Phương pháp sưu tầm tài liệu la gì

Từ nhận thức đó, trong những năm qua công tác sưu tầm luôn được Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chú trọng. Tính từ năm 1980 đến nay,cơ quan đã tổ chức hàng trăm đợt sưu tầm hiện vật trên địa bàn tỉnh thu thập về cho kho cơ sở hơn hàng ngàn trang tư liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị. Sự hiện diện của những hiện vật gốc trong các 8 chủ đề trưng bày cũng như các bộ sưu tập ở trong kho cơ sở như: Bộ sưu tập Huân chương do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng cho cán bộ, chiến sỹ Thừa Thiên Huế có thành tích trong hoạt động cách mạng; Sưu tập biên lai ủng hộ gạo nuôi quân; Sưu tập tiền, tín phiếu, phiếu tiếp tế có hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Sưu tập Huy hiệu Bác Hồ tặng cán bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế; Sưu tập dao, rìu, rựa, cuốc Bác Hồ tặng đồng bào dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế.... là minh chứng về sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, viên chức Bảo tàng, đặc biệt là những cán bộ làm công tác sưu tầm. Tất cả các kỷ vật, hiện vật, tài liệu mà Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận có giá trị to lớn, phong phú về chất liệu, loại hình từ đó xây dựng những bộ sưu tập và tổ chức trưng bày chuyên đề phục vụ khách tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Thông qua trưng bày tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng, người xem có thể hiểu, cảm nhận về giá trị lịch sử của đất nước, giá trị tư tưởng, văn hóa, đạo đức và nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những hình thức giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách hữu hiệu, gây được hiệu ứng trong đông đảo công chúng.

Là những người trực tiếp làm công tác sưu tầm, chúng tôi thấu hiểu những vất vả, khó khăn khi tiếp cận với nhân chứng, đặc biệt những nhân chứng là những cựu chiến binh, lão thành cách mạng. Các cụ tuổi đã cao, sức khỏe, trí nhớ giảm sút, nhưng kho tàng tư liệu, hiện vật mà các cụ lưu giữ lại rất phong phú gắn với thời gian tham gia hai cuộc kháng chiến. Để khai thác được những nhân chứng này, chúng tôi phải đi lại nhiều lần, thăm hỏi động viên, kiên trì nói chuyện, vận động các cụ hiến tặng. Không phụ sự vất vả của những cán bộ sưu tầm, nguồn sử liệu, hiện vật mà những nhân chứng cung cấp luôn có giá trị trưng bày và những thông tin lịch sử góp phần bổ sung cho hồ sơ hiện vật, nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho công tác hướng dẫn tuyên truyền. Đặc biệt, khi tiến hành sưu tầm những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ phòng Nghiệp vụ đã rất chú ý đến các tư liệu, tài liệu, hiện vật có liên quan hoặc góp phần phản ánh thân thế, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức phong cách, lối sống, các mối quan hệ quốc tế.... của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đòi hỏi người cán bộ sưu tầm cần biết kết hợp giữa các khâu tiếp cận, gặp gỡ vận động đến khai thác thông tin, thu thập tài liệu, sưu tầm hiện vật từ chính các đoàn khách là cựu chiến binh mỗi lần đến dâng hương, dâng hoa ở Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, người cán bộ sưu tầm phải phát huy cao tri thức về văn hóa, lịch sử, nắm rõ những thông tin, lý lịch của nhân chứng có hiện vật cần sưu tầm, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác dân vận, công tác quần chúng. Nghệ thuật giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình sưu tầm. Sự hòa nhập, tính hòa đồng, sự hiểu biết sẽ tạo không khí vui vẻ và cởi mở, giúp người đến sưu tầm cũng như người có hiện vật tự nhiên hơn trong quá trình kể chuyện, tiếp xúc. Cán bộ sưu tầm cần khéo léo lựa lời hướng nhân chứng kể theo chủ đề cũng như nội dung của hiện vật mình đang cần tìm hiểu. Khi làm việc, mắt người sưu tầm luôn hướng về người kể chuyện với sự chăm chú, tin cậy và trên tay luôn có quyển sổ, cây bút để ghi chép, tỏ rõ sự quan tâm tới vấn đề họ đang nói. Những điều gì chưa hiểu, cần đánh dấu để sau đó hỏi lại cho chính xác. Chính những công việc lặng lẽ, khiêm nhường đó đã thực sự góp phần đem đến cho các nhà nghiên cứu và những người làm công tác tuyên truyền giáo dục những thông tin tư liệu quý giá.

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn làm tốt vai trò của mình là tuyên truyền về ý nghĩa của việc hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng, làm cho mỗi người dân hiểu rằng việc hiến tặng các tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng lưu giữ cũng là vinh dự của cá nhân, gia đình, tổ chức. Một số người sau khi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh và các di tích về Người, đặc biệt là qua các đợt tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật trực tiếp cũng như gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng đã gửi tặng Bảo tàng nhiều hiện vật, tài liệu quý. Tư những tư liệu, hiện vật sưu tầm được, ngoài phục vụ công tác trưng bày, Bảo tàng còn nghiên cứu, biên soạn sách "Âm vang thời Bác Hồ ở Huế", “Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân Thừa Thiên Huế”... giới thiệu một số câu chuyện, hồi ức của những người con Thừa Thiên Huế đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm cho người đọc hiểu thêm về tính nhân văn cao cả, tầm vóc văn hóa trong con người Hồ Chí Minh.

Trong những năm vừa qua, cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng đã sưu tầm được hơn 15.000 tư liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị tiêu biểu, liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác trưng bày, tuyên truyền, triển lãm. Đây là kết quả đáng mừng góp phần làm cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị thế của mình trong thời kỳ hội nhập đổi mới.

Tuy nhiên, về khách quan nhìn nhận qua các đợt sưu tầm, thu thập, bổ sung tư liệu, hiện vật trong những năm gần đây cũng còn một số những bất cập, khó khăn. Thiếu nhiều hiện vật mang tính điển hình gắn với các sự kiện và những nhân vật lịch sử quan trọng của địa phương để tạo điểm nhấn và gây ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan, hoặc những hiện vật mang về chưa thể phản ánh hết được các sự kiện, tầm ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử liên quan. Nguồn kinh phí hàng năm còn nhiều hạn chế, đây chính là mấu chốt của những khó khăn trong công tác sưu tầm. Hiện nay các nhân chứng sống ở các tỉnh thành khác cũng khá nhiều, bên cạnh đó những nhân chứng lịch sử tuổi ngày càng cao, điều đó đồng nghĩa với tình trạng ngày càng mất đi cơ hội gặp gỡ khai thác, nếu không tiến hành sưu tầm nhanh, số lượng tài liệu, hiện vật này ngày một mất dần theo năm tháng. Một thực tế khác là hiện nay hầu hết tư liệu, hiện vật đang được lưu giữ trong nhân dân đều chưa được áp dụng chế độ bảo quản khoa học mà hoàn toàn bảo quản trong điều kiện tự nhiên nên dẫn đến nhiều hiện vật đang đứng trước nguy cơ mai một, hư hỏng.

Dẫu rằng hiện tại nhân chứng lịch sử và hiện vật không còn nhiều, nhưng với bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với tình yêu lịch sử, quê hương, đất nước, mỗi cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế sẽ không quản ngại khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Bảo tàng trong suốt 35 năm qua, đặc biệt là công tác sưu tầm, tập thể cán bộ nghiệp vụ có thể tự hào vì những gì mà mình đã thực hiện, góp phần cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Ngọc Yến - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ

Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Video liên quan

Chủ Đề