Phân công theo dõi quần chúng là bao nhiêu tháng năm 2024

việc đánh giá, phân tích chất lượng quần chúng, chi bộ xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên. Qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục của chi bộ, các tổ chức quần chúng,chi bộ lựa chọn những quần chúngưu túđể có kế hoạch bồi dưỡngkết nạp Đảng. Nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thìđề nghị đảng ủy cơ sởcông nhận là cảm tình Đảng. Cấp uỷ cơ sở lập danh sách cảm tình đảng để theo dõi.

Bước2:Bồi dưỡng, giúp đỡ quân chúng phấn đấu vào Đảng

Chi bộ phân công đảng viênchính thứcbồi dưỡng, giúp đỡ theo dõi quá trình rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành của quần chúng. Hàng tháng, hàng quý, đảng viên được phân công theo dõi báo cáo kết quả phấn đấu của quần chúng với chi bộ.

Bước3Cử cảm tình Đảng đi học bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Cấp uỷ cơ sở thống nhất xét, đề nghị cho cảm tình đảng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (trên cơ sở các tổ chức quần chúng và chi bộ giới thiệu) để giúp họ hiểu biết nhất định về tổ chức Đảng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, xác định động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn.

Bước 4Làm hồ sơ xin vào Đảng

*Đơn xin vào Đảng(Mẫu 1-KNĐ):Người vào Đảng phải tựlàmđơntrình bày rõ nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

*Lý lịch của người vào Đảng(Mẫu 2-KNĐ)

Người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ; chịu trách nhiệm về nội dung đã khai.

* Nội dung khai

01. Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên như trong giấy

chứng minh thư nhân dân, bằng chữ in hoa.

02. Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.

03. Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.

04. Bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có).

05. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh.

06. Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.

07. Quê quán: Ghi rõ nơi gia đình, họ hàng của cha đẻ sinh sống từ nhiều đời; trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

08. Nơi cư trú:

- Nơi thường trú: Ghi địa chỉ đăng ký thường trú (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố; số nhà, đường phố (nếu có), phường, thị xã, quận, thành phố)

- Nơi tạm trú: Bản thân đang tạm trú ở đâu thì viết địa chỉ nơi tạm trú đó.

09. Dân tộc: Ghi tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường...(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).

10. Tôn giáo: Trước khi vào Đảng theo tôn giáo nào thì viết rõ, không theo tôn giáo nào thì viết chữ “không”.

11. Nghề nghiệp hiện nay: Ghi rõ công việc chính đang làm (nếu là học sinh, sinh viên thì ghi là học sinh, sinh viên).

12. Trình độ hiện nay:

- Giáo dục phổ thông: Ghi rõđã học xong lớp mấy, hay tốt nghiệp hệ 10 năm, 12 năm, học phổ thông hay bổ túc.

- Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm trung cấp chuyên nghiệp, và dạy nghề): Ghi theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.

- Giáo dục đại học và sau đại học (bao gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sỹ): Ghi theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, chuyên tu, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

- Học hàm: Ghi chức danh được Nhà nước phong (Giáo sư, Phó Giáo sư).

- Lý luận chính trị: Ghi theo chứng chỉ, văn bằng cao nhất đã được cấp như: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân; học hệ chính quy hay tại chức.

- Ngoại ngữ: Ghi theo văn bằng hoặc chứng chỉ đã được cấp.

- Tin học: Đối với hệ bồi dưỡng thì ghi theo chứng chỉ, chứng nhận đã được; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành tin học thì ghi là đại học.

- Tiếng dân tộc thiểu số: Nói được tiếng dân tộc thiểu số nào thì ghi rõ tên dân tộc đó.

13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (nếu có): Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

15. Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất (nếu có)

16. Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất (ở đây là những trường hợp kết nạp lại mới khai): Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác, hiện nay ở đâu của từng người giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành đoàn cơ sở giới thiệu thì viết rõ tên đoàn thanh niên cơ sở và tổ chức đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng viết nội dung tương tự).

17. Lịch sử bản thân: Tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội (như ngày vào Đoàn thanh niên, ngày nhập ngũ, ngày thoát ly hoặc ngày vào hoạt động trong các tổ chức kinh tế, xã hội, ngày vào học ở các trường đại học, chuyên nghiệp, khai liên tục từ tháng năm nào đến tháng năm nào…)

18. Những công tác, chức vụ đã qua: Ghi đầyđủ, rõ ràng, liên tục (theo tháng) từ khi tham gia hoạt động xã hội đến nay, từng thời gian làm việc gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì về Đảng, chính quyền, trong lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học, xã hội...(ghi cả thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, tái ngũ, đi học, đi chữa bệnh, đi nghỉ mát, tham quan nước ngoài, bị bắt, bị tù, bị đứt liên lạc hoặc không hoạt động nếu có...)

19. Đặc điểm lịch sử: Ghi rõ lý do bị ngừng sinh hoạt đảng (nếu có); có bị bắt, bị tù không (do chính quyền nào, từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào, ở đâu). Có tham gia hoặc có quan hệ với các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nước ngoài (làm gì, tổ chức nào, đặt trụ sở ở đâu?).Đã tham gia các chức sắc gì trong tôn giáo.

20. Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.

21. Đi nước ngoài: Ghi rõ thời gian từ tháng năm nào đến tháng năm nào, đi nước nào (chỉ ghi các trường hợp đi học tập, lao động hợp tác, công tác….. từ 3 tháng trở lên), do cấp nào cử đi.

22. Khen thưởng: Ghi rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng (từ giấy khen trở lên), cấp nào quyết định; các danh hiệu được Nhà nước phong tặng: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân...

23. Kỷ luật: Ghi rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật (về kỷ luật đảng, chính quyền, đoàn thể từ khiển trách trở lên). Cấp nào quyết định.

24. Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như:

- Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán; nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ:

+ Về hoàn cảnh kinh tế từng người: Ghi rõ thành phần giai cấp trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong cải cách ruộngđất năm 1954 (ở miền Bắc) hoặc trong cải tạo nông, công, thương nghiệp năm 1976 ở các tỉnh, thành phố phía Nam

+ Về lịch sử chính trị của từng người: Ghi rõ đã tham gia tổ chức cách mạng; làm công tác gì, giữ chức vụ gì? Tham gia hoạt động và giữ chức vụ gì trong tổ chức chính quyền, đoàn thể, đảng phái nào... của đế quốc hoặc chế độ cũ; hiện nay, những người đó làm gì? Ở đâu? Nếu chết thì ghi rõ lý do chết, năm nào? Tại đâu?

- Anh, chị, em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.

- Đối với ông, bà, nội ngoại: Ghi rõ họ tên, tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, lịch sử chính trị của từng người.

25. Tự nhận xét: Ghi những ưu, khuyết điểm chính của bản thân về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác và quan hệ quần chúng từ khi phấn đấu và Đảng đến nay; sự tín nhiệm của quần chúng và đảng viên ở đơn vị công tác đối với bản thân như thế nào?

26. Cam đoan và ký tên: Ghi rõ “Tôi cam đoan đã khai đầy đủ, rõ ràng và chịu trách nhiệm trước Đảng về những điều đã khai trong lý lịch”; ngày, tháng, năm, ký tên, ghi rõ họ tên.

-Lý lịchngười xin vào đảngphải được cấp uỷ cơ sở kiểm tra, đóng dấu giáp lai trước khi đi thẩm tra; sau khi thẩm tra, kết luận mới ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu

Bước 5: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

  1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm

- Người vào Đảng;

-Cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng của người vào Đảng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ( gọi chung là người thân)

  1. Nội dung thẩm tra

- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  1. Phương pháp thẩm tra

- Nếu người vào đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị em ruột và trong lý lịch người vào đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc)đã xác nhận, nếu nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

- Xác minh nơi cư trú và nơi làm việc. Nếu người thân của người vào Đảng không phải là đảng viên thì phải về nơi quê quán để xác minh.

-Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Ban Cán sự đảng ngoài nước số 78- Phan Đình Phùng Hà Nội) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh trong nước để thẩm tra.

- Người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh của Nhà nước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra.

  1. Trách nhiệm của các cấp ủy

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì cử chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra(văn bản đề nghị thẩm tra trong nước không chậm quá 30 ngày làm việc, ngoài nưới không quá 90 ngày làm việc)

Bước 6: Đảng viên, đoàn thể chính trị - xã hội giới thiệu người vào Đảng(Mẫu 3-TKNĐ)

  1. Đảng viên chính thức được chi bộ phân công giúp đỡ cùng hoạt động (công tác, lao động, học tập...) ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở giới thiệu.

Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển đến đơn vị khác, bị kỷ luật... thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng hoạt động với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng khi làm hồ sơ kết nạp phải viết giấy giới thiệu người vào Đảng, nêu rõ những điểm chính về lý lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của người vào Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.

  1. Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu người vào Đảng

- Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người xin vào Đảng là đoàn viên thanh niên thì:

+ Chi đoàn thanh niên nơi người vào Đảng đang sinh hoạt tiến hành họp, xem xét và ra nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng đối với đoàn viên (có lấy ý kiến biểu quyết của đoàn viên), có biên bản cuộc họp kèm theo

+ Ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. Nghị quyết này được gửi kèm theo biên bản họp của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt(Mẫu 4-TKNĐ ).

- Nơikhông có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng là đoàn viên công đoàn thì:

Ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vàoĐảng.

- Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của Ban Chấp hành Công đoàn như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn thanh niên.

Bước 7: Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng ( lấy ý kiến nơi cư trú có xác nhận và dấu phường xã(Mẫu 5-TKNĐ).

  1. Nơi làm việc.

Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên(Mẫu 5a - TKNĐ).

  1. Nơi cư trú(Mẫu 5b - TKNĐ).

Chi uỷ nơi có người vào Đảng đang làm việc lấy ý kiến chi uỷ nơi cư trú của người vào Đảng (có xác nhân của xã, phường).

  1. Chi uỷ nơi có người vào Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú đối với người vào đảng thành văn bản báo cáo chi bộ(Mẫu 5 - TKNĐ).

Bước 8:Chi bộ và cấp uỷ cơ sở xét đề nghị kết nạp người vào Đảng(chi bộMẫu 6-KNĐ,đảng ủy bộ phậnMẫu 7-KNĐ,đảng ủy cơ sởMẫu 8-KNĐ).

  1. Chi bộ(kể cả chi bộ cơ sở)xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc và chi uỷ nơi cư trú; giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Nếu được2/3số đảng viên chính thức trở lên tán thành đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyếtđề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.

Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành, lý do không tán thành.

Ở những nơi có đảng uỷ bộ phận thì đảng uỷ bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp uỷ cơ sở.

  1. Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được2/3số đảng uỷ viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp.

Bước 9: Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xét và quyết định kết nạp Đảng viên.

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối họp xét nếu được trên 50%sốủy viên Ban Thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.

(Thời gian xét làm thủ tục kết nạp người vào Đảng: Khi chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp, cấp uỷ có thẩm quyền phải xem xét quyết định đồng ý hoặc không đồng ý và thông báo kết quả cho chi bộ không được để chậm quá 60 ngày làm việc).

Bước 10:Tổ chức lễ kết nạp đảng viên.

  1. Khi có quyết định kết nạp đảng viên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời,không quá 30 ngày làm việc,kể từ ngày ra quyết định kết nạp, nếu để quá thời hạn trên phải báo cáo và được cấp ủy, cấp trên trực tiếp đồng ý.
  1. Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; trang trí lễ kết nạp theo quy định, tiêu đề“Lễ kết nạp đảng viên”; tiến hành kết nạp từng người một.
  1. Chương trình buổi lễ kết nạp(7 bước)

- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);

- Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;

- Đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp đảng viên ( người được kết nạp đứng nghiêm)

- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ; ( bám vào 4 nhiệm vụ của đảng viên)

- Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;

- Đại diện đảng uỷ cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);

- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

Bước 11:Sau khi tổ chức lễ kết nạp đảng viên.

- Chi uỷ ghi ngày tháng kết nạp vào quyết định kết nạp; giao cho đảng viên 1 bản quyết định, lưu hồ sơ đảng viên 1 bản quyết định; tiến hành cho đảng viên khai lý lịch và phiếu đảng viên, 02 ảnh chân dung cỡ 3x4 để làm thẻ đảng viên và dán vào lý lịch đảng viên.

- Giới thiệu để đảng viên dự bị tham gia học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới kết nạp.

2. VIỆC XEM XÉT KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀO ĐẢNG KHI THAY ĐỔI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC HOẶC NƠI CƯ TRÚ

2.1- Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét để kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới thì:

Cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét để kết nạp; cấp uỷ cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.

2.2- Người vào Đảng đã được tiến hành quy trình đề nghị kết nạp nhưng chưa có quyết định kết nạp:

- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng uỷ cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên Đảng ủy Khối thì cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến chỉ đạo cấp uỷ đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.

- Người vào Đảng đã được cấp uỷ cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên Đảng ủy Khối nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị mới ngoài phạm vi lãnh đạo của Đảng ủy Khối thì Đảng ủy Khối làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến đề nghị xem xét, quyết định kết nạp.

2.3-Người vào Đảng đã được Đảng ủy Khối ra quyết định kết nạp

-Người vào Đảng chuyển đến đơn vị mới thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng ủy Khối thì Đảng ủy thông báo đến cấp uỷ cơ sở nơi chuyển đi về việc quyết định kết nạp, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp uỷ cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

-Người vào Đảng chuyển đến đơn vị mới ngoài phạm vi lãnh đạo của Đảng ủy Khối:

+ Trường hợp Ban Thường vụ Đảng ủy Khối ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị mới thì Đảng ủy Khối gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

+ Trường hợp Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã ra quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền đồng ý để người vào Đảng chuyển đến đơn vị mới thì Ban Thường vụ Đảng ủy Khối hủy quyết định kết nạp và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

3. VIỆC KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

3.1- Người đang học tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng nhà trường xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.

Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái có nhận xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp uỷ nhà trường hoặc cấp uỷ nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét.

3.2- Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp.

3.3- Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, đơn vị:

- Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc

- Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp.

3.4- Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.

Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

4. - KẾT NẠP LẠI NGƯỜI VÀO ĐẢNG:

4.1- Người được xem xét kết nạp lại vào Đảng khi có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau:

  1. Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng quy định tại Điều lệ Đảng
  1. Ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi đảng (riêng người bị án hình sự ở mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng, kể từ khi được xoá án tích),

c, Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng.

  1. Phải được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý bằng văn bản, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xem xét, quyết định.

( Đảng viên được kết nạp lại vẫn phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Chỉ kết nạp lại một lần).

4.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

a, Trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

+ Vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị.

+ Tự bỏ sinh hoạt đảng.

+ Làm đơn xin ra khỏi Đảng (Trừ lý do vì điều kiện gia đình đặc biệt khó khăn)

+ Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

+ Bị phạt tù về tội tham nhũng.

+ Bị án hình sự từ mức nghiêm trọng trở lên.

b, Thực hiện CV/TU số 2641 ngày 4/12/2013 của Tỉnh ủy“về kết nạp người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ vào Đảng” chưa kết nạp người vi phạm dân số - chỉ kết nạp lại hoặc kết nạp một số trường hợp thật cần thiết vùng giáo và dân tộc ít người còn khó khăn trong phát triển đảng.

5. THỜI HẠN SỬ DỤNG VĂN BẢN TRONG HỒ SƠ XÉT KẾT NẠP NGƯỜI VÀO ĐẢNG:

5.1. Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng;

- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở;

- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước;

- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.

5.2. Quá 60 tháng, kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì phải học lại.