Phương pháp nghiên cứu tiểu sử hoạt động của nhà quan lí

2. Phương pháp nghiên cứu tâm lý

Khoa học tâm lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, thực nghiệm, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động, trắc nghiệm...

2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là một loại tri giác có chủ định dùng các phân tích quan mà chủ yếu là phân tích qua thị giác để thu thập các thông tin cần thiết nhằm xác định hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Ví dụ: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh thông qua quan sát các biểu hiện bên ngoài: sự đúng giờ khi đi học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tính tích cực khi tham gia xây dựng bài, tiếp thu tri thức mới.... tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát có tham dự và quan sát không tham dự...

Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lý trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí. Hạn chế của quan sát là ở chỗ: mang tính bị động cao, tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức.

Một số yêu cầu để quan sát có hiệu quả:

- Xác định rõ mục đích quan sát, đối tượng quan sát và đối tượng nghiên cứu.

- Lập kế hoạch quan sát một cách cụ thể và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho việc quan sát.

- Lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp với hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu và hoàn cảnh nghiên cứu.

- Xác định hình thức ghi biên bản quan sát hợp lí và ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực...

Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu bao gồm có thể là câu hỏi đóng, loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và có thể là câu hỏi mở, không có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời.

Điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là trong một thời gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phương pháp này là nhiều khi kết quả trả lời không đảm bảo tính khách quan, vì đánh giá hiện tượng tâm lý theo câu trả lời chủ quan của cá nhân người dễ xảy ra hiện tượng "Nghĩ một đằng, nói một nẻo"...

2.3. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu chủ động gây ra các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra các điều kiện cần thiết và loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên.

Thực nghiệm gồm có nhiều loại bao gồm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: là loại thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài tác động đến hiện tượng tâm lý được nghiên cứu. Loại thực nghiệm này thường được sử dụng nhiều để nghiên cứu các quá trình tâm lý, ít dùng nghiên cứu các thuộc tính tâm lý người và đặc biệt mang tính chủ động cao hơn thực nghiệm tự nhiên.

Thực nghiệm tự nhiên: là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống và hoạt động. Trong thực nghiệm tự nhiên có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên cứu chỉ thay đổi các yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra hành vi biểu hiện và diễn biến của hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng cách khống chế các nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn cảnh giúp cho việc khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý có thể bao gồm: thực nghiệm điều tra và thực nghiệm hình thành.

Thực nghiệm điều tra: nhằm dựng nên một bức tranh về thực trạng hiện tượng tâm lý được nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể

Thực nghiệm hình thành: còn gọi là thực nghiệm giáo dục với mục đích khẳng định ảnh hưởng của tác động giáo dục đến sự hình thành, phát triển hiện tượng tâm lý nào đó ở con người.

Thực nghiệm hình thành thông thường gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lý trước thực nghiệm, thiết kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một thời gian tác động đo lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lý; Từ đó khẳng định vai trò, ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp tác động giáo dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.

Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm lý, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác

2.4. Phương pháp trắc nghiệm [Test]

Trắc nghiệm tâm lý là một công cụ đã được tiêu chuẩn hoá dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số mặt tâm lý nhân cách thông quạ những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc bằng các hành vi khác.

Các tiêu chuẩn của một trắc nghiệm tâm lý khác với các phương pháp nghiên cứu tâm lý khác là: Có độ tin cậy cao, nghĩa là kết quả đo bằng trắc nghiệm cùng một nghiệm thể, đối tượng ở nhiều lần đo khác nhau đều cho kết quả giống nhau. Có tính hiệu lực [ứng nghiệm] là trắc nghiệm phải đo được chính hiện tượng tâm lý cần đo, đúng với mục đích của trắc nghiệm. Tính tiêu chuẩn hoá - cách thức tiến hành, xử lí kết quả phải theo một tiêu chuẩn xác định và có quy chuẩn theo một nhóm chuẩn. Trắc nghiệm trọn bộ thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quá trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hoá.

Trắc nghiệm tâm lý có nhiều loại như: trắc nghiệm trí tuệ Binê - Xmông, trắc nghiệm trí tuệ Raven... trắc nghiệm chuẩn đoán nhân cách Ayzen, Rôsát, Murây...

Ưu điểm cơ bản của trắc nghiệm:

- Tính chất ngắn gọn,

- Tính tiêu chuẩn hoá,

- Đơn giản về thiết bị và kĩ thuật,

- Định lượng được kết quả nghiên cứu.

Mặt hạn chế của trắc nghiệm là:

- Trắc nghiệm chỉ quan tâm đến kết quả thống kê cuối cùng, không chú ý đến quá trình dẫn đến kết quả.

- Khó soạn thảo một bộ trắc nghiệm đảm bảo tính tiêu chuẩn hoá.

- Không tính đến các nhân tố đa dạng có thể ảnh hưởng đến kết quả trắc nghiệm....

Trắc nghiệm tâm lý cần được sử dụng kết hợp với các Phương pháp nghiên cứu tâm lý khác để chuẩn đoán tâm lý nhân cách con người và chỉ được coi là công cụ chuẩn đoán tâm lý ở một thời điểm phát triển nhất định của con người.

2.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Đó là phương pháp dựa vào sản phẩm [vật chất, tinh thần] của hoạt động do con người tạo ra để nghiên cứu đánh giá tâm lý con người như trí tuệ, tình cảm, tính cách... con người, bởi vì khi tạo ra các sản phẩm chủ thể [con người] đã gửi "mình" [tâm lý, nhân cách] vào sản phẩm. Khi tiến hành phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần chú ý xem xét trong mối liên hệ với thời gian, không gian của hoạt động và điều kiện tiến hành hoạt động.

2.6. Phương pháp đàm thoại [phỏng vấn]

Đàm thoại [phỏng vấn] là cách thức thu nhập thông tin về hiện tượng tâm lý được nghiên cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trò chuyện. Nguồn thông tin có thể bao gồm các câu trả lời và các yếu tố hành vi như cử chỉ, ngôn ngữ của người trả lời.

Phỏng vấn có thể bao gồm nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm.

Muốn phỏng vấn thu được nhiều tài liệu tốt cần phải:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu vấn đề cần tìm hiểu,

- Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng trò chuyện,

- Rất linh hoạt trong quá trình trò chuyện để thay đổi cách trò chuyện, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích của nhà nghiên cứu.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, trong khoa học tâm lý còn sử đụng nhiều các phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lý người như phương pháp đo đạc xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân... Để đảm bảo độ tin cậy khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lý cần: - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với hiện tượng tâm lý của con người cần nghiên cứu.

- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lý con người.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên  cứu  tâm lí y học  là: quan sát, hỏi chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm...

Có thể chia các phương pháp của Tâm lí Y học  thành  2  nhóm  chính:  các phương pháp bổ trợ và các phương  pháp  chủ  đạo.  Phương  pháp  chủ  đạo  là phương pháp được dùng chính trong một  nghiên  cứu.  Thông  thường  kết quả của các phương pháp chủ đạo được bổ sung, làm sáng tỏ thêm bằng kết quả của các phương pháp bổ trợ. Lẽ đương nhiên sự phân chia như  vậy  cũng  chỉ  mang  tính tương đối.

Các phương pháp bổ trợ.

Hỏi chuyện lâm sàng:

Hỏi chuyện lâm sàng cũng  là  phương  pháp  được  các  thầy  thuốc  thường xuyên sử dụng. Tương tự như vậy, trong tâm lí lâm sàng, hỏi  chuyện được  dùng nhằm: thu thập thông tin về hiện trạng, nguyên  nhân  của  các  biến  đổi  tâm  lí; thông tin về quá trình phát triển cơ thể; phát triển tâm lí  -  nhân  cách và  các  mối quan hệ xã hội của người bệnh.  Bên cạnh đó  hỏi  chuyện còn được  sử dụng nhằm  tạo dựng sự tiếp xúc tâm lí cũng như làm liệu pháp tâm lí.

Dựa vào cấu trúc, nội dung hỏi chuyện lâm sàng, có thể chia thành 3 mức độ:

Mức I: hầu như không có cấu trúc.

Ở mức độ này, nhà  tâm  lí  thường  đặt  ra những câu hỏi  mở để bệnh nhân có  thể kể về những vấn đề của mình. Thông thường dạng hỏi chuyện này được thực hiện dưới dạng một buổi trò chuyện tự do  và  thường  là ở  buổi  đầu tiếp xúc với bệnh nhân khi chúng ta chưa rõ vấn đề  chính của họ.  Nhược  điểm là dễ  lan man, mất nhiều thời gian.

Mức II: chỉ có hướng chính của hỏi chuyện.

Hình thức hỏi chuyện này được thực hiện,  ví  dụ  sau  khi  chúng  ta  đã tham  khảo các tư liệu trong bệnh án, qua  lời  kể  của người  nhà,  bạn  bè,  đồng  nghiệp hoặc sau trò chuyện ban  đầu và  chúng  ta đã xác  định hướng  vấn  đề  cần làm  sáng tỏ thêm.

Mức III: hệ thống câu hỏi chặt chẽ.

Đây còn gọi là hỏi chuyện [hoặc phỏng vấn] có cấu trúc. Với dạng hỏi chuyện/phỏng vấn này, các  hệ  thống câu hỏi  đã được  chuẩn bị  sẵn để  giúp chúng ta thu được thông tin đầy đủ về vấn  đề  cần  nghiên  cứu.  Thang  trầm  cảm Hamilton là một ví dụ thuộc dạng này.  Đây  là thang  mà các  hướng  câu hỏi  đã  được chuẩn bị sẵn, giúp cho người  phỏng  vấn  đánh  giá  các  dấu  hiệu  khác  nhau của trầm cảm và mức độ nặng của các triệu chứng này.

Hỏi chuyện là một quá trình giao tiếp. Do  vậy  ngoài  kênh  ngôn ngữ  còn có kênh phi ngôn ngữ. Chính kênh này đã truyền tải nhiều thông tin về cảm xúc, ví  dụ như lo âu hoặc căng thẳng mà thông qua quan sát chúng ta có thể ghi nhận được:

Các dấu hiệu cận ngôn ngữ của lo âu: nói nhanh, một số lỗi ngôn ngữ, nói  không hết câu…

Ở mức độ phi ngôn ngữ, lo âu thể  hiện  qua:  tư  thế  cứng nhắc, tăng động chân, tay. Trầm cảm thường gắn với giảm ngôn ngữ,  giảm  trương lực  cơ, sự phục tùng hoặc thụ động thể hiện ở giảm tiếp xúc bằng ánh mắt… Trong quá trình hỏi chuyện, cảm xúc của bệnh nhân thường cũng bị  thay  đổi  khi  chủ  đề  của  hỏi chuyện thay đổi. Những trạng thái cảm giác như  vậy  thường  là trung tâm của các khó khăn về tâm lí. Tuy nhiên nếu ở bệnh  nhân  không  có  sự  thay  đổi  cảm  xúc như vậy thì cần phải lưu ý đến sự nghèo nàn cảm xúc.

Ngoài ra cách ăn mặc,  xưng  hô,  bộ  điệu…  cũng  cho  chúng ta những thông tin nhất định về đặc điểm tâm lí của bệnh nhân.

Quan sát:

Quan sát được sử dụng nhằm theo  dõi,  nhận  xét  đánh  giá  về  hành  vi  của người bệnh. Trong tâm lí lâm sàng, quan sát thường được dùng kết hợp với  các phương pháp khác như: trắc nghiệm, thực nghiệm và đặc biệt là hỏi chuyện. Bên cạnh đó, cũng có  những thang đo được  thiết kế  trên cơ sở quan sát, ví  dụ như một số thang đo về tăng động, giảm chú ý ở trẻ em.

Phân tích sản phẩm hoạt động:

Mọi sản phẩm hoạt động của con người đều mang dấu  ấn  nhất  định về  những đặc điểm tâm lí - nhân cách của chủ thể. Thông qua việc  phân  tích các  sản phẩm hoạt động, chúng ta có thể có những nhận xét nhất định về những đặc điểm đó.

Một trong những sản phẩm hoạt động được quan  tâm  nhiều trong thăm  khám tâm lí lâm sàng là các ghi chép, nhật kí, thư từ của bệnh nhân.  Trong  những  sản phẩm này, thông thường bệnh nhân ghi lại  những  cảm xúc, suy nghĩ,  thái  độ của mình về một vấn đề nào đó hoặc về ai đó.

Trong nhiều trường hợp giám định tâm  thần,  nhật  kí,  thư  từ…  là  những  tư liệu rất quan trọng trong việc xác định và lí  giải  nguyên  nhân  cũng như  quá  trình dẫn đến hành vi cực đoan.

Phân tích sản phẩm hoạt động cũng có thể được  xây dựng thành một  phương pháp chuyên biệt, ví dụ như  phương  pháp  vẽ  tranh:  vẽ  tranh  tự  do  và  vẽ  tranh theo chủ đề.

Phân tích tiểu sử:

Phân tích tiểu sử cũng là  một  trong những  phương  pháp  cung  cấp nhiều tư  liệu về sự phát triển tâm lí - nhân  cách của chủ thể  qua  từng thời  kì. Trong phân  tích tiểu sử cần lưu ý đến những biến cố mang tính quy  luật  và  những  biến cố mang tính bất ngờ.

Những biến cố mang tính quy  luật  [hầu  như  ai  cũng  phải  trải  qua]  như:  bắt đầu đi học, xa gia đình  đi học  hoặc  đi công tác, lấy vợ hoặc  lấy chồng, khi  đứa con đầu tiên ra đời…

Những biến cố mang tính bất  ngờ  như:  ốm  đau, bệnh tật, tai  nạn giao  thông, cha mẹ hoặc chính bệnh nhân li dị…

Lẽ đương nhiên trong khi phân tích tiểu sử cũng phải  luôn lưu ý đến sự phát  triển về sức khoẻ của  bệnh  nhân  qua  từng thời kì  và  những đặc  điểm xã hội  của  họ như: đặc điểm các mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, đặc điểm về kinh tế…

Các phương pháp chủ đạo.

Về mặt thuật ngữ, phương pháp có thể được  hiểu ở  3  cấp độ:  phương  pháp  luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp cụ thể [kĩ thuật cụ thể].

Ngoại trừ cấp độ phương pháp luận, trong thực hành  tâm lí  nói  chung,  tâm lí lâm sàng nói riêng, các  phương  pháp  nghiên cứu [chủ đạo]  thường được dùng với  cả 2 cấp độ: các tiếp cận và phương pháp cụ thể. Có  2  cách tiếp cận được  bàn  nhiều trong thực hành tâm lí lâm sàng, đó là thực nghiệm và trắc nghiệm.

Thực nghiệm tâm lí:

Thực nghiệm tâm lí là quá trình tác động vào đối  tượng một  cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống  chế  để  gây  ra ở  đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân  -  quả,  tính quy  luật, cơ cấu, cơ chế  của chúng, có  thể  lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định  tính  một  cách  khách  quan  các  hiện tượng cần nghiên cứu.

Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm là vai  trò  chủ  động,  tích  cực  của  nhà nghiên cứu. Đây cũng chính là nét  khác  biệt  cơ  bản  giữa  tiếp cận thực  nghiệm  với trắc nghiệm.

Đặc điểm khác nữa của thực nghiệm chính là phân tích định tính. Đặc điểm này không loại trừ tính định lượng mà ngược lại,  chúng  quan  hệ  rất  mật  thiết  với  nhau.

Theo hình thức thực hiện có thể có: thực  nghiệm  tự  nhiên  và  thực  nghiệm trong phòng.

Theo mục đích: thực nghiệm phát hiện/xác định và thực nghiệm hình thành.

Trong thực hành tâm lí lâm sàng, thực nghiệm được sử dụng chủ yếu là thực nghiệm trong phòng  thí nghiệm và  thực  nghiệm  xác  định.  Ví  dụ,  dùng  thực nghiệm để phát hiện các biểu hiện và mức  độ  của  rối  loạn  tư  duy  hoặc  nhằm đánh giá chung những chức năng tâm  lí  còn được  bảo  toàn  và  những chức  năng tâm lí bị biến đổi/rối loạn cùng với mức độ rối loạn của chúng.

Trắc nghiệm tâm lí:

Cùng với việc xuất hiện các cuộc cách mạng trong Tâm lí học [như đã đề cập trong bài trước], một trong những yêu cầu để xây  dựng  Tâm  lí  học  thành  một ngành khoa học thực sự là đối tượng nghiên cứu của nó phải  định  lượng  được. Trước thế kỉ XX, trắc nghiệm tâm lí cũng  đã  có  những  bước  đi  ban  đầu.  Tuy nhiên nó chỉ thực sự phát  triển  kể  từ  sau năm  1905, năm  xuất  hiện thang đo  trí tuệ Binet-Simon. Càng ngày càng có nhiều trắc nghiệm tâm lí được  xây dựng và phạm vi ứng dụng cũng được mở  rộng ra rất  nhiều:  giáo  dục,  y tế, tuyển chọn  nghề, quân sự [ví dụ: tại Mĩ,  trong chiến tranh thế  giới  lần  thứ  2 đã có hơn 20 triệu quân nhân và nhân viên quân sự được “đo” trí tuệ].

Trắc nghiệm tâm lí là một phép đo  nên trắc nghiệm đòi hỏi phải  được thực hiện theo các yêu cầu:

Tính chuẩn: trắc nghiệm phải được thực hiện trong  điều  kiện  chuẩn,  có những điểm chuẩn trên cơ sở kết quả  của các  nhóm  đại  diện cho  một quần thể  [lứa tuổi, văn hoá, chủng tộc, nghề nghiệp...].

Tính hiệu lực: trắc nghiệm phải đo được chính cái mà nó cần đo.

Độ tin cậy: thể hiện ở chỗ trên cùng một đối tượng, trong các  lần đo  khác nhau; hoặc trên cùng những đối tượng tương đồng; hoặc các  phiên bản  khác  nhau của cùng một trắc nghiệm phải cho kết quả giống nhau.

Cũng như các lĩnh vực Tâm lí học ứng dụng khác, trong thực  tiễn tâm lí lâm  sàng, một trắc nghiệm tâm lí được xây dựng ở một nước nào  đó và  sau được  sử  dụng ở nước khác. Trước khi ứng  dụng,  thông thường các  trắc nghiệm được thích ứng hoá. Đây là các biện pháp nhằm đảm bảo cho test được sử dụng có hiệu quả  trong điều kiện mới.

Thích ứng hoá test trải qua các bước:

Phân tích cơ sở lí luận của test.

Chuyển ngữ test và các hướng dẫn, kiểm định lại bằng ý kiến chuyên gia.

Kiểm tra độ hiệu lực và độ tin cậy của test.

Chuẩn hoá test.

Điều này cho thấy không nên tùy tiện sử dụng một trắc nghiệm/test bất  kì  nào của nước ngoài.

Sự phân chia ra các phương pháp thực  nghiệm và  trắc  nghiệm cũng chỉ  mang tính tương đối. Trong nhiều trường hợp, một phương pháp nào đó có thể được sử dụng để đo, ví dụ:  dùng test Raven để đo chỉ  số  trí tuệ.  Tuy  nhiên người  ta cũng  có thể sử dụng chúng dưới góc  độ  thực  nghiệm. Cũng với  test Raven, người ta có thể dùng nó là chất liệu để  làm  thực  nghiệm  về  tư  duy  hoặc  khả năng phê phán của cá nhân.

Các phương pháp cụ thể:

Hiện nay có hàng nghìn phương pháp phương pháp khác nhau. Phần lớn các phương pháp này được sử dụng dưới dạng trắc nghiệm:

Các phương pháp khảo sát trí nhớ.

Các phương pháp khảo sát chú ý.

Các trắc nghiệm trí tuệ.

Các phương pháp khảo sát cảm xúc.

Các phương pháp khảo sát nhân cách.

Trong số những phương pháp  này,  các  trắc  nghiệm  trí  tuệ  và  nhân  cách chiếm phần lớn.

Đánh giá hành vi:

Theo các nhà tâm lí học hành vi,  cái  gọi  là tâm lí  -  nhân  cách bên trong của con người là những cái không thể quan sát  được  cũng như  không thể  “đo  đạc”  được một cách trực tiếp. Do vậy thay vì  dùng  các  phương  pháp  đo  gián tiếp, các nhà tâm lí học hành vi  xây dựng các  quy trình đánh giá hành vi,  những cái  có thể  trực tiếp quan sát được.

Phỏng vấn:

Mục đích chính  của  phỏng vấn  trong đánh giá  hành  vi  là nhằm  xác  định hành vi có vấn đề, các yếu tố hoàn cảnh gây râ các  hành vi  đó và  hậu quả của chúng.  Những thông số chính về hành vi có vấn đề mà nhà quan sát cần quan tâm:

Tần xuất.

Cường độ.

Độ dài.

Nhằm tăng độ tin cậy của đánh giá, xu  hướng  chung  hiện  nay  là  sử  dụng những phỏng vấn có cấu trúc.

Quan sát:

Quan sát là kĩ  thuật  chủ yếu của đánh  giá hành vi. Đối với một số trường hợp,   ví dụ như bệnh nhân loạn thần hoặc trẻ  nhỏ  thì  quan  sát  là kĩ thuật chủ đạo. Quan  sát có thể do một chuyên gia hoặc là người đã được hướng dẫn,  luyện tập. Đây thường là những người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng  quan  sát,  ví  dụ  như:  cô giáo, cha mẹ. Cũng có thể do chính đối tượng thực hiện [tự quan sát].

Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật  trợ  giúp:  đồng  hồ,  camera  và  các thiết bị điện tử hoặc đơn giản là giấy bút.

Nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu dịch tễ:

Nghiên cứu trường hợp:

Nghiên cứu trường hợp cũng là một phương  pháp  được  sử dụng trong nhiều  lĩnh vực, đặc biệt là trong Y học và Tâm lí Lâm sàng.

Có một số quan  niệm khác  nhau  về  nghiên cứu trường hợp.  Tuy  nhiên từ góc độ tâm lí lâm sàng, nghiên cứu trường hợp thường  được  hiểu là nghiên  cứu một cách tích cực, toàn diện của một trường hợp cụ thể. Nội dung  của nghiên  cứu trường hợp bao gồm:

Các tư liệu: tiểu sử, nhật kí, tiền sử bệnh lí.

Hỏi chuyện, phỏng vấn.

Kết quả của các lần thực nghiệm tâm lí.

Kết quả trị liệu.

Giá trị lớn nhất của nghiên cứu trường hợp là ở chỗ  nó  có thể thu thập phong  phú các tư liệu của một cá nhân, chính những kết  quả của nó  dẫn đến việc  hình  thành các giả thuyết khoa học.

Nghiên cứu dịch tễ:

Nghiên cứu dịch tễ là phương pháp nghiên cứu của Y học. Trong Tâm lí Lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ thường được sử dụng để  xác  định các  chỉ  số  về  dịch tễ của một hoặc một số rối loạn tâm  lí  nào  đó, ví  dụ:  nghiên cứu về  stress ở sinh viên.

Giá trị  của nghiên cứu dịch tễ  là ở chỗ khi  phân tích sự phân bố  các trường  hợp rối loạn trong cộng đồng và xem xét/phân tích những đặc điểm của nhóm rối loạn, chúng ta nhận biết được  bước  đầu  mối  liên quan  giữa  rối loạn đó với các yếu tố khác, ví dụ: mối liên quan giữa stress với bệnh tim mạch.

Phần lớn các nghiên cứu  dịch tễ  đều dựa  trên phương  pháp  điều tra khảo  sát và phỏng vấn. Do vậy nghiên cứu dịch tễ cần phải được  thực  hiện trên cơ sở một thiết kế tốt bởi nếu không chúng ta sẽ bỏ qua những yếu tố quan trọng.

Video liên quan

Chủ Đề