Phương pháp sáng tạo SCAMPER là gì

Skip to content

SCAMPER [tên được cấu tạo từ chữ đầu của một nhóm từ] là phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ… đã có hay dự tính phát triển, dựa vào kỹ thuật tập kích não [Brainstorming] để tìm ra nhiều phương án giải đáp hàng loạt câu hỏi. Các câu hỏi được đặt ra theo trình tự với mục tiêu thu thập nhiều ý tưởng theo khả năng cho phép:

Substitute [Thay thế]? – Điều gì xảy ra nếu thay đổi nhân sự, vật thể, địa điểm, quy trình, phương pháp, yêu cầu, cách nhìn?

Combine [kết hợp]? –  Điều gì xảy ra nếu kết hợp sản phầm hay dịch vụ khác, kết hợp với mục đích và mục tiêu khác, kết hợp nguồn lực mới để sáng tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới?

Adapt [Thích nghi]? – Làm sao để sản phẩm, dịch vụ thích nghi với những mục tiêu mới: Tái cấu trúc? Hiệu chỉnh? Giảm tải?

Modify [Thay đổi]? –  Có thể thay đổi sản phẩm, dịch vụ thế nào: Hình dáng? Phóng to, thu nhỏ? Thay đổi công năng để gia tăng giá trị?

Put to other uses [Đổi cách dùng]? – Có thể ứng dụng trong lĩnh vực mới nào, những đối tượng mới nào có thể quan tâm, còn có công dụng nào khác,?

Eliminate [Loại ra]? –  Làm sao cải thiện hay đơn giản hóa sản phẩm, dịch vụ? Có thể loại bỏ bớt điều gì?

Rearrange, Reverse [sắp xếp lại]? – Diều gì xảy ra nếu thay đổi trật tự cấu trúc, chương trình, kế hoạch hay làm ngược lại?

Giải pháp được xem là tối ưu hình thành trên cơ sở tổng hợp những ý tưởng tốt xuất hiện qua các bước triển khai. Cũng như các phương pháp tư duy sáng tạo khác SCAMPER dựa trên nguyên tắc chung là thúc đẩy đặt sự việc dưới nhiều gốc nhìn khác nhau để hình thành các ý tưởng.  Hiện có nhiền biến thể của SCAMPER đề xuất có thể tìm thấy trên mạng.


Thường sẽ khó để có các ý tưởng mới khi chúng ta đang cố phát triển hay cải thiện một hoạt động, sản phẩm dịch vụ của công ty. SCAMPER sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn có ý tưởng mới

SCAMPER là thuật ngữ viết tắt của các chữ

Alex Osborn, được nhiều người cho là người khởi xướng kỹ thuật động não, ban đầu đã đưa ra nhiều câu hỏi được sử dụng trong kỹ thuật này. Tuy nhiên, chính Bob Eberle, một nhà quản lý giáo dục và nhà văn, người đã sắp xếp những câu hỏi này thành phương pháp ghi nhớ SCAMPER.

Bạn sử dụng công cụ bằng cách đặt câu hỏi về các sản phẩm, dịch vụ hiện có để có những ý tưởng mới 

Substitute [Thay thế]

– Chúng ta có thể dùng vật liệu nào thay thế?

– Sản phẩm thay thế? 

– Quy trình thay thế? 

– Các quy định thay thế? 

– Thay đổi góc nhìn? 

– Cách tiếp cận sản phẩm?

Combine [kết hợp]

– Có thể kết hợp với các sản phẩm khác hay không? 

– Có thể kết hợp với mục đích khác không? 

– Có thể kết hợp với các sản phẩm khác để tối đa hóa tiện ích?

Adapt [thích nghi]

– Ta có thể thích nghi sản phẩm cho mục đích khác? 

– Sản phẩm của ta có giống sản phẩm nào khác? 

– Có tình huống nào, Ứng dụng nào khác cho sản phẩm?

Modify [Điều chỉnh]

– Làm thế nào để điều chỉnh hình thức, mẫu mã sản phẩm? 

– Nên thêm vào tính năng gì? 

– Nên chọn tính năng gì làm chủ lực để tạo sản phẩm mới?

Put into another use [cách sử dụng khác]

– Có cách nào khác để sử dụng sản phẩm? 

– Sản phẩm có thể dùng trong ngành công nghiệp khác? 

– Phân khúc khách hàng nào có thể dùng sản phẩm này? 

– Có thể tái chế rác thải từ sản phẩm không?

Eliminate [loại trừ]

– Làm thế nào để đơn giản hóa sản phẩm? 

– Nên bỏ bớt tính năng nào? 

– Làm thế nào để sản phẩm nhẹ hơn, bé hơn, nhanh hơn, thú vị hơn?

Reverse [đảo ngược]

– Chúng ta có thể đảo ngược cách chúng ta đang làm? 

– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm hoàn toàn ngược lại?

Mời các bạn cùng thảo luận

Nếu chỉ xét riêng về mặt tích cực của cơn đại dịch COVID-19, hóa ra con virus SARS-CoV-2 tí hon kia lại đang làm được những điều vĩ đại mà con người chưa làm được! Nó đóng thay vai trò của cuộc CMCN 4.0 và chiến lược quốc gia để thúc đẩy các doanh nghiệp lao vào công cuộc chuyển đổi số [digital transformation]. Không cần viện dẫn đến mô hình Quản trị Sự thay đổi, loài virus này đang là một minh chứng sống cho nguyên lý thứ nhất của John Kotter: “Tạo ra tình huống cấp bách cần phải thay đổi ngay”.

Trong cơn khủng hoảng toàn cầu, bài học vỡ lòng nhưng vẫn chưa thuộc này đã đặt ra cho các doanh nghiệp phải nghiêm túc suy nghĩ về lời giải của hai bài toán mà bình thường có lẽ chúng ta chưa nghĩ đến:

  • Thiết lập hệ thống BCP [Business Continuity Plan] nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục khi phải đối mặt với các biến cố thảm họa lớn như là một phần chủ yếu trong chiến lược quản lý rủi ro của tổ chức mình.

  • Văn hóa và tư duy đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ bài viết, tôi chỉ xin bàn về nội dung thứ hai.

Trong hoàn cảnh này, thách thức lớn nhất của đổi mới sáng tạo [ĐMST] không phải là lý do Tại sao mà là khởi đầu Như thế nào?

Sau đây là một số gợi ý với rất nhiều phương pháp ĐMST khác nhau như Tập kích não [brainstorming], bản đồ tư duy [mindmap], Sáu chiếc mũ [Six Thinking Hats], phương pháp sáng tạo TRIZ, và đặc biệt là SCAMPER – một phương pháp tư duy sáng tạo của Alex Osborn. Phương pháp này cũng được Bob Eberle sắp xếp lại thành một bản ghi nhớ có hệ thống. Michael Mikalko, một sỹ quan tình báo Hoa Kỳ và trưởng một một nhóm dự án của NATO từng vận dụng SCAMPER để phát triển thành các trò chơi tư duy vào mục đích huấn luyện, xây dựng “kho ý tưởng” và các giải pháp sáng tạo cho các tập đoàn lớn trên thế giới như DuPont, GE, Kodak, GM, Exxon, Microsoft, AT&T,…

Vậy SCAMPER là gì? Đó là cụm từ viết tắt từ các chữ cái đầu tiên bằng tiếng Anh của 7 nội dung sau đây:

Substitue/Thay thế: câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể thay thế những nguyên vật liệu, phương pháp, địa điểm, quy trình… nào khác để cải tiến sản phẩm dịch vụ của công ty mình hay không? Trong thời gian giãn cách xã hội, tôi tin rằng chữ S này đã được vận dụng rất nhiều. Ví dụ như khi chúng ta thiếu nguyên liệu làm khẩu trang y tế, vải kháng khuẩn là nguyên liệu thay thế tuyệt vời nhất. Giải cứu thanh long ư? Chuyện nhỏ, ABC Bakery đã dùng thanh long làm nguyên liệu thay thế cách làm bánh mì truyền thống để tạo ra sản phẩm bánh mì thanh long mới.

Combine/Kết hợp: kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Ví dụ như sự kết hợp tạo ra các combo thức ăn nhanh giữa Mc Donald và Coca, sản phẩm One Side Fits All, quần áo unisex không phân biệt giới tính, nước uống đa vitamin. Một chiếc điện thoại nghe nói thông thường sẽ trở nên thông minh nhờ sự kết hợp các tính năng khác như nghe nhac, chụp ảnh, định vị, ví điện tử… Chiếc nón thông thường sẽ có tính năng phòng chống dịch nhờ sự kết hợp tấm che giọt bắn, các loại nước tinh lọc tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch bệnh là sự kết hợp của nhiều loại trái cây và thảo dược …

Adapt/Thích nghi: sự vay mượn ý tưởng cho tính năng và tác dụng hay công dụng sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác. Vd: cây ATM gạo [xem hình 3] là vay mượn ý tưởng từ các chiếc máy rút tiền ATM, tinh dầu tràm và tinh thể muối tiêu diệt được vi khuẩn là ý tưởng tạo cảm hứng cho Miti sáng tạo ra chiếc khẩu trang 3 lớp đặc biệt.

Modify or Maximize, Minimize/Điều chỉnh hoặc tối đa hóa tối thiểu hóa: có thể điều chỉnh, thay đổi hình dáng và kích thước hay màu sắc, bổ sung những tính năng khác để tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Ví dụ như kích cỡ khổng lồ hay tí hon của lon nước ngọt đã tạo ra sự thích thú cho người tiêu dùng, đồng hồ thông minh thực chất là chiếc máy tính thu nhỏ đeo trên cổ tay. Một chiếc bàn làm việc có thể tùy biến điều chỉnh độ cao để người ta có thể ngồi hoặc đứng khi làm việc tại nhà [Work From Home] là một ý tưởng hay.

Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác: tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường hoặc tái sử dụng các vật bỏ đi vào những việc khác. Startup đặc biệt của 2 chàng trai Việt với thương hiệu Rens sản xuất loại giày sneaker chống thấm nước, kháng khuẩn và khử mùi từ rác thải đầu tiên trên thế giới. Mỗi đôi giày được làm từ bã của 21 ly cà phê và 6 chai nhựa 500 ml [xem hình 5]! Các bạn có biết sô đa hay Coca ngoài việc là thức uống thông thường còn có thể dùng làm chất tẩy rửa siêu hạng và thân thiện với môi trường. Các nhà máy may hàng thời trang và giầy hoàn toàn có thể chuyển sang sản xuất đồ bảo hộ và khẩu trang vì các mặt hàng này đang có nhu cầu rất cao thay vì trông chờ vào việc gia công các đơn hàng thời trang mà chắc chắc là nhu cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian tới. Chiếc TV LED ở nhà thường chỉ dùng xem phim thì nay đã được trưng dụng làm màn hình trình chiếu trong các cuộc họp online. Trong hoàn cảnh này, giải pháp này phù hợp và tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua thêm máy trình chiếu và màn hình.

Eliminate/Loại bỏ: loại bỏ bớt một số tính năng không cần thiết hoặc lãng phí trong quy trình để sản phẩm đơn giản và giá thành rẻ hơn, thậm chí tạo ra sản phẩm mới ưu việt hơn. Một số các tập toàn hàng đầu như Nike và Costco thường làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để thiết kế lại sản phẩm, phân tích từng bước của quá trình sản xuất nhằm loại bỏ tất cả những lãng phí trong quy trình để tiết giảm chi phí. Việc loại bỏ hộp vỏ thuốc đã giúp cho Walmart chưa nhiều hộp thuốc trong thùng khi chuyên chở, đồng nghĩa với việc giảm giá bán cho ngưởi tiêu dùng. Vé máy bay giá rẻ nhờ loại bỏ hết suất ăn nước uống. Nhờ loại bỏ đường mà người ta tạo ra các loại nước uống dành riêng cho người ăn kiêng, hoặc đem sẵn ly theo khi mua nước uống sẽ được giảm giá… là một số ví dụ khi áp dụng chữ E vào việc tạo ra các ý tưởng mới.

Rearrange or Reverse/Đảo ngược: tái cấu trúc hay đảo ngược trình tự cung cấp dịch vụ hay quy trình sản phẩm cũng giúp các bạn thoát ra khỏi lối mòn trong tư duy với các sản phẩm thế mạnh của mình. Nền tảng kinh doanh trực tuyến lên ngôi khi đảo ngược lại toàn bộ hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong hoàn cảnh người ta không thể đến các cửa hàng, siêu thị để trực tiếp mua sắm. Nếu như trước đây, việc lựa chọn mua xong những món hàng rồi mới trả tiền thì bây giờ, họ có thể phải thanh toán ngay trước khi được nhận hàng. Thuê bao của điện thoại trả trước đang chiếm ưu thế so với thuê bao trả sau vì có quá nhiều những ưu đãi vượt trội. Uber và Grab đã sắp xếp lại cách thức tìm kiếm gọi xe taxi thông thường bằng nền tảng công nghệ quá tiện dụng của họ. Bác sỹ gia đình là một dịch vụ được yêu thích vì sự tiện lợi khi đảo ngược lại trình tự của thói quen khi bị bệnh thì phải đi đến phòng khám. Câu chuyện cạnh tranh nhiều tập của 2 nhãn hiệu thức uống đình đám khi đưa ra hai thông điệp hoàn toàn trái ngược nhau trên cùng một con phố vẫn đang bất phân thắng bại. Đúng hay sai, có lẽ người tiêu dùng cũng sẽ rất khó quyết định? Chỉ cần biết rằng ở tầm cỡ thế giới, thông điệp trái chiều của hai nhãn hàng này đều mang lại hiệu quả và có dụng ý riêng.

Hãy trải nghiệm và ứng dụng thử trong công việc của các bạn dựa vào mẫu biểu trong hình 6 dưới đây. Một số gợi ý cho việc thực hành SCAMPER này là:

  • Phát triển các kênh tim kiếm khách hàng tiềm năng mới

  • Phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong thời kỳ và hậu thời kỳ COVID-19

  • Phát triển năng lực bản thân trong việc tận dụng thời gian giãn cách xã hội

  • Tìm kiếm những ý tưởng khởi nghiệp mới khả thi nhất.

Chúc các bạn may mắn và thành công khi xây dựng cho mình thật nhiều ý tưởng mới nhé.

NGUYỄN VIẾT ĐĂNG KHOA

Giám đốc | chuyên gia tư vấn Công ty Tư vấn Kim Đăng | Trưởng ban tư vấn chương trình Race to the Top [IDH & USAID] và GEAR [IFC & Better Work

Discover more from Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề