Phân tích các loại chủ the trong tư pháp quốc tế

Phân tích các loại chủ the trong tư pháp quốc tế

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ thể của tư pháp quốc tế là những cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn làm rõ hơn về chủ thể của tư pháp quốc tế

Phân tích các loại chủ the trong tư pháp quốc tế
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm cá nhân trong tư pháp quốc tế là thực thể tự nhiên của xã hội, cá nhân là một con người cụ thể có thể là người mang quốc tịch của một nước, hoặc người không mang quốc tịch của nước nào..

Khái niệm tổ chức trong tư pháp quốc tế có thể là nhà nước pháp nhân, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp…

Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế:

Cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức đó phải tham gia vào quan hệ xã hội do tư pháp điều chỉnh.

Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài là chủ thể chủ yếu của Tư pháp quốc tế:

Quan hệ pháp luật thực chất là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, chính vì vậy trong tư pháp quốc tế không thể không có sự tham gia của cá nhân và tổ chức.​

Hầu hết các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì đều có sự tham gia của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

MỞ ĐẦUVới quan điểm truyền thống về chủ thể của luật quốc tế thì chúng ta khôngcó gì phải tranh luận thêm nhiều. Các chủ thể này đã tham gia vào quan hệ phápluật quốc tế trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật quốc tế qua các thời kì chođến nay. So với quan điểm truyền thống thì quan điểm hiện đại gặp nhiều tranh cãirào cản và tranh cãi. Dù là quan điểm nào thì các quan điểm cũng đều hướng đếnmục đích góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế. Không thể phủ nhận những ưuđiểm khi thừa nhận các chủ thể luật quốc tế theo quan điểm truyền thống. Bên cạnhnhững ưu điểm, chủ thể luật quốc tế theo quan điểm truyền thống hiện nay khôngcòn hoàn toàn phù hợp. Trong suốt quá trình phát triển, luật quốc tế dần dần chothấy những hạn chế của mình khi các quan hệ pháp luật quốc tế ngày càng pháttriển quan điểm truyền thống dần dần lộ ra những khuyết điểm của mình. Một sốchủ thể không phải là chủ thể truyền thống nhưng phát triển rất mạnh và có vai tròlớn với quốc tế như: cá nhân, công ty xuyên quốc gia, tổ chức quốc tế phi chính phủmột khi phát sinh các vấn đề trong quan hệ quốc tế, nếu các thực thể này không đượcthừa nhận sẽ dẫn đến việc xử lý các vấn đề này khó khăn. Vì vậy, để hiểu rõ hơn vềchủ thể tư pháp quốc tế nhóm em xin làm rõ:” phân tích đặc trưng của các loại chủthể của tư pháp quốc tế.”1NỘI DUNGI. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - NGƯỜI NƯỚCNGOÀI.Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư phápquốc tế điều chỉnh. Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài( 1 bên hay cả 2 bên ). Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các cá nhân, phápnhân và quốc gia…1. Khái niệm - phân loại người nước ngoài:Với sự tham gia hầu hết các quan hệ như quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình,thừa kế... thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế nên người nước ngoài được xemlà chủ thể đặc trưng và phổ biến nhất của tư pháp quốc tế. Bởi vậy, ngay từ thời LaMã đã đặt ra vấn đề quản lý người nước ngoài trên lãnh thổ của mình, theo đókhoảng thế kỉ thứ 5 họ chấp nhận luật nhân thân với công dân họ và tộc ngườiBarbarian xâm lược. Tới bây giờ, vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoàiđã trở thành một trong những nội dung quan trọng của tư pháp quốc tế không chỉriêng Việt Nam mà còn trên các nước trên thế giới.Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều căn cứ vào dấu hiệu quốctịch, theo đó người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch của quốcgia sở tại. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1 điều 3 Luật nhập cảnh, xuấtcảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì “người nướcngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và không quốc tịchnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”. Ngoài ra, Luật quốc tịch2008(sửa đổi, bổ sung 2014) chỉ rõ “quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của mộtnước khác không phải là quốc tịch Việt Nam”, “người không quốc tịch là ngườikhông có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài” và “ ngườinước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịchthường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”. Xét theo pháp luật Việt Nam thì người nước2ngoài được phân loại thành 3 loại: người mang quốc tịch của một quốc gia khác,người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch của Việt Nam và ngườikhông có quốc tịch.Ngoài ra, dựa vào các chỉ tiêu khác nhau như căn cứ vào nơi cư trú (ngườinước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổViệt Nam), căn cứ vào thời gian cư trú (người nước ngoài thường trú và tạm trú),hay căn cứ vào chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài (người hưởng quy chếưu đãi miễn trừ ngoài giao; người hưởng quy chế theo hiệp định; người nước ngoàicư trú và làm ăn sinh sống ở nước sở tại).2. Đặc trưng về năng lực chủ thể của người nước ngoài.Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài các nướcquy định khác nhau. Để giải quyết xung đột về năng lực pháp luật và năng lực hànhvi của người nước ngoài thì pháp luật các nước thường quy định người nước ngoàicó năng lực pháp luật ngang hoặc tương đương với công dân nước sở tại.Để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực hành vi thì đại đa số các nướcđều áp dụng theo hệ thuộc luật quốc tịch, riêng Anh – Mỹ áp dụng theo hệ thuộcluật nơi cư trú.Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì tại Điều 673, quy định về nănglực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài quy định:1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xácđịnh theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như côngdân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luậtcủa nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.32. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sựtại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theopháp luật Việt Nam.Đối với người hai hay nhiều quốc tịch:Đối với người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật củanước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vàothời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng làpháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.Trường hợp người đó có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luậtcủa nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dânsự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác địnhđược nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phátsinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật củanước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.3. Đặc trưng về quy chế pháp lý của người nước ngoài.Đặc trưng của loại chủ thể này được thể hiện thông qua quy pháp lý. Theođó, quy chế pháp lý của người nước ngoài có những đặc điểm cơ bản như: Thứnhất, quy chế pháp lý của người nước ngoài mang tính song trùng pháp luật: khi cưtrú làm ăn sinh sống ở nước sở tại thì người nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnhcủa hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch vàpháp luật của nước sở tại nơi người đó cư trú và làm ăn sinh sống. Thứ hai, quy chếpháp lý của người nước ngoài có phần hạn chế hơn so với nước sở tại. Được thểhiện thông qua các nội dung sau:1. Chế độ đối xử quốc giaLà chế độ cho phép người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự cũngnhư thực hiện các nghĩa vụ tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ4mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai, trừnhững ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể.Người nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ nhưcông dân nước sở tại, đều đó không có nghĩa là người nước ngoài hoàn toàn có cácquyền và nghĩa vụ giống hệt với công dân nước sở tại. Pháp luật Việt Nam quyđịnh người nước tại Việt Nam bị hạn chế ở một số quyền nhất định, như: quyền bầucử, quyền ứng cử, đề cử, quyền hành nghề, học tập trong lĩnh vực an ninh quốcphòng… để bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.2. Chế độ tối huệ quốcChế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài đượchưởng các quyền và các ưu đãi ngang bằng với các quyền và ưu đãi mà nước sở tạidành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nàođang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nướcngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đãdành và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nướcngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó.Tuy nhiên, tại Việt Nam chế độ này cũng có một số ngoại lệ:+ Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảovệ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệđộng vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại;+ Đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lạiđộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam.3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt5Nội dung cơ bản của chế độ này là người nước ngoài, thậm chí pháp nhânnước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc quyền đặc hưởng mànước sở tại dành cho họ thậm chí chính công dân nước sở tại cũng không đượchưởng (thường được áp dụng đối với nhân viên ngoại giao, lãnh sự và nhân viêncủa các tổ chức quốc tế). Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường đượcquy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.4. Chế độ có đi có lạiChế độ có đi có lại thể hiện ở việc một quốc gia dành một chế độ pháp lýnhất định cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành vàsẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.Chế độ có đi có lại có hai loạiChế độ có đi có lại hình thứcChế độ có đi có lại thực chấtTheo chế độ này thì nước sởCho phép người nước ngoài vàtại sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân pháp nhân nước ngoài được hưởngnước ngoài những ưu đãi trên cơ sở những quyền lợi ưu đãi đúng như đãpháp luật nước mình.Áp dụng cho những nước cógiành cho cá nhân, pháp nhân nướcmình.sự khác biệt về chế độ chính trị,kinh tế.Áp dụng cho những nước có sựtương đồng về chế độ kinh tế, chínhtrị.5. Chế độ báo phục quốcChế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở cùa chế độ có đi có lại vàcùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trongquan hệ giữa các quốc gia.Báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa: nếu một quốc gia nào đóđơn phương sử dụng những biện pháp hoặc hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho6quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bịtổn hại đó hoặc công dân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa nư hạnchế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốcgia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó.II. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ - PHÁP NHÂN.1. Khái niệm, quốc tịch của pháp nhânTrong bối cảnh các tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mạingày càng phổ biến, để bảo đảm an toàn cho giao lưu dân sự, kích thích các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh phát triển, các hệ thống pháp luật trên thế giới đều ghinhận sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức đó dưới khái niệm pháp nhân. Pháp nhânlà một tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận và có tư cáchpháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật .Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới do sự khác nhau về pháp luật của các nhànước nên có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành pháp nhân. Ví dụ,theo quy định tại Điều 1842 Bộ luật dân sự Pháp, tất cả các công ti (kể cả các côngti do một người sáng lập theo Điều 1832 của Bộ luật dân sự Pháp) đều có tư cáchpháp nhân kể từ thời điểm đăng ký (trừ công ti “dự phần”) . Trong khi đó, theo quyđịnh tại Điều 34, 35 Bộ luật dân sự và Điều 52 Luật thương mại Nhật Bản, các tổchức có tư cách pháp nhân là các tổ chức được thành lập với mục đích công cộnghoặc mục đích thu lợi nhuận.Tại Việt Nam, Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân là tổchức được thành lập theo quy định của pháp luật tự chịu trách nhiệm bằng tài sảncủa mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cũngtheo quy định của Bộ luật này pháp nhân ở Việt Nam được chia thành pháp nhânthương mại và pháp nhân phi thương mại.Để phục vụ cho mục đích, chức năng của mình nhiều pháp nhân không chỉhoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà pháp nhân đó được thành lập mà còn7mở rộng phạm vi hoạt đông trên lãnh thổ quốc gia khác, từ đó làm xuất hiện kháiniệm pháp nhân nước ngoài. Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách phápnhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận có quốc tịch nướcngoài. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theopháp luật nước ngoài và không mang quốc tịch Việt Nam. Tuy có những cách giảithích khác nhau giữa các hệ thống pháp luật về pháp nhân nước ngoài, nhưng trênthực tế để xác đinh pháp nhân có phải là pháp nhân nước ngoài hay không, cácnước đều thông qua việc xác định quốc tịch của pháp nhân.Thông thường, để xác định quốc tịch của pháp nhân sẽ áp dụng các tiêu chíchính sau , đó là:Nơi thành lập pháp nhân: Điều này có nghĩa là pháp nhân thành lập tại quốcgia nào thì pháp nhân sẽ mang quốc tịch tại quốc gia đó.Nơi pháp nhân đặt trụ sở: Điều này có nghĩa pháp nhân đặt trụ sở chính ởquốc gia nào thì pháp nhân sẽ mang quốc tịch tại quốc gia đó.Nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của pháp nhân: Theo tiêu chínày thì pháp nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia nào thìpháp nhân mang quốc tịch của quốc gia đó.Nơi có phần lớn tài sản: Theo tiêu chí này thì pháp nhân có phần lớn tài sảntại quốc gia nào thì pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia đó.Tại Việt Nam, Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ: “Quốc tịch củapháp nhân xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.2. Đặc trưng về địa vị pháp lý của pháp nhân“Địa vị pháp lý” là từ được sử dụng phổ biến để thể hiện vị trí, vai trò củacác chủ thể trong các quan hệ pháp luật, đi liền nó là các quyền lợi và nghĩa vụđược Nhà nước công nhận và bảo đảm thực hiện.2.1. Đặc điểm của chung của địa vị pháp lý của pháp nhân nước ngoài.8Mỗi một pháp nhân sẽ mang quốc tịch của một quốc gia nhất định, được tổchức và hoạt động theo pháp luật của nước đó. Nhưng khi hoạt động với tư cách làpháp nhân nước ngoài ở một nước khác thì pháp nhân cùng lúc phải chịu sự điềuchỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mangquốc tịch và pháp luật của quốc gia sở tại nơi pháp nhân hoạt động. Trong khoa họcpháp lý, đặc điểm này được gọi là “song trùng phụ thuộc”, tức là:Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch sẽ điều chỉnh các vấnđề liên quan đến tổ chức thành lập pháp nhân như điều kiện thành lập, thủ tục thànhlập, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân.Pháp luật của quốc gia sở tại sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vihoạt động của pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổcủa quốc gia đó. Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trênlãnh thổ nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân đó được nhà nước của mình bảo hộvề mặt ngoại giao.2.2. Năng lực chủ thể của pháp nhân nước ngoài:Điểm đặc trưng của năng lực chủ thể của pháp nhân so với các chủ thể kháclà năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân cùng xuất hiện và cùngmất đi ở cùng một thời điểm. Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nănglực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tuy nhiên với phápnhân nước ngoài thì Bộ luật dân sự của Việt Nam không quy định về năng lực hànhvi dân sự của chủ thể này. Xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đãbao gồm cả xác định năng lực hành vi của pháp nhân đó và năng lực hành vi củapháp nhân được xác định thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Vìvậy, việc xác định năng lực hành vi của pháp nhân là không nhất thiết.Điều 86 BLDS năm 2015 đã quy định rõ về năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân, tại Khoản 1: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năngcủa pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.” Theo đó, để tham gia vào các quan9hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi pháp nhân phải có năng lựcpháp luật dân sự này.Tuy nhiên, việc khó khăn ở đây là mỗi một hệ thống pháp luật lại có quyđịnh khác nhau về năng lực chủ thể của pháp nhân và vấn đề đặt ra từ đó là hệthống pháp luật nào sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể của pháp nhânnước ngoài khi pháp nhân tham gia vào các giao dịch dân sự. Nguyên tắc chủ đạotrong tư pháp quốc tế của các nước để giải quyết vấn đề này là pháp luật của nướcmà pháp nhân thành lập sẽ được dùng để xác định năng lực pháp luật dân sự củapháp nhân.Ở Việt Nam, Khoản 2 Điều 676 BLDS năm 2015 quy định theo hướng phápnhân mang quốc tịch nước nào thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ đượcxác định theo pháp luật nước đó. Trong trường hợp này, hệ thuộc luật quốc tịch(Lex societatis) sẽ được tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng. “Hệ thuộc luật quốctịch của pháp nhân là hệ thống pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.Các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, thanh lí tài sản… của pháp nhânthường do luật quốc tịch của pháp nhân chi phối” 1. Khoản 1, 2 Điều 676 BLDS2015 xác định rõ hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là hệ thuộc luật cơ bản đểđiều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp nhân.Bên cạnh nguyên tắc chủ đạo là luật quốc tịch của pháp nhân như trên, trongtrường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Namthì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theopháp luật Việt Nam (Khoản 3 Điều 676 BLDS 2015).Từ những quy định trên, cho thấy tư pháp quốc tế Việt Nam kết hợp giữa haihệ thuộc luật là luật nơi pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam. Quyđịnh này là sự kế thừa có sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định tại Điều 765BLDS 2005. Việc ghi nhận trực tiếp hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân trong1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr.72.10trường hợp này tạo điều kiện cho việc áp dụng và thực thi điều luật một cách thuậnlợi, chính xác trong thực tiễn.Bên cạnh đó, việc xác định năng lực chủ thể của pháp nhân còn được quyđịnh trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với các nước. Ví dụnhư các quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan,Việt Nam và Lào.2.3. Hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam:Mỗi quốc gia lại quy định về các hoạt động của pháp nhân nước ngoài khácnhau. Đồng thời, vì pháp nhân nước ngoài là chủ thể khá đặc biệt so với các chủ thểlà các pháp nhân trong nước nên hoạt động của pháp nhân nước ngoài cũng đượcquy định một cách cụ thể, và rõ ràng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bêntham gia vào quan hệ kinh doanh cũng như sự định hướng phát triển kinh tế củanhà nước. Hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tương đối đa dạng,nhưng phổ biến nhất dưới hai dạng: đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đặt vănphòng dại diện, chi nhánh để tiến hành hoặc xúc tiến các hoạt động thương mại tạiViệt Nam.Thứ nhất, hoạt động đầu tư kinh doanh của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.Theo Khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 thì “đầu tư kinh doanh là việc nhàđầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lậptổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”.Pháp nhân nước ngoài muốn hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đượccơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư” 2. Phápnhân nước ngoài có thể tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh sau tại ViệtNam:2 Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 “là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dựán đầu tư”.11+ Thành lập tổ chức kinh tế bao gồm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợptác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng gồm hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác đầutư công (hợp đồng PPP) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).+ Thực hiện dự án đầu tư.Pháp nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ có các quyền và nghĩa vụtheo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên. Các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnhvực đầu tư được quy định cụ thể trong Luật đầu tư năm 2014.Thứ hai, pháp nhân nước ngoài được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh để thựchiện hoặc xúc tiến các hoạt động thương mại tại Việt Nam.Luật thương mại năm 2005 quy định văn phòng đại diện, chi nhánh của phápnhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam để thực hiện hoặc xúc tiến các hoạtđộng thương mại sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ViệtNam. Pháp nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam vềtoàn bộ hoạt động của văn phòng đại diện, của chi nhánh do pháp nhân nước ngoàimở tại Việt Nam (Khoản 3 Điều 16 Luật thương mại Việt Nam năm 2005). Trongthời gian hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh của pháp nhân nước ngoài có cácquyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật thương mại Việt Nam2005.Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, văn phòng đại diện hoặc chi nhánhcủa pháp nhân nước ngoài phải tôn trọng Hiếp pháp và pháp luật Việt Nam. Nhìnmột cách tổng quát, pháp luật Việt Nam đã có các quy định tương đối toàn diện đểpháp nhân nước ngoài hoạt động thuận lợi, hiệu quả tại Việt Nam với nhiều hìnhthức khác nhau.12III. ĐẶC TRƯNG VỀ CHỦ THỂ CỦA QUỐC GIA.1. Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.Trong nhiều trường hợp, quốc gia tham gia vào quan hệ dân sự theo nghĩarộng có yếu tố nước ngoài. Ví dụ như Nhà nước Việt Nam phát hành trái phiếuquốc tế tại nước ngoài hay ký kết hợp đồng mua sắm Chính phủ với các công tynước ngoài. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội đó, quốc gia được hưởng quychế pháp lý đặc biệt, không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhânmà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản, gọichung là quyền miễn trừ tư pháp.Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiệntrước tiên ở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Nói các khác, khi tham giavào các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tốnước ngoài nói riêng, quốc gia vẫn giữ nguyên thuộc tính chủ quyền của quốc giavà có toàn quyền quyết định các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại liên quan đến hoạtđộng của quốc gia mà các nước khác cần phải tôn trọng. Thứ hai, cơ sở pháp lýquốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia là sự bình đẳng chủ quyền củacác quốc gia. Điều này dẫn đến một hệ quả quan trọng là các quốc gia không cóquyền xét xử lẫn nhau, Nhà nước này hoặc bất kỳ cơ quan nào của Nhà nước nàykhông có quyền xét xử Nhà nước khác hoặc đại diện của Nhà nước khác. Nếu xảyra tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia sẽ được giải quyết thông qua thươnglượng và hòa giải theo các nguyên tắc của luật quốc tế.Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài được ghi nhận rải rác trong các điều ước quốc tế, điển hình nhất làCông ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao. Theo Điều 31 của công ước này, nhữngngười được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Công ướcthì được hưởng quyền miễn trừ xét xử hình sự, miễn trừ xét xử dân sự, miễn trừ xửphạt hành chính. Bên cạnh đó còn có Công ước Brussels về thống nhất các quyđịnh về quyền miễn trừ tàu thuyền nhà nước 1926, Công ước Viên 1963 về quan hệ13lãnh sự. Một số nước trên thế giới đã ban hành Luật miễn trừ tư pháp dành choquốc gia nước ngoài như Luật miễn trừ quốc gia dành cho quốc gia nước ngoài củaHoa Kỳ 1976, ở Anh năm 1978, ở Singapore năm 1979. Ở Việt Nam, Điều 12 Pháplệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnhsự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 cũng khẳngđịnh những nội dung quy định tại Điều 31 của Công ước Viên năm 1961 về quan hệngoại giao.2. Đặc trưng về quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế.Nói đến quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong tư pháp quốc tế là nóiđến quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia, đây có thể xem là đặc trưng cơbản và quan trọng nhất của quốc gia – chủ thể của tư pháp quốc tế. Quyền miễn trừcủa quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận rảirác trong các điều ước quốc tế, điển hình nhất là Công ước Brussels về thống nhấtcác quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926, Công ước Viên năm1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự,… Đặc biệt,các nội dung này được quy định một cách cụ thể và tập trung tại Công ước của Liênhiệp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia. Các quyềnnày cũng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia.Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia trong tư pháp quốc tế gồm banội dung:-Miễn trừ xét xử tại bất kỳ tòa án nào và miễn trừ về tài sản.Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốcgia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho tòa-án xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơnMiễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành quyết định củatòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhânnước ngoài kiện, đồng ý cho tòa án xét xử.14Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia thể hiện trước hết ở quyềnmiễn trừ xét xử - toà án của quốc gia này không có quyền xét xử quốc gia kia, nếuquốc gia kia không cho phép. Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giảiquyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại giao, trừ khiquốc gia từ bỏ quyền này.Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốcgia đồng ý cho toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp mà quốc gia là bên bị đơnthì toà án nước ngoài được xét xử, nhưng không được phép ap dụng các biện phápcưỡng chế sơ bộ đối với đơn kiện hoặc bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án.Toà án nước ngoài chỉ được phép cưỡng chế khi được quốc gia đó cho phép.Quốc gia có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp dân sự với cá nhânhoặc pháp nhân nước ngoài. Trong trường hợp đó toà án nước ngoài được phép giảiquyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị đơn là cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ đượcphép phản kiện khi được quốc gia nguyên đơn đồng ý.Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừnày. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối ở mọi nơi, mọi lúc, trừtrường hợp quốc gia tự nguyện từ bỏ.IV. ĐẶC TRƯNG CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ.Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết các quốc gia có chủ quyềnvà các chủ thể của pháp luật quốc tế. Trong quan hệ dân sự quốc tế, tổ chức quốc tếliên chính phủ hoạt động với tư cách của chủ thể của tư pháp quốc tế, điều nàyđược quy định trong điều lệ của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủTrong đời sống thường nhật, tổ chức quốc tế liên chính phủ không thể tồn ạivà hoạt động nếu không tham gia vào các quan hệ dân sự. Hoạt động theo pháp luậttư là nhu cầu khách quan, tất yếu của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Hoạt động hếtsức đa dạng như mua bán, thuê bất động sản, mua các thiết bị văn phòng, kí kết cáchợp đồng lao động, hợp đồng thầu… Một điểm cần lưu ý, tổ chức quốc tế liênchính phủ là pháp nhân đặc biệt. Bởi vì tư cách pháp nhân của tổ chức quốc tế liên15chính phủ chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở công pháp quốc tế: Quy chế của phápnhân được quy định trong điều lệ (điều ước quốc tế) của các tổ chức quốc tế liênchính phủ.Tổ chức quốc tế liên chính phủ - pháp nhân quốc tế khi tham gia vào cacquan hệ dân sự có các quyền và nghĩa vụ tài sản và phi tài sản, tham gia vào cáctranh chấp dân sự với tư cách nguyên đơn và bị đơn trước cơ quan tài phán. Đồngthời, khi tham gia vào quan hệ dân sự, tổ chức quốc tế coi như tự khước từ quyềnưu đãi, quyền miễn trừ của mình.KẾT LUẬNQua quá trình làm rõ các đặc trưng của chủ thể tư pháp quốc tế giúp chúng tahiểu rõ hơn về chủ thể Tư pháp Quốc tế đều có sự phát triển, thay đổi theo quá trìnhphát triển khách quan của xã hội. Vì vậy với sự phát triển và hội nhập toàn cầu nhưhiện nay điều cần thiết nhưng cần có sự nhìn nhận phù hợp với khoa học pháp lýcủa từng chế độ, từng hình thức chính trị của mỗi quốc gia. Hiểu rõ các chủ thể tưpháp quốc tế vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinhtế nói riêng và xã hội nói chung.16DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư Pháp, Hà2.Nội, 2017.Tiến sĩ Đỗ Văn Đại, Phó giáo sư Tiến sĩ Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tếViệt Nam, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2010.17MỤC LỤCContents18