Phương thức lớn lên của cơ thể là nhờ vào quá trình

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 29: Nguyên phân [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 29 trang 96: Quan sát hình 29.1 và dựa vào những thông tin nêu trên, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 29.

Bảng 29. Những diễn biến cơ bản ở các kì trong nguyên phân

Các kì Những diễn biến cơ bản ở các kì
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

Lời giải:

Các kì Những diễn biến cơ bản ở các kì
Kì đầu

– NST băt đầu đóng xoắn và co ngăn nên có hình thái rõ rệt.

– Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

Kì giữa

– Các NST kép đóng xoắn cực đại.

– Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau – Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
Kì cuối – Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 29 trang 97: Quan sát hình 29.1 và hình 29.2, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

a] Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào?

b] Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào?

c] Nguyên nhân của sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào?

Lời giải:

a] Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì cuối.

b] Điểm khác nhau:

– Tế bào thực vật: sau khi tế bào chất phân chia, một vách ngăn cellulose sẽ hình thành ở giữa [từ trong ra ngoài] và phân chia tế bào cũ thành 2 tế bào mới.

– Tế bào động vật: sau khi tế bào chất phân chia, rãnh phân cắt tại mặt phẳng xích đạo của tế bào chất thắt sâu dần từ ngoài vào trong cho đến khi tế bào đứt làm đôi.

c] Tế bào thực vật có thành xenlulô, rất chắc và bền nên làm cho thành tế bào không thể eo lại được như tế bào động vật, do đó mới xuất hiện hiện tượng hình thành vách ngăn ở tế nào thực vật.

Lời giải:

Quá trình phân chia nhân gồm 4 kì:

– Kì đầu: Trung tử và sao ở 2 cực tế bào, bộ thoi vô sắc được hình thành, các NST kép đính vào các sợi tơ vô sắc.

– Kì giữa: Màng nhân tiêu biến, các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, có hình thái đặc trưng rõ nhất.

– Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, chuyển động về 2 cực của tế bào [do sự co rút của các sợi tơ vô sắc].

– Kì cuối: Thoi phân bào biến mất, màng nhân xuất hiện, chứa bộ NST với số lượng và hình dạng như ở tế bào mẹ, sự phân chia chất tế bào diễn ra và khi kết thúc tạo ra 2 tế bào con giống hệt tế bào mẹ.

Thực chất của nguyên phân là sự phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Lời giải:

Sự khác nhau:

– Tế bào động vật là sự hình thành co thắt ở vùng xích đạo của tế bào, bắt đầu co thắt từ ngoài [màng tế bào] vào trung tâm.

– Tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài [vách tế bào].

Lời giải:

– Nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể là vì :

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ quá trình nguyên phân.

Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng.

Sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể chủ yếu nhờ vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên phân.

– Về mặt thực tiễn:

+ Phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.

+ Hiểu được bản chất của nguyên phân các nhà khoa học đã ứng dụng vào kĩ thuật nuôi cấy mô. Việc nuôi cấy trong ống nghiệm các mô và tế bào thực vật có hiệu quả lớn: nhân nhanh các giống tốt, xử lí làm sạch virut, góp phần chọn, tạo dòng tế bào thực vật có khả năng chống sâu bệnh đã được dùng rộng rãi trong công tác giống cây trồng.

a] Số tế bào mới được tạo thành nói trên.

b] Số lần phân bào từ hợp tử.

Lời giải:

– Số tế bào mới được tạo thành là: 368 : 46 = 8 tế bào.

– Số lần phân bào của hợp tử là 3, vì 8 = 23 [3 là số lần phân bào của hợp tử].

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 31 trang 106 : – Tường trình lại các thao tác, nhận thức, thậm chí cả kinh nghiệm rút ra trong giờ thực hành.

– Vẽ các hình đã quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành.

Lời giải:

– Các thao tác trong giờ thực hành:

1. Quan sát tiêu bản cố định:

+ Đưa tiêu bản lên kính.

+ HS quan sát, nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể hay các kì phân bào.

2. Làm tiêu bản tạm thời:

Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch ax ê tô cacmin, đun nóng trên đèn cồn [6 phút] rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.

+ Đặt lên phiến kính 1 giọt axit ax ê tic 45%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2mm và bổ đôi.

+ Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit thừa, gõ nhẹ lên tấm kính để dàn mô phân sinh.

+ Đưa tiêu bản lên kính và quan sát.

– Các hình quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành:

Cơ chế di truyền - biến dị ở cấp độ tế bào.

1. Nguyên phân

1.1. Khái niệm

- Là hình thúc phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào, xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể [hợp tử, tb sinh dưỡng, tb mầm sinh dục].

- Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần phân  bào sẽ hình thành 2 tế bào con có bộ NST là 2n.

1.2. Cơ chế

Nguyên phân

Giai đoạn chuẩn bị [kì trung gian]

Pha G1

Pha S

Pha G2

Giai đoạn phân bào chính thức

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

- Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

- Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng [hạt, chữ V, que] được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

- Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

- Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:

+ Ở tế bào động vật: màng sinh chất ngay ở khoảng giữa tế bào co thắt từ ngoài vào trong để phân chia thành 2 tế bào con.

+ Ở tế bào động vật: tế bào mới, được hình thành do thành tế bào ở khoảng giữa phát triển từ trong ra ngoài phân chia ế bào mẹ thành 2 tế bào con.

1.3. Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

1.4. Ý nghĩa

- Đối với di truyền: nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở các loài sinh sản vô tính.

- Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định là nhờ cơ chế nhân đôi kết hợp với phân li NST.

- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp sự sinh trưởng của các mô và cơ quan nhờ đó cơ thể đa bào mới lớn lên được.

- Ở các mô, cơ quan còn non tốc độ phân bào diễn ra nhanh chóng. Khi các mô, cơ quan đến giai đoạn tới hạn sinh trưởng thì nguyên phân bị ức chế.

- Nguyên phân giúp tạo ra tế bào mới để bù đắp các tế bào có các mô, cơ quan bị tổn thương, thay thế cho các tế bào già yếu.

Các dạng bài tập

Dạng 1: Bài tập liên quan đến sự biến đổi của NST qua các kì của nguyên phân.

Các kì

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Đầu kì [NST chưa nhân đôi]

Cuối kì [NST đã nhân đôi]

Đầu kì [2 tế bào con chưa tách hoàn toàn]

Cuối kì[2 tế bào con tách nhau hoàn toàn]

Số lượng NST

2n

2n

2n

2n

4n

4n

2n

Trạng thái

đơn

kép

kép

kép

đơn

đơn

đơn

Số cromatit

0

4n

4n

4n

0

0

0

Số tâm động

2n

2n

2n

2n

4n

4n

2n

Dạng 2: Bài tập số tế bào con tạo ra, số NST môi trường cung cấp, số thoi vô sắc được hình thành trong nguyên phân.

1 tế bào nguyên phân k lần sẽ tạo ra 2k tế bào con

Số NST môi trường cung cấp = [2k - 1] x 2n

Số NST có nguyên liệu hoàn toàn mới = [2k -2] x 2n

Số thoi vô sắc hình thành = 2k -1

2. Giảm phân

2.1. Khái niệm

- Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1.

- Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp:Từ 1 tế bào sinh dục chín [2n] sau giảm phân hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST là n.

2.2. Cơ chế

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào đều gồm giai đoạn chuẩn bị [kì trung gian] và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối.

a. Lần phân bào 1

- Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép [gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động], trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

- Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

- Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái [không tách nhau ở tâm động] phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. [Mỗi cực có n NST kép].

- Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

b. Lần phân bào 2:

- Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1,  trung thể tự nhân đôi.

- Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể [vuông góc với thoi vô sắc GP 1] màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

- Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

- Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào [mỗi tế bào có n NST đơn]. Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

2.3. Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua giảm phân sẽ tạo ra bốn tế bào con.

2.4. Ý nghĩa

- Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội của loài qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài được hình thành.

- Cùng với nguyên phân kết hợp với thụ tinh giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể [ở các loài sinh sản hữu tính].

- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác về nguồn gốc do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do và trao đổi chéo giữa các cromatit nên khi thụ tinh sẽ tạo ra biến dị tổ hợp để cung câp nguyên liệu thứ cấp dồi dào cho tiến hóa và chọn giống.

3. Quá trình phát sinh giao tử

3.1. Khái niệm

Giao tử là những tế bào có bộ NST đơn bội n được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế bào sinh giao tử gồm giao tử đực và giao tử cái.

3.2. Quá trình phát sinh giao tử đực [tinh trùng, tinh tử]:

- Xảy ra ở các tinh bào bậc 1:

TB mầm sinh dục à nguyên phân à TB sinh dục [tinh nguyên bào] à nguyên phân nhiều lần: tăng khối lượng, kích thước à TB sinh dục trưởng thành [tinh bào bậc 1] à giảm phân 1 à 2 tế bào con có n NST kép [tinh bào bậc 2] à giảm phân 2 à 4 tế bào con có n NST đơn.

- Chú ý:

+ Ở động vật mỗi tb đơn bội sẽ phát triển thành 1 tinh trùng

+ Ở thực vật bậc cao: mỗi tế bào đơn bội sẽ nguyên phân 1 lần nữa tạo 2 tế bào đơn bội n [1 tế bào sinh dưỡng, 1 tb sinh sản: cùng tồn tại trong 1 hạt phấn]. Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành túi phấn đưa tinh tử vào túi phôi. Tế bào sinh sản sẽ nguyên phân 1 lần nữa tạo ra 2 tinh tử [n] tham gia vào quá trình thụ tinh kép:Tinh tử 1 kết hợp với noãn tạo ra hợp tử 2n; Tinh tử 2 kết hợp với nhân phụ [2n] tạo ra nội nhũ 3n.

=>Kết quả:

+ Từ 1 tinh bào bậc 1 ở động vật sau quá trình phát sinh giao tử sẽ hình thành 4 giao tử đực có khả năng thụ tinh như nhau.

+ Từ 1 tinh bào bậc 1 ở thực vật bậc cao sau quá trình phát sinh giao tử sẽ hình thành 12 tb đơn bội.

3.3. Quá trình phát sinh giao tử cái

- Xảy ra ở cơ quan sinh sản cái.

TB mầm sinh dục à nguyên phân à TB sinh dục [noãn nguyên bào] à nguyên phân nhiều lần: tăng khối lượng, kích thước à TB sinh dục trưởng thành [noãn bào bậc 1] à giảm phân 1 à 2 tế bào con có n NST kép [noãn bào bậc 2] à giảm phân 2 à 4 tế bào con có n NST đơn.

- Kết thúc giảm phân: từ 1 tế bào noãn bào bậc 1 tạo ra được 4 tế bào đơn bội trong đó 1 tế bào có kích thước lớn, 3 tb còn lại có kích thước nhỏ hơn sẽ bị thoái hóa không có khả năng thụ tinh.

- Ở động vật: tế bào có kích thước lớn sẽ phát triển thành trứng với n NST đơn

- Ở thực vật bậc cao: tế bào có kích thước lớn nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra 8 tế bào đơn bội n để hình thành túi phôi gồm:

+ 1 noãn- tế bào trứng [n]

+ 2 tế bào nhân phụ

+ 2 trợ bào- tế bào kèm

+ 3 tế bào đối cực

=>Từ 1 noãn bào bậc 1 sau quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra được 1 giao tử cái có khả năng thụ tinh.

4. Quá trình thụ tinh

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa 2 tế bào đơn bội của giao tử đực và giao tử cái để hình thành tế bào lưỡng bội [hợp tử] có nguồn gốc từ cả bố và mẹ.

- Ở thực vật bậc cao xảy ra quá trình thụ tinh kép:

+ Tinh tử 1 kết hợp với noãn tạo ra hợp tử 2n

+ Tinh tử 2 kết hợp với nhân phụ [2n] tạo ra nội nhũ 3n

Các dạng bài tập

Dạng 1: Bài tập liên quan đến nhưng biến đổi của NST qua các kì phân bào

Các kì

Đặc điểm

Trung gian

Đầu

Giữa

Sau

Cuối

Đầu kì cuối

Cuối kì cuối

GP I

Số NST

2n

2n

2n

2n

2n

n

Trạng thái

đơn

Kép

kép

kép

kép

kép

Số cromatit

0

4n

4n

4n

4n

2n

Số tâm động

2n

2n

2n

2n

2n

n

GP II

Số NST

n

n

n

2n

2n

n

Trạng thái

kép

kép

kép

đơn

đơn

đơn

Số cromatit

2n

2n

2n

0

0

0

Số tâm động

n

n

n

2n

2n

2n

Dạng 2: Bài tập số NST cung cấp cho quá trình giảm phân, số thoi vô sắc được hình thành, số tế bào con được tạo ra.

- Trong giảm phân chỉ xảy ra 1 lần nhân đôi nên số NST môi trường cung cấp =số tế bào tham gia giảm phân x 2n

- Số thoi vô sắc hình thành ở lần GP I là 1, ở GP II là 2 nên tổng số thoi vô sắc hình thành= 3 x số tế bào tham gia giảm phân

- Số tế bào con được tạo ra sau quá trình giảm phân:

+Số tinh trùng được tạo ra = số tb sinh dục đực tham gia GP x 4

+Số tế bào trứng được tạo ra = số tb sinh dục cái tham gia GP

+ Số thể định hứng = số tb sinh dục cái tham gia GP x 3

- Số NST trong các giao tử được sinh ra = số giao tử x n

- Số NST trong thể định hướng = số thể định hướng x n

- Ở thực vật bậc cao:

+ Số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào đực là 12 tế bào con có bộ NST là n

+Số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào cái là 11 tế bào con có bộ NST là n

Dạng 3: xác định số loại giao tử và tỉ lệ giao tử

1. Số loại giao tử được tạo ra từ 1 tế bào giảm phân bình thường:

- Từ 1 tb sinh tinh [tinh bào bậc 1] qua gp sẽ tạo 2 loại giao tử khác nhau.

- Từ 1 tb sinh trứng [noãn bào bậc 1] qua gp sẽ tạo ra 1 loại trứng.

2. Số loại giao tử của cơ thể 2n sinh ra:

a. Nếu không có hiện tượng trao đổi chéo thì số loại giao tử được sinh ra là 2n [n là số cặp NST]

b. Nếu có hiện tượng trao đổi chéo

TH1: Xảy ra TĐC tại 1 điểm [TĐC đơn] tại p cặp [] thì số loại giao tử tạo ra là 2n+p

Trong 1 cơ thể có 1 cặp NST [thường xét cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau]:

- Nếu cặp NST đó giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử khác nhau.

- Nếu cặp NST đó xảy ra TĐC đơn tại 1 điểm thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử khác nhau.

- Nếu cặp NST đó xảy ra TĐC tại 2 điểm không cùng lúc [2 TĐC đơn] thì sẽ tạo ra 6 loại giao tử khác nhau.

- Nếu cặp NST đó xảy TĐC tại 2 điểm không cùng lúc và tại 2 điểm cùng lúc [TĐC kép] thì sẽ tạo ra 8 loại giao tử khác nhau.

Ở trường hợp này:

+ Có p cặp xảy ra TĐC đơn thì sẽ tạo ra 4.4.4.4…..4 = 4p = 22p loại giao tử khác nhau.

+ Còn [n-p] cặp giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2n-p loại giao tử.

=>Tổng hợp lại sẽ có số loại giao tử cơ thể này giảm phân tạo ra = 22p x2n-p = 2n+p

TH2: xảy ra 2 TĐC đơn không cùng lúc tại m cặp thì số loại giao tử tạo ra là 2n x 3m

+ Có m cặp xảy ra TĐC đơn không cùng lúc sẽ tạo ra 6m = 2m x 3m loại giao tử

+ Còn n-m cặp giảm phân bình thường tạo ra 2n-m loại giao tử

=>Tổng hợp lại sẽ có số loại giao tử cơ thể này giảm phân tạo ra =2m x 3m x 2n-m = 2n x 3m

TH3: Xảy ra TĐC tại 2 điểm cùng lúc và tại 2 điểm không cùng lúc [TĐC kép] tại k cặp thì số loại giao tử tạo ra là 2n+2k

+ Có k cặp xảy ra TĐC kép sẽ tạo ra 8k = 23k loại giao tử.

+ Còn n-k cặp giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2n-k loại giao tử.

=>Tổng hợp lại sẽ có số loại giao tử cơ thể này giảm phân tạo ra =23k x 2n-k = 2n+2k

c. Số loại giao tử chứa các NST có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ

Số loại giao tử có chứa a NST có nguồn gốc từ bố [bên nội] = Cna = n!/[a![n-a]!]

Số loại giao tử có chứa b NST có nguồn gốc từ mẹ [bên ngoại] = Cnb = n!/[b![n-b]!]

3. Xác định số loại giao tử thực tế tạo ra từ 1 tế bào sinh dục chín giảm phân

- Số loại tinh trùng tạo ra tử 1 tế bào sinh tinh

+ Nếu giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 loại trên tổng số 2n loại

+ Nếu xảy ra TĐC đơn sẽ tạo ra 4 loại trên tổng số 2n+p loại

+ Nếu xảy ra TĐC tại 2 điểm không cùng lúc sẽ tạo ra 4 loại trên tổng số 2n x 3m loại

- Số loại trứng được tạo ra từ 1 tb trứng luôn là 1 loại.

- Số kiểu hợp tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái

Dạng 4: Số cách sắp xếp của NST ở kì giữaGP I = 2n/2

Dạng 5: Xác định số loại hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của các giao tử.

- Số hợp tử= số tinh trùng được thụ tinh= số trứng được thụ tinh

- Hiệu suất thụ tinh của giao tử = Số giao tử được thụ tinh/ tổng số giao tử tham gia thụ tinh x 100%.

Video liên quan

Chủ Đề