Phương pháp phân tích nhân vật trong truyện ngắn

Phương pháp phân tích nhân vật trong truyện ngắn

Nhiều bạn học sinh cuối cấp đang trong giai đoạn ôn thi đánh giá năng lực hay ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn đang học các tác phẩm văn học 12 bằng phương pháp học thuộc nên thường đem lại kết quả không cao và rất dễ gặp trường hợp quên ý, thiếu ý. Chính vì vậy, mình xin chia sẻ và hướng dẫn cách phân tích một tác phẩm văn học hoàn chỉnh và đủ ý để các bạn có thể học và ôn thi ngữ văn tốt nghiệp THPT một cách nhanh chóng, chất lượng nhất.

Dưới đây là các “bí kíp võ công” mình đã đúc kết sau một quá trình học cũng như được những bạn chuyên ban D chia sẻ và giúp đỡ.

1. Phải xác định chính xác tác phẩm văn học là gì ?

Tác phẩm này thuộc thể loại văn học nào :thơ , truyện , kịch , ký v.v… hay một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch. Nên lưu ý mỗi tác phẩm đều có những nết đặc trưng riêng của mình và đừng lẫn lộn những nét đặc trưng của các tác phẩm với nhau.

2. Hiểu rõ việc phân tích tác phẩm văn học làm gì ?

Phân tích tác phẩm văn học bạn hãy hiểu là tìm hiểu, nhận xét đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nghệ thuật và nội dung trong mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả cùng với đó là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm như thế nào?

Trong trường hợp bạn đang phân tích tác phẩm văn tự sự thì phương án an toàn nhất dành cho bạn là phân tích nghệ thuật riêng, phân tích nội dụng riêng. Nếu tác phẩm là trữ tình thì hãy cố gắng phân tích nghệ thuật để sáng tỏ nội dung. Tại sao với các thể loại tác phẩm khác nhau lại có những phương pháp phân tích khác nhau như vậy? Vì đối với tác phẩm tự sự thì tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện rõ ràng nhất ở hàng động ,tính cách ,lời nói của nhân vật. Còn các tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả được thể hiện một các rõ ràng thông qua ngôn ngữ, các phương pháp nghệ thuận được áp dụng trong tác phẩm.

3. Các bước phân tích

Mô hình chung khi phân tích các tác phẩm văn học gồm 3 bước chính: Khái quát – Phân tích – Tổng hợp.

a- Khái quát: Đưa ra nhận xét khái quát về tác phẩm văn học đang phân tích. Phải nêu đại ý của tác phẩm trước khi phân tích . (Nếu trong trường hợp phân tích đoạn thơ, khổ thơ thì bạn vẫn có thể thực hiện phương pháp này nhưng chỉ áp dụng trên đoạn thơ và khổ thơ đó)

b- Sau khi phân tích tổng quát, bạn bắt đầu đi vào từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm trên cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật.

c- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .

d- Chú ý :

– Nếu là tác phẩm tự sự thì bạn cần lưu ý đặc biệt về nhân vật và cốt truyện. Nếu là
tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ ,hình ảnh ,nhịp điệu biện pháp tu từ.

– Trong một đoạn thơ ,bài thơ bạn hãy lưu ý không phải lúc nào tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chú ý tập trung vào những ý cần bày tỏ.

Phương pháp phân tích nhân vật trong truyện ngắn

4. Tìm hiểu đề

Có nghĩ là bạn cần phải xác định chính xác yêu cầu đề bài đưa ra là gì

– Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp . – Nguồn gốc của tác phẩm: tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Có đặc điểm gì đặc biệt về nguồn gốc tác phẩm này hay không? – Nội dung khái quát của đề là gì? Tác phẩm tập trung chính vào khía cạnh nào? (miêu tả con người, cảnh vật, thiên nhiên hay sử dụng hình ảnh của thiên nhiên để miêu tả hình ảnh của nhân vật)

– Đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần để hiểu kỹ đề bài từ đó đưa ra dàn ý hợp lý và sát nhất với đề bài. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc thiếu ý hay sai đề bài,….

Phương pháp phân tích nhân vật trong truyện ngắn

Nhân vật văn học là hình tượng con người được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật có thể là con người có tên tuổi, quê quán, tính cách hoặc là thần, bán thần hoặc những sự vật, con vật… mang đặc điểm, tính cách như con người, được dùng như phương tiện để biểu hiện con người. Mỗi nhân vật là “con đẻ” của nhà văn, là phương tiện khái quát hóa đời sống; thể hiện thái độ, quan niệm và tư tưởng của nhà văn đối với con người và xã hội.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có các loại nhân vật tương ứng: Căn cứ vào vị trí của nhân vật trong truyện có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Căn cứ vào cấu trúc nhân vật có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Như vậy, bản thân nhân vật trong các tác phẩm tồn tại dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Vì thế, khi phân tích nhân vật cũng cần xác định góc tiếp cận với nhân vật.

Cách làm bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự:

Nghị luận là để hiểu rõ, hiểu đúng nhân vật trong tác phẩm, và chính là để tiếp nhận đúng nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm. Phân tích nhân vật là dạng để quen thuộc, thường gặp khi tiếp cận tác phẩm văn xuôi. Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về một (hoặc nhiều) nhân vật trong một tác phẩm (đoạn trích) cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về nhân vật phải xuất phát từ các phương diện:

– Vai trò của nhân vật trong tác phẩm;

– Nhân vật thuộc kiểu loại nào;

– Ngoại hình, nội tâm, hành động cử chỉ điệu bộ, biến cố, ngôn ngữ (tất cả đều là những thông tin về tính cách, số phận của nhân vật);

– Mối quan hệ giữa các nhân vật và nhân vật hoàn cảnh (giữa các nhân vật thể hiện địa vị, số phận nhân vật; giữa nhân vât với hoàn cảnh có vai trò ảnh hưởng tới nhân vật, nhân vật có tác động trở lại hoàn cảnh.);

– Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm (là nơi tác giả gửi gắm ý đồ, tư tưởng, tình cảm, quan niệm về con người và cuộc sống). Các nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài văn phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

Bố cục bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi:

– Giới thiệu xuất xứ nhân vật (từ tác phẩm nào, của tác giả nào);
– Giới thiệu khái quát đặc điểm của nhân vật: Chọn đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật để giới thiệu (nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật thiên về tâm trạng hay hành động…).

Trình bày nhân vật theo từng luận điểm. Mỗi luận điểm có thể là một đặc điểm, một khía cạnh nào đó của hình tượng nhân vật (cách phân chia luận điểm phụ thuộc vào yêu của đề bài). Mỗi luận điểm cần đưa ra những luận cứ, luận chứng cụ thể, xác đáng, làm nổi bật lên được nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, nội dung tư tưởng của tác phầm và thái độ của tác giả với nhân vật.

Thông thường với bài phân tích nhân vật, phần thân bài cần tập trung vào các luận điểm lớn sau:

– Giới thiệu khái quát nhân vật (hoàn cảnh xuất thân hay ấn tượng ban đầu, hướng tới câu trả lời câu hỏi: Nhân vật là ai?) – Phân tích từng đặc điểm của nhân vật (tùy vào từng tác phẩm có cách triển khai phù hợp. Ví dụ có thể triển khai theo các đoạn đời nhân vật, hoặc theo từng đặc điểm phẩm chất của nhân vật, hoặc kết hợp cả hai). – Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí,…

– Bình luận mở rộng (so sánh với nhân vật của tác phẩm khác cùng chủ đề).

Nhân vật văn xuôi là linh hồn của tác phẩm. Dạng đề yêu cầu phân tích nhân vật thì nhiệm vụ của các bạn là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó, đồng thời thể hiện được ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng hình tượng nhân vật ấy.

Bố cục phân tích nhân vật trong văn xuôi giống như một bài phân tích thông thường. Cụ thể được trình bày như sau:

Mở bài

Giới thiệu nhân vật trong tác phẩm cần phân tích? Nhân vật trong tác phẩm nào? Tác giả ?

Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

Thân bài:

  1. Hoàn cảnh sáng tác
  2. Tóm tắt tác phẩm

Lưu ý: Tóm tắt tác phẩm ngắn gọn, tập trung vào những chi tiết đắt giá, tạo ra tình huống truyện để nhân vật chính bộc lộ đặc điểm.

  • Lần lượt phân tích các phương diện của nhân vật:
  • Lai lịch
  • Ngoại hình
  • Ngôn ngữ
  • Nội tâm
  • Cử chỉ hành động
  • Những nhận xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích.

Liệt kê trên đây giúp các bạn không bỏ sót phương diện nào khi phân tích nhân vật chứ không phải là Trình tự phân tích. Thông thường, chúng ta sẽ phân tích theo luận điểm, mỗi luận điểm là một đặc điểm/nét tính cách/vẻ đẹp (cả ngoại hình lẫn tâm hồn) của nhân vật. Cuối phần này, nên có một đoạn tổng kết lại những điểm đặc biệt về nhân vật.

READ:  Tình huống sư phạm: Nghi ngờ học sinh nghiện ma túy

Ví dụ: Nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ là một trong những nhân vật thường xuyên được cho ra đề để phân tích

Khác với phân tích cả tác phẩm, đề bài dạng này chỉ yêu cầu phân tích nhân vật. Cho nên, phần nghệ thuật nên chăm chút cho những thủ pháp giúp nhân vật trở nên điển hình, Ví dụ như: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện (giúp nhân vật bộc lộ tính cách), Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Kết cấu, nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật khác..vv.

  1. Mở rộng, liên hệ (nếu có)

Trong phần này, có thể liên hệ nét tương đồng hay so sánh chỉ ra sự khác biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác để bài viết thêm sâu, rộng. Những đánh giá, nhận định khác về Nhân vật cũng là những chi tiết đắt giá để bài phân tích của bạn có thêm điểm sáng!

READ:  Tình huống sư phạm: Khi học sinh học môn khác trong giờ

Kết bài

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: (1) đặc điểm điển hình của nhân vật và (2) đặc điểm, phong cách, bút pháp nổi trội của tác giả trong việc xây dựng thành công nhân vật.

Tham khảo: Phân tích nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu