảm trong các trường hợp:

+ Giảm sản xuất do bệnh xơ gan, bệnh giảm tiểu cầu, suy tủy, nhiễm virus ảnh hưởng đến tủy xương [Dengue, Rubella, Viêm gan B,C…]

+ Tăng phá hủy: các kháng thể kháng tiểu cầu, đông máu trong lòng mạch, phì đại lách,…

Chỉ số PLT là số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu toàn phần.

Chỉ số MONO

- Là tỉ lệ % hoặc số lượng tuyệt đối của bạch cầu Mono.

- Tỷ lệ bạch cầu Mono bình thường: 4 – 8%

- Bạch cầu Mono tăng trong các trường hợp: viêm ruột, nhiễm virus, u lympho, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, u tủy…

- Bạch cầu Mono giảm trong các trường hợp: sử dụng thuốc corticoid, mắc bệnh bệnh bạch cầu dòng lympho, nhiễm máu bất sản,…

Chỉ số PCT

- Chỉ số PCT trong xét nghiệm máu là thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn.  

- Chỉ số PCT bình thường: 0,016 – 0,036 L/L.

- Chỉ số PCT tăng trong các trường hợp: ung thư đại trực tràng…

- Chỉ số PCT giảm trong các trường hợp: nhiễm nội độc tố, nghiện rượu…

Chỉ số MPV

- Là chỉ số đánh giá thể tích trung bình của tiểu cầu trong mẫu máu xét nghiệm.

- Chỉ số MPV bình thường: 5 – 8 fL.

- Chỉ số MPV tăng trong các trường hợp: hút thuốc lá, tiền sản giật, cắt lách, bệnh tim mạch sau nhồi máu cơ tim, nhiễm độc do tuyến giáp…

- Chỉ số MPV giảm trong các trường hợp: hóa trị, giảm sản tủy xương, lupus ban đỏ, thiếu máu do bất sản, bạch cầu cấp,…

Chỉ số P-LCR

- Là tỷ lệ phần trăm của tiểu cầu có thể tích vượt quá giá trị bình thường của thể tích tiểu cầu là 12 fL trong tổng số lượng tiểu cầu.

- Chỉ số P-LCR bình thường: 0,13 – 0,43% hoặc 150 đến 500 Giga/L

- Chỉ số P-LCR tăng liên quan đến các biến cố thiếu máu cục bộ/ huyết khối và nhồi máu cơ tim.

Chỉ số PDW

- Là độ phân bố tiểu cầu.

- Chỉ số PDW bình thường: 11 – 15%.

- Chỉ số PDW tăng trong các trường hợp: ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết…

- Chỉ số PDW giảm trong các trường hợp: nghiện rượu…

Mẹ bầu là đối tượng thường được chỉ định làm xét nghiệm công thức máu nhiều lần trong thai kỳ.

Một vài điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm công thức máu

- Nhịn ăn: Có một số loại xét nghiệm công thức máu yêu cầu phải nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu làm xét nghiệm để kết quả được chính xác nhất. Ví dụ: Xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật,...

- Không dùng các chất kích thích: Sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá,… trước khi làm xét nghiệm máu có thể khiến kết quả bị sai lệch. 

- Không được uống thuốc: Trước khi lấy máu làm xét nghiệm thì bạn không được uống thuốc vì có một số loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu đỡ lỡ uống thuốc để đưa ra hướng giải quyết.

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm cơ bản được phục vụ theo nhu cầu khám sức khỏe tổng quát hoặc nhằm chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể đăng ký xét nghiệm máu ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ theo số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề