Phương pháp đánh giá trẻ cuoi nam

Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2022- 2023. Ngày 12,15,17 tháng 5 năm 2023 trường MN Hoàng Diệu đã tổ chức đánh giá chất lượng trẻ cuối năm đối với 100% trẻ các độ tuổi 3, 4, 5 tuổi.

Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Chính vì vậy công tác đánh giá, khảo sát trẻ cuối năm là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non nhằm giúp giáo viên nắm được sự phát triển của trẻ sau một quá trình giáo dục, làm căn cứ đề xuất xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm, kế hoạch hoạt động chủ đề, các điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ: về cơ sở vật chất, về thiết bị, đồ chơi, về nhân lực, thời gian, về chính sách… nhằm tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụ huynh; kiểm tra trực tiếp.

Tuy nhiên, quan sát tự nhiên là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất trong trường mầm non. Đánh giá mức độ phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kĩ năng xã hội, thẩm mĩ ở cuối mỗi độ tuổi dựa vào các mục tiêu giáo dục trẻ được lựa chọn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Thời gian đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.

Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo cho cha mẹ trẻ cũng như giáo viên phụ trách nơi trẻ sẽ nhập học tiếp theo để cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp. Kết quả này không dùng để xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.

Qua đánh giá, 100% trẻ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của từng độ tuổi. Trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời to, rõ ràng, đủ câu theo đúng yêu cầu của cô dưới sự giám sát của BGH và tổ chuyên môn nhà trường.

Có được kết quả trên, tập thể cán bộ giáo viên trường MN Hoàng Diệu đã thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN theo quy định, làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc thực hiện công tác CSGD trẻ hiệu quả. Đặc biệt năm học qua nhà trường đã áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến hiện đại STEAM giúp trẻ có những trải nghiệm sáng tạo.

– Xác định có rối loạn phổ tự kỷ hay không. Đây là công cụ giúp sàng lọc tự kỷ cho trẻ từ 16 –30 tháng (Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu công cụ sàng lọc tự kỷ, bộ công cụ này có thể sử dụng cho trẻ đến 48 tháng). – Phỏng vấn phụ huynh có con em có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ C.A.R.S 2 – Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood Autism Rating Scale). Công cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng để chẩn đoán tự kỷ từ 24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh lực khác nhau nhằm đưa ra các mức độ tự kỷ. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng chương trình can thiệp sớm, theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ, đánh giá hiệu quả can thiệp…. – Là công cụ kết hợp bởi báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia GARS – 2 – Đánh giá những kỹ năng chính ở trẻ tự kỷ như hành vi, giao tiếp và quan hệ xã hội – Bao gồm 2 phần: + Quan sát trẻ và phỏng vấn phụ huynh Vanderbilt – Đánh giá các về các mức độ về tính xung động, bốc đồng, thiếu tập trung đối với trẻ có chứng tăng động, kém tập trung. – Đánh giá trẻ có hành vi tăng động, giảm chú ý, rối loạn thách thức chống đối ASQ-3 ASQ là bộ công cụ sàng lọc do cha mẹ/người chăm sóc trẻ báo cáo nhằm theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ từ 1 tháng đến 6 tuổi. ASQ giúp sang lọc và xác nhận nguy cơ chậm phát triển trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ gồm giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và cá nhân – xã hội – Tất cả các đối tượng có dấu hiệu rối loạn phát triển từ 1th áng đến 72 tháng tuổi PEP-3 – Sử dụng trắc nghiệm PEP-3 đánh giá khả năng phát triển của trẻ tự kỷ khi ứng dụng chương trình can thiệp phối hợp giữa gia đình và nhà trường – Trẻ rối loạn phổ tự kỷ (bản PEP-3 có thể đánh giá trẻ từ 0- 72 tháng tuổi) VB-MAPP – Đánh giá hành vi ngôn ngữ cho trẻ bao gồm các vấn đề về ngôn ngữ và hành vi – Trẻ rối loạn ngôn ngữ ( đánh giá trẻ từ 0-48 tháng tuổi) Vineland-II – Đánh giá hành vi thích ứng về các vấn đề như: giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt thường ngày, lĩnh vực xã hội hóa, các kỹ năng vận động, các chỉ báo về hành vi kém thích ứng. – Dành cho tất cả các đối tượng từ 0-9 tuổi ABLLS-R – Là bảng kiểm đánh giá kỹ năng ngôn ngữ và học tập cơ bản. ABLLS được sử dụng để xác định khả năng ngôn ngữ của trẻ, cũng như đưa ra chương trình học, can thiệp. – Dành cho các đối tượng gặp rối loạn pt WISC-IV VN -Đánh giá chỉ số trí tuệ IQ nhằm xác định:

– Đánh giá năng lực trí tuệ của trẻ

– Nhận diện các dạng khiếm khuyết học tâp

– Giúp trường học có những thích ứng và cá nhân hóa kế hoạch học tập cho từng học sinh

– Hỗ trợ xác định các vấn đề về đọc /toán và quá trình học tập nói chung

– Nhận diện trẻ tài năng,.

– Đánh giá cho tất cả các đối tượng (dành cho các đối tượng có độ tuổi từ 6-16 tuổi). NEMI-2 – Thang đo lường trí tuệ mới NEMI-2 (NEMI-2, Nouvelle Echelle Métrique d’Intelligence – 2) là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tính chỉ số thông minh (IQ), công cụ đo lường tổng hợp này cho phép đánh giá trí tuệ của khách thể từ 5-12 tuổi nhằm đánh giá tổng quát trí tuệ cá nhân, giúp nhà chuyên môn xây dựng chân dung nhận thức của trẻ, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của trẻ về mặt tư duy. – Đánh giá cho tất cả các đối tượng (dành cho các đối tượng có độ tuổi từ 5-12 tuổi) TEDI-MATH – Đánh giá chẩn đoán HS mắc chứng khó khăn về tính toán, với mục tiêu chẩn đoán lâm sàng, cho phép mô tả và hiểu được những khó khăn mà trẻ gặp phải trong quá trình thao tác với các con số – Đối tượng là trẻ em bắt đầu từ cuối năm học mẫu giáo trở đi CBCL – Đánh giá triệu chứng hành vi cảm xúc cho trẻ em và thanh thiếu niên.

– Công cụ đánh giá trên 3 thang đo năng lực:

(1) Hoạt động; (2) Kỹ năng xã hội; (3) Trường học; 8 thang đo lâm sàng theo quan điểm Achenbach (a) Thu mình; (b) Lo âu, trầm cảm; (c) phàn nàn cơ thể; (d) Vấn đề xã hội; (e) Vấn đề tư duy; (f) Vấn đề chú ý; (g) Hành vi sai phạm và (h) Hành vi xâm khích; 6 thang đo lâm sàng theo định hướng DSM-IV là (i) Vấn đề cảm xúc; (ii) Lo âu; (iii) Rối loạn dạng cơ thể; (iv) Tăng động giảm chú ý; (v) Hành vi chống đối; (vi) Rối loạn hành vi.