Phương pháp lập luận của văn bản Hịch tướng sĩ

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Trình bày lập luận của Trần Quốc Tuấn khi phê phán thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ trước cảnh Tổ quốc lâm nguy trong văn bản Hịch tướng sĩ gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Ông Trần Thanh Đạm nhận xét: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết hãy bình luận ý kiến trên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

Trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh có một thế giới trăng đầy lãng mạn hãy làm rõ nhận định trên

Đề bài: Trình bày lập luận của Trần Quốc Tuấn khi phê phán thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ trước cảnh Tổ quốc lâm nguy trong văn bản Hịch tướng sĩ

Hướng dẫn

Với âm điệu nhịp nhàng của thể văn biền ngẫu, với những biện pháp liệt kê, điệp từ, điệp ngữ trải suốt đoạn văn, với hình ảnh phong phú giàu sức biểu cảm, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một trình tự nội dung hết sức sâu sắc.

Ngay từ đầu, bằng giọng điệu hết sức nghiêm khắc, người chủ soái đã chỉ trích hàng loạt thái độ thờ ơ vổ trách nhiệm của các tướng sĩ trước những hành vi ngỗ ngược của quân thù: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thiệt…, phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm.

Sau đó, ông nêu ra cái tầm thường, thậm chí là thấp hèn của những thú ăn chơi hưởng lạc của tướng sĩ trước lúc Tổ quốc lâm nguy: chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát…

Tiếp đó, Trần Quốc Tuấn phân tích những hậu quả trước mắt và lâu dài của thái độ và lối sông đáng chê trách đó.

– Hậu quả trước mắt là tướng sĩ không còn sức chiến đấu. Bằng hàng loạt hình ảnh tương phản mang sắc thái mỉa mai châm biếm nhưng giàu sức thuyết phục, tác giả đã chỉ ra ràng những thú vui chơi đó không thể nào ngăn nổi sức mạnh của quân thù: Nếu có giặc Mông Thái tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.

– Hậu quả về lâu dài chính là những mất mát về vật chất và tinh thần, tình cảm: Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi củng mất; chẳng nhữnggia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi củng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.

Bằng những chuỗi lập luận vững chắc, tác giả cho thấy nếu đem những thú vui chơi tầm thường của tướng sĩ đối chọi với sức mạnh của quân địch thì tất yếu sẽ thất bại. Việc cần làm lúc này là hãy gạt những thú vui qua một bên, tạm quên đi những thứ tầm thường, chuyên tâm vào việc học tập binh thư, luyện tập binh pháp để sóng mái với quân thù. Tác giả không cấm tướng sĩ vui chơi nhưng vui chơi lúc này không phải lúc. Sau này khi thắng lợi, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?

Lập luận của tác giả vừa có lí vừa có tình nên giàu sức thuyết phục.

Bài tập 2: Trang 61 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.


Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:

  • Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ đượ đưa ra mộ cách dồn dập :"“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào "
  • Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:
    • Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";
    • Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."
    • Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc... 

=> Bài hịch tướng sĩ  được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hịch tướng sĩ

Từ khóa tìm kiếm Google: Soạn văn bài: Hịch tướng sĩ, Bài tập 2: Trang 61 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

- Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ thời xưa và thời nay. - Nhắc nhở về việc hiện tình đất nước: giặc ngoại xâm đang đe dọa, sứ giặc nghênh ngang làm nhục quốc thể. - Bộc bạch nỗi niềm đau xót, trăn trở vì đất nước và lòng căm thù giặc đến sôi sục của vị chủ tướng. - Phê phán mạnh mẽ thái độ cầu an, thói ham vui chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước hiện tình đất nước của các tướng sĩ và chỉ ra hậu quả của nó. - Nhắc nhở các tướng sĩ về những ân nghĩa của vị chủ tướng với họ để khơi dậy lòng trung thành của các tướng sĩ. - Nêu những việc cần thiết phải làm để có thế đánh thắng quân xâm lược. 

Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật nghị luận ở bài hịch là lập luận toàn diện, chặt chẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía, nhưng đều tập trung vào mục đích là khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giết giặc của tướng sĩ. Sự khích lệ của tác giả tác động đến nhiều mặt ở mỗi tướng sĩ và khích lệ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm vào mục tiêu duy nhất, có thê ví như dùng nhiều mũi tên bắn từ nhiều hướng nhưng đều nhằm vào một đích.

 - Lập luận chặt chẽ bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ sắc bén, toàn diện để dẫn dắt, thuyết phục người nghe đi tới mục đích cuối cùng là quyết tâm chiến đấư tiêu diệt giặc. - Sử dụng các phép trùng điệp, liệt kê, đối lập một cách rất tài tình và thích hợp trong từng luận điểm để tạo được sức thuyết phục mạnh mẽ. Về đặc điểm thứ nhất, em cần tóm tắt các luận điểm chi tiết theo trình tự lập luận của tác giả và nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thông luận điểm ấy. Có thể tóm tắt như sau: - Nhắc lại sự gắn bó, ân nghĩa sâu nặng của chủ tướng với các tướng sĩ đề khơi dậy lòng trung nghĩa ở họ. - Phê phán quyết liệt thái độ cầu an, thú vui chơi hưởng lạc, lơ là trách nhiệm của các tướng sĩ. - Chỉ ra hậu quả tai hại của thái độ và những hành động nêu trên. - Chỉ ra nhiệm vụ cấp bách phải làm là tích cực luyện rèn võ nghệ cho quân sĩ, sẵn sàng giết giặc. - Cuối cùng, tác giả không quên mở ra viễn cảnh thắng lợi, lúc ấy thì lợi quyền, danh dự, gia quyến của cả chủ tướng lẫn các tướng sĩ đều được đảm bảo vững bền.\

Về đặc điểm thứ hai, em tự tìm và phân tích những ví dụ về các phép liệt kê, trùng điệp, đối lập.

Tóm tắt hệ thống luận điểm của bài Hịch tướng sĩ và nhận xét về cách lập luận của tác giả.

Có thể tóm tắt hệ thống luận điểm của bài hịch như sau:

- Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ thời xưa và thời nay. - Nhắc nhở về việc hiện tình đất nước: giặc ngoại xâm đang đe dọa, sứ giặc nghênh ngang làm nhục quốc thể. 

- Bộc bạch nỗi niềm đau xót, trăn trở vì đất nước và lòng căm thù giặc đến sôi sục của vị chủ tướng.

- Phê phán mạnh mẽ thái độ cầu an, thói ham vui chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước hiện tình đất nước của các tướng sĩ và chỉ ra hậu quả của nó. - Nhắc nhở các tướng sĩ về những ân nghĩa của vị chủ tướng với họ để khơi dậy lòng trung thành của các tướng sĩ. 

- Nêu những việc cần thiết phải làm để có thế đánh thắng quân xâm lược.

Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật nghị luận ở bài hịch là lập luận toàn diện, chặt chẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía, nhưng đều tập trung vào mục đích là khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giết giặc của tướng sĩ. Sự khích lệ của tác giả tác động đến nhiều mặt ở mỗi tướng sĩ và khích lệ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm vào mục tiêu duy nhất, có thê ví như dùng nhiều mũi tên bắn từ nhiều hướng nhưng đều nhằm vào một đích.