Phương thức lưu truyền của văn học viết

☆☆☆☆☆ 93.11

Văn mẫu

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT * Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian và khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. * Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

I – ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng [tính truyền miệng] Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Trong khi văn học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian lại được truyền miệng từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau. Quá trình truyền miệng vẫn được tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại. Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. Người ta có thể nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian[1]. Ở đây, lời [tức phần ngôn từ truyền miệng] ở một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác [lời thơ trong ca dao thường được hát theo làn điệu; một vở chèo khi trình diễn bao gồm cả lời, nhạc, hát, múa và diễn xuất của nghệ nhân]. 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể [tính tập thể] Văn học viết là sáng tác cá nhân, trong khi đó, văn học dân gian lại là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó, những người khác [có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau] tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, thường là tác phẩm được làm phong phú hơn, hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Văn học dân gian dần dần đã trở thành tác phẩm chung của tập thể. Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sữa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.

Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, lễ hội,... Phần lớn tác phẩm văn học dân gian ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng [một số điệu hò trên sông nước làm cho các hoạt động kéo lưới, chèo thuyền trở nên sôi nổi, nhịp nhàng hơn...]. Có thể nói, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

II – HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng, hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam gồm có: 1. Thần thoại: Tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại. 2. Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đại. 3. Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử [hoặc có liên quan đến lịch sử] theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. 18 4. Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 5. Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ [phần lớn là hình tượng loài vật] để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh. 6. Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. 7. Tục ngữ: Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân. 8. Câu đố: Bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống. 9. Ca dao: Lời trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. 10. Vè: Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện thời sự của làng, của nước. 11. Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. 12. Chèo: Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vứa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội. [Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân gian, múa rối, các trò diễn mang tính truyện.]

III – NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn. Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu, có sức sống lâu bền với thời gian. Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân, vì vậy có sự khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời, đặc biệt là về các vấn đề lịch sử, xã hội. Việt Nam có 54 dân tộc người. Mỗi tộc người có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng. 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người Trước hết văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đó là tình yêu thương đối với đồng loại, là tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công, là niềm tin bất diệt vào chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa, của cái thiện. Văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,... 3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, khi đến với chúng ta đã thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập. Những truyện kể dân gian làm cho “từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” [tựa sách Lĩnh Nam chích quái]. Những lời ca tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và mai sau. Nhờ có giá trị nghệ thuật to lớn như vậy nên trong nhiều thế kỉ, khi văn học viết mới hình thành, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết đã phát triển, văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Trong tiến trình lịch sử, văn học dân gian đã phát triển song song cùng văn học viết, làm cho nên văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. 2. Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại cơ bản nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại. 3. Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian.

GHI NHỚ

* Văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng sáng tạo và hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

* Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.

Áng văn Nôm Truyện Kiều bản Chiêm Vân Thị dưới tựa Thúy Kiều Truyện tường chú viết bằng kiểu chữ lệ thư do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967

Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" [Đặng Thai Mai]. Sự va chạm gần 10 thế kỷ giữa nền Hán học và văn hóa dân gian Việt tuy có phần làm văn hóa, tín ngưỡng, phong tục cũng như nghệ thuật của dân tộc Việt bị "sứt mẻ, mất mát" nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết.

Nhiều phát hiện mới của khảo cổ học chứng minh từ thời đại Hùng Vương, người Việt đã có một nền văn hóa với nhiều nét cá tính khá rõ rệt, thể hiện qua nhiều thần thoại và truyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã biết cách chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệu của tiếng Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng, văn hóa, triết học của Trung Quốc lẫn của người Việt.

Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên: chữ Nôm.

Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau một thời gian dài văn-sử-triết bất phân. Ba dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình.

Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai loại: cổ thể và cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc; ngoài ra theo Dương Quảng Hàm [trong quyển Văn học Việt Nam] thì văn viết trong thời kỳ đầu "có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm:

  • Vận văn: tức loại văn có vần
  • Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối [như câu đối]
  • Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có đối.

Cuối thế kỷ 18 trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài chuyển biến trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thường nhật [văn chương bình dân] và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập đến. "Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều [của Nguyễn Du] được xem là những thành tựu nổi bật của chữ Nôm trong văn học Việt Nam.

Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam thì diện mạo văn học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng các dòng tư tưởng truyền thống phương Đông thì sự thâm nhập của phương Tây mang đến cho văn học viết con đường "hiện đại hóa" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội dung sáng tác. Riêng về thể loại nếu so sánh văn học viết Việt Nam giữa hai thời kỳ lớn: Văn học Trung đại và Văn học Hiện đại thì có thể hiểu một cách tổng quát về các thể loại chính như sau:

  • Thời kỳ văn học Trung đại [từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19] gồm: tự sự và trữ tình.
  • Thời kỳ văn học Hiện đại [từ đầu thế kỷ 20 đến nay] gồm: tự sựtrữ tìnhkịch.

Sau hơn 10 thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định và vẫn đang tiếp tục "dòng chảy" của mình để có thể hội nhập vào nền văn học chung của thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề