Qua sự hồi tưởng của người cháu hình ảnh người bà hiện lên như thế nào

C. Hoạt động luyện tập

a. Đọc văn bản: Bếp lửa.

b. Tìm hiểu văn bản.

[1] Bài thơ mang hình thưc là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình , em hãy tìm bố cục của bài thơ.

[2] Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ nào? Tại sao khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa”?

[3] Qua bài thơ em hình dung như thế nào về nhân vật người cháu và hoàn cảnh sống của  hai bà cháu?

[4] Qua sự hồi tượng của người cháu , hình ảnh bà hiện lên như thế nào? Tình cảm bà cháu còn gắn liền với những tình cảm nào khác?

[5] Theo em, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì? Trình bày suy nghĩa của em về sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa trong hai câu thơ:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

[6] Chỉ ra và nhận xét về tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và biểu cảm


[1] Bài thơ có bố cục như sau:

  • Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi ức vé bà.
  • Bốn khổ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ gắn liền vđi hình ảnh bếp lửa.
  • Hai khổ tiếp theo: Suy ngẫm của cháu về bà.
  • Khổ cuối: Tinh cảm của ngươi cháu đi xa không nguôi nhớ về bà.

[2] Trong ba câu thơ đầu, hình ảnh bếp lửa hiện lên qua những từ ngữ:" Chờn vờn sương sớm/ ấp iu nồng đượm".

Khi nhớ về bếp lửa, nhân vật trữ tình lại thấy “thương bà biết mấy nắng mưa” bởi lẽ hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

[3] Qua bài thơ em hình dung dược cuộc sống của hai bà cháu lúc bấy giờ vô cùng vất vả. Người bà phải làm lụng vất vả, một nắng hai sương, tần tảo sớm hôm chăm sóc cho người cháu của mình. Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải "khô rạc ngựa gầy" mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn. Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu. Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Đó chính là những kỉ niệm về bà cũng thấm đậm yêu thương mà người cháu chẳng thể quên được.

[4] Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà: Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.

Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình yêu quê hương đất nước những tháng ngày chiến đấu khắc nghiệt.

[5] Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa:

  • Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ.
  • Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
  • Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
  • Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…

=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã chuyển thành hình ảnh trừu tượng: ngọn lửa lòng bà. Ngọn lửa giờ đây là ngọn lửa tinh thần, mang một ý nghĩa khái quát. Đó là ngọn lửa của niềm tin, sức sống, là niềm yêu thương của bà.

[6] Thông qua biện pháp tự sự kết hợp miêu tả tác giả đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ của những năm tháng khó khăn bên bà đồng thời cũng thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sự hi sinh của bà dành cho cháu cũng như tình yêu thương của người cháu dành cho bà.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

hình ảnh người bà trong hồi tưởng tuổi thơ của người cháu đc hiện ra như thế nào? qua đó có thế cảm nhận đc điều gì về tình bà cháu?

Các câu hỏi tương tự

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

4 Về ý nghĩa của nài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu dằm thắm , sâu nặng . Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giũa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương , đất nước. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

5 Theo em , bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ , ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ , các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm đó đã góp phần thể hiện thành công tình cảm . Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

 Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.
Trả lời:

Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại: 

- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: Trong kí ức của cháu, đoạn đời đói khổ năm 4 tuổi hiện lên thật cụ thể với cảm giác đói mòn đói mỏi với hình ảnh bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Thành ngữ đã diễn tả cái đói kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức và hình ảnh con ngựa gầy rạc gợi những nỗi ám ảnh xót xa về nạn đói khủng khiếp năm 1945. Chỉ có một ấn tượng sâu đậm nổi lên trong lòng nhà thơ - ấn tượng về khói bếp: quen mùi khói, khói hun nhoèn mắt, sống mũi còn cay… 

 - Tuổi thơ ấy còn có cái gian khổ của thời kì kháng chiến chống Pháp: Năm giặc đốt làng….Mẹ cùng cha công tác không về... Đây là hoàn cảnh điển hình của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến và tuổi thơ cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang của bà. Bên bếp lửa, bà hay kể chuyện những ngày ở Huế, chuyện đời thực ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa….Rồi bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học…Hình ảnh người bà càng hiện lên rõ nét với những phẩm chất cao quý, bà luôn bình tĩnh, vững lòng, vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi công tác được yên lòng.. bà dặn cháu…Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

 - Sự kết hợp hài hoà yếu tố biểu cảm – tự sự - miêu tả đã khiến cảm xúc không chỉ miên man mà còn là những dấu ấn rất đậm, rất sống về người bà. Lời người bà vẫn văng vẳng bên tai, vẫn đinh ninh trong lòng cháu. Người cháu trong bài thơ Bếp lửa tuy phải sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn, nhưng vẫn thật hạnh phúc khi  được sống trong vòng tay yêu thương của bà.

 

Câu 3 trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Phân tích hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”?

Trả lời:

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc lại tới 10 lần và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nói chung giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh. Bếp lửa vì thế mà trở nên kì lạ, thiêng liêng: Ôi! Kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa. Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc gian lao mà tình nghĩa. Người cháu nhớ về bếp lửa là nhớ về bà, nhớ về cội nguồn với niềm tri ân sâu nặng.

 

Câu 4 SGK Ngữ văn 9 tập 1:               Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

                                                              Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

                                                             Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Trả lời:
Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. Hình ảnh ngọn lửa [cụ thể hơn là bếp lửa] được dùng với ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin vô cùng dai dẳng, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài… Điệp ngữ một ngọn lửa nhấn mạnh, nổi bật tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, sưởi ấm trái tim bé bỏng của cháu. Như thế, hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

 

Câu 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?
Trả lời:

Tình cảm bà cháu trong bài thơ là tình cảm kì lạ và thiêng liêng da diết. Có điều đặc biệt là, bài thơ “Bếp lửa” được Bằng Việt sáng tác khi đang là sinh viên ngành luật của Trường Đại học Tổng hợp Ki-ép [Liên Xô], vì thế, cần thấy thêm khía cạnh tình cảm của tác giả khi trong cuộc sống đã “Có ngọn khói trăm tàu- Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” mà lòng vẫn khôn nguôi hình ảnh người bà với bếp lửa ở tận miền kí ức xa xôi của tuổi ấu thơ - nói rộng ra là tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

 

II. LUYỆN TẬP:

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:

     Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn với sự tần tảo hi sinh của bà. Bởi thế mà mọi suy ngẫm của người cháu về bà đều gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, sự chở che từ hơi ấm của bà. Bếp lửa gắn liền với niềm vui được sưởi ấm và lớn lên của người cháu. Vì thế mà khi tuổi thơ đã lùi xa, người cháu đã trưởng thành nhưng bếp lửa của người bà thân yêu thì không bao giờ tắt. Nhà thơ đã giữ ngọn lửa thiêng ấy như giữ tài sản quý giá nhất của mình, như cất giữ tuổi thơ nồng đượm tình bà cháu thân thương. Chính ngọn lửa thiêng này đã sưởi ấm cho tác giả suốt cả cuộc đời dẫu có đi khắp chân trời góc bể. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng người đọc bởi hình ảnh thân thương ấy gắn với tình yêu quê hương đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề