Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại khi cơ thể mẹ cần phải có một khoảng thời gian khá dài để trở lại bình thường? Để tìm đáp án cho câu hỏi trên, chị em hãy dành ra 5 phút để đọc và tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Chắc chắn chị em sẽ có được câu trả lời cho mọi băn khoăn, thắc mắc của mình xoay quanh vấn đề này.

Kinh nguyệt sau sinh mổ có đặc điểm gì?

Sau khi sinh mổ, cơ thể chị em lại “học cách thích nghi” với tình trạng sức khỏe mới. Một trong những vấn đề sức khỏe được chị em quan tâm nhiều chính là sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại.

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi trên, chị em cần được bổ sung kiến thức về đặc điểm của kinh nguyệt sau khi sinh mổ.

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt
Kinh nguyệt sau khi sinh mổ thường có màu đỏ đậm hơn

Cơ thể mẹ dưới sự tác động từ vết sinh mổ, cũng như những thay đổi khi sinh con, sự xuất hiện kinh nguyệt trở lại sau sinh mổ sẽ có những đặc điểm dưới đây:

  • Màu sắc kinh nguyệt có thể là màu đỏ đậm hoặc đen hơn bình thường, nhưng không có mùi hôi tanh.
  • Màu của dịch kinh nguyệt đôi lúc cũng sẽ có màu đen, hoặc đỏ đậm.
  • Lượng kinh nguyệt trong kỳ kinh đầu tiên sau sinh mổ cũng có thể nhiều hơn, kinh nguyệt đặc hơn và xuất hiện những cục máu đông do quá trình đào thải lớp niêm mạc.
  • Trước khi có kinh trở lại, chị em có thể bị đau bụng dưới nhiều hơn. Nhất là, thời gian của mỗi chu kỳ không đều nhau, có thể dài hơn, ngắn hơn so với chu kỳ kinh nguyệt lúc trước khi mang thai.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau sinh mổ?

Khi trải qua quá trình sinh nở bằng phương pháp sinh mổ, phụ nữ thường rất dễ bị tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc sinh mổ bao lâu thì có kinh lại?

Nội tiết cơ thể mẹ

Sau sinh mổ, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố. Sự giảm sút estrogen trong cơ thể là nguyên nhân gây ra một loạt các hiện tượng như: buồn bã, lo âu, rụng tóc, nhớ quên, rối loạn kinh nguyệt,…

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt
Nội tiết tố của người mẹ ảnh hưởng nhiều tới thời gian có kinh trở lại

Cơ thể mẹ sau sinh cũng còn khá đau và mệt mỏi, mất sức, áp lực từ việc chăm con cái nên có thể mẹ bị mất kinh, ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại.

Sau khi sinh mổ, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề cơ thể như: đau đớn vì vừa phẫu thuật mổ lấy con, giảm khí sắc, dễ cáu gắt, stress vì sữa chưa về kịp cho bé bú, phải thức khuya chăm con thơ,… Tất cả những tâm trạng của mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới việc có kinh trở lại sau khi sinh.

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt
Tâm lý của mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nguyệt san sau sinh

Thời gian phục hồi cơ thể mẹ?

Vấn đề hồi phục này phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ. Có mẹ phục hồi nhanh, có mẹ phục hồi lâu. Có những mẹ vừa chịu nỗi đau sinh thường, sinh mổ thì quá trình hồi phục sức khỏe sẽ lâu hơn các sản phụ khác.

Nếu khi lâm bồn xảy ra những phát sinh như kỹ thuật khâu vết mổ, chăm sóc vết mổ cho mẹ đều ảnh hưởng tới nồng độ estrogen của cơ thể, từ đó kinh nguyệt rất dễ bị rối loạn, chưa thể có kinh lại ngay sau khi mổ lấy con.

Mẹ có cho bé bú không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ cho con bú sẽ lâu có kinh hơn những mẹ không cho con bú trực tiếp.

Mẹ cho con bú hoàn toàn, nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé có dấu hiệu ngừng bú. Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc số lần bé bú ít đi, bắt đầu ăn dặm thì ngày “đèn đỏ” sẽ ghé thăm bạn nhanh thôi.

Lý do là bởi chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng ⅓ so với bình thường.

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt
Mẹ cho bé bú hoàn toàn thường xuất hiện kinh muộn hơn mẹ không cho con bú

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại?

Vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại là thắc mắc của nhiều chị em. Thật khó để nói chính xác thời điểm nào nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện lại với các phụ nữ sau khi sinh mổ.

Bởi bình thường, thời gian cô nàng xuất hiện đèn đỏ cũng đã rất khác nhau rồi. Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng máu ra sau sinh là máu kinh. Tuy nhiên, đầy là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra, với phụ nữ không cho con bú thường có thời gian có kinh trở lại lần đầu sau khi sinh từ 6-8 tuần. Còn đối với người cho con bú thường có kinh sau 3-6 tháng hoặc có thể lâu hơn.

Lý do vì các mẹ cho con bú sẽ tiết ra prolactin và các hormon ức chế sản xuất estrogen nên kinh nguyệt trở lại chậm hơn. Nhất là chị em phải sinh mổ lấy con, kinh nguyệt thường sẽ trở lại sau khoảng 4-8 tuần sau khi sinh.

Tính từ khi sinh con, nếu sau 2 tháng (với mẹ không cho con bú) hoặc 1 năm (với mẹ cho con bú) mà không thấy có kinh lại, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và xử lý kịp thời bệnh nhé.

Mẹ sinh mổ đừng quá lo lắng sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại vì tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc có kinh nguyệt lại.

Khi ngày “đèn đỏ” tới, chị em hãy cẩn thận dùng băng vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh những nguy cơ viêm nhiễm, các bệnh phụ khoa sau sinh nhé.

Trên đây là những giải đáp cho chị em về việc sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại. Hy vọng những thông tin trên đây giúp chị em phần nào xác định được khoảng thời gian mình có thể có kinh trở lại, chủ động sắp xếp các kế hoạch sinh hoạt vợ chồng cũng như chuẩn bị tâm lý có kinh trở lại. Chúc chị em luôn khỏe mạnh, mãi tuổi thanh xuân!

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt

Kinh nguyệt sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm. Sau sinh và nuôi con bú trong 1-2 năm đầu thì kinh nguyệt người mẹ có thể thất thường như: tháng có tháng không, tháng tới sớm, tháng tới muộn. Số lượng máu kinh cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít, màu sắc kinh nguyệt chuyển sang màu đỏ tươi, nâu hoặc đen thẫm. Ngoài ra, còn rất dễ gặp phải trường hợp đau bụng kinh, rong kinh kéo dài…

Nếu mẹ cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh muộn hơn, khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh. 

Rất khó có thể xác định chính xác thời điểm nào kỳ nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Người phụ nữ hoàn toàn có thể có kinh sau 2 – 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có trường hợp phải mất khoảng 8 – 10 thì kinh nguyệt trở lại sau sinh. Điều này hoàn toàn là bình thường.

Nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé có dấu hiệu ngừng bú nếu như mẹ cho con bú hoàn toàn. Chỉ khi nào bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc số lần bé bú ít đi và bắt đầu tập ăn dặm thì rất có thể đây là dấu hiệu cho kỳ “đèn đỏ” sẽ ghé thăm.

Khi bé bắt đầu tập ăn dặm, điều đó đồng nghĩa với việc số lần bú sẽ giảm xuống. Đây là một tín hiệu cho thấy kinh nguyệt sẽ hoạt động trở lại.

Khi cho con bú, mẹ có thể bị chảy máu vài ngày, sau đó lại ngưng. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh nguyệt đã hồi phục. Nếu không cho bé bú thì kinh nguyệt sẽ hồi phục sớm nhất là sau 12 tuần sau sinh.

Phụ nữ có thể có kinh trở lại sau 6 tuần sinh con vì khi đó cơ thể họ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormon như progesteron, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, thời gian người phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cho con bú, lượng hormon và lối sống.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có khả năng ức chế sự rụng trứng cũng như trì hoãn thời gian có kinh. Những phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể có kinh trở lại sau 6 tháng hoặc thậm chí là muộn hơn. Những phụ nữ không cho con bú có thể có kinh sau khoảng 6 tuần.

Nguyên nhân kinh nguyệt sau sinh bất thường là do quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi. Không chỉ cơ thể phải phát triển để nuôi dưỡng thai nhi mà còn tạo ra sữa mẹ sau đó. Tất cả điều này xảy ra đều do hormone.

Sản phụ từng bị mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt bất thường sau sinh. Sự mất cân bằng hormone thường xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh do cơ thể vẫn chưa hồi phục lại hoàn toàn. Chu kỳ kinh có khi không đều và ra nhiều hơn bình thường trong 3 – 4 tháng.

Áp lực khi chăm con nhỏ hoàn toàn khiến nhiều chị em gặp stress liên tục, bản thân căng thẳng, đôi khi cáu giận, gây rối loạn hormone nội tiết và rối loạn kinh nguyệt.

Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là số ngày ra kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Thời gian một chu kỳ kinh là từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa từng người. Vì thế, chu kỳ kinh ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày, thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày là biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.

Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường

Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen kết hợp với kinh nguyệt xuất hiện muộn, tháng có tháng không cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt

Hiện tượng máu kinh vón cục hoặc có màu đen có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Sau khi sinh mất kinh quá lâu

Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau 2 – 3 tháng có kinh trở lại, sinh thường thì lâu hơn là 6 tháng – 1 năm. Nếu như 1 – 2 năm sau sinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng dữ dội

Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt thường có biểu hiện đau bụng ở trước và trong ngày đầu tiên. Phụ nữ sau khi sinh chịu đau khá nhiều sau cuộc vượt cạn thì có lẽ đau bụng kinh không còn đáng sợ nữa. Vì thế, mẹ nào cảm thấy đau vật vã, dữ dội, quằn quại không thể làm gì thì đó cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau đầu vú

Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nó đồng nghĩa với việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là biểu hiện chung cho người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chứ không riêng chỉ phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi bạn sẽ không thiết tha làm gì, đau lưng, đau đầu kèm theo.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở bà mẹ sau sinh và nuôi con bú là hiện tượng sinh lý bình thường. 

Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những dấu hiệu bất thường sau đây thì bạn nên đi khám ngay lập tức.

  • Thời gian hành kinh kéo dài có thể từ 8-14 ngày, lượng máu ra nhiều, hình thành các cục máu đông, có màu sẫm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo mẹ bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản
  • Máu âm đạo ra thất thường giữa các thời kỳ, có mùi hôi khó chịu. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt là đau rát khi quan hệ tình dục. Sau khi sinh con được 2 năm mà mẹ vẫn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất nên tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời vì đây là dấu hiệu bệnh lý trong cơ thể của nữ giới.

Nếu các mẹ không gặp phải những dấu hiệu trên thì hoàn toàn có thể an tâm, không cần phải quá lo lắng. Vì đó chỉ là sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể của các mẹ sau sinh và cho con bú.

  • Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý
  • Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh
  • Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh
  • Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai vì nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của bạn
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

    Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt

    Mẹ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Khi cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng hormone prolactin. Hormone này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra.Thật khó để xác định chính xác khi nào bạn sẽ bắt đầu rụng trứng trở lại.

Khi nào bạn vẫn còn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, cơ thể sẽ không rụng trứng. Một khi bé có dấu hiệu ngưng bú thì khi đó có thể cơ thể của mẹ bắt đầu rụng trứng lại. Đôi khi, quá trình rụng trứng cũng chưa bắt đầu dù mẹ đã ngưng cho con bú.

Kinh nguyệt xuất hiện không đồng nghĩa với việc không được nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ không bị chua, không thay đổi vị khi mẹ có kinh nguyệt trở lại.

Với suy nghĩ khi hành kinh, sữa mẹ sẽ không còn bổ dưỡng nữa là hoàn toàn không đúng, bởi sữa mẹ vẫn bổ dưỡng như trước, không có thay đổi gì. Mẹ luôn phải ghi nhớ điều quan trọng là nếu cho bé bú mẹ càng lâu thì bé sẽ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nếu kinh nguyệt trở lại, lượng sữa tiết ra sẽ giảm. Mẹ sẽ thấy rằng bé đói bụng nhanh hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ giảm trong vài ngày trước khi nguyệt san bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên bắt đầu hành kinh. Nếu rơi vào tình huống này, mẹ chớ nên lo lắng vì sự thay đổi này chỉ là tạm thời xảy ra trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lý do của sự thay đổi là do nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi khi kinh nguyệt xuất hiện.

Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường, hormone cũng sẽ ổn định lại. Điều này cũng khiến cho sữa mẹ thay đổi. Mẹ sẽ nhận thấy rằng lượng sữa tiết ra sẽ lại tăng lên. Để tránh tình trạng bé bị đói do lượng sữa tiết ra ít trong những ngày có kinh, mẹ có thể cho bé bú nhiều lần hơn.

Có một điều thú vị nữa là, trước khi có kinh, bé sẽ nhận thấy những sự thay đổi rất nhỏ trong hương vị của sữa mẹ. Bé sẽ báo hiệu cho mẹ biết điều này bằng cách không chịu ngậm núm vú hoặc một số hành động “bất hợp tác” khác. Bé rất nhạy cảm khi nhận ra sự thay đổi nhưng sẽ rất nhanh thích ứng với hương vị mới.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục… thì bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ một số khả năng khác như rối loạn tuyến giáp, ung thư gây nguy hiểm đến tính mạng nếu để kéo dài.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/