Quân dân ta kháng chiến chống pháp đánh bắc kì lần thứ hai như thế nào?

- Năm 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ đánh thành Hà Nội. Chúng đòi quân ta nộp khí giới và gia thành không điều kiện, không được ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.

- Quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.

- Quân Pháp nhanh chóng đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?

Xem đáp án » 16/03/2020 19,170

Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867.

Xem đáp án » 16/03/2020 5,749

Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Xem đáp án » 16/03/2020 5,731

Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.

Xem đáp án » 16/03/2020 3,726

Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-ê bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,592

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,458

Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,145

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.

- Ngày 03-04-1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội và gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu hạ vũ khí, giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Lý thuyết:

Mục a, b

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai [1882]

a] Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất [1874]

- Làn sóng phản đối Hiệp ước diễn ra mạnh mẽ trong quần chúng.

- Nền kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.

=> Triều đình cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp.

b] Âm mưu của Pháp:

- Tư bản Pháp phát triển mạnh, cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì.

- Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

Mục c

c] Diễn biến:

- Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

- Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.

- Triều đình Huế vội cầu cứu nhà Thanh, cử người ta Hà Nội thương thuyết với Pháp; ra lệnh quân ta phải rút lên mạn ngược => quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi.

- Pháp nhanh chóng chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Hoàng Diệu [1829 - 1882]

Nội dung chính:

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai [1882]: tình hình Việt Nam, âm mưu của Pháp và diễn biến chính.

Câu 6: Trang 122 – sgk lịch sử 8

Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?


Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.

Diễn biến:

  • Ngày 3/4/1882: quân Pháp do đại tá Ri –vi –e đổ bộ lên Hà Nội
  • Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Hoàng Diệu giao thành Hà Nội. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công.
  • Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự tử. Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...


Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc [1873 - 1884] [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 25 lịch sử 8, bài 25 kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, pháp đánh chiếm bắc kì lần hai, quá trình pháp đánh chiếm bắc kì.

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2 như thế nào”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch Sử 8.

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Thực hiện ý đồ đóng chiếm toàn bộ nước ta, Viện cớ nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.

- Ngày 25/5/1882, chúng gửi tối hậu thư yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí giao thành trong 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn, chúng đã nổ súng chiếm thành.

- Chúng cho dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội..

- Nhân lúc triều đình Huế còn hoang mang, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm đóng vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn vềthực dân Pháp xâm chiếm Bắc Kì lần thứ 2nhé!

Kiến thức tham khảo vềthực dân Pháp xâm chiếm Bắc Kì lần thứ 2

1. Âm mưu củathực dân Pháp

Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì⇒ thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai [1882]

2. Diễn biến

- Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

3. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

-Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

-Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai [19/05/1883], giết chết Ri-vi-e.

4. Trận Cầu Giấy 1883

a. Diễn biến:

+ Tháng 5-1883, trên chiến truờng Cầu Giấy, quân dân ta lại một lần nữa giáng cho giặc một đòn nặng nề.

+ Ngày 19-5-1883, Ri-vi-e huy động 550 quân có đại bác yểm trợ, mở cuộc hành quân đánh ra Hà Nội theo đường Hà Nội đi Sơn Tây

+ Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và quân của Hoàng tá viêm đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làngHạ Yên Khê[còn gọi là Hạ Yên Quyết] bên trái Cầu Giấy. Khi quân Pháp tiến gần làng thì bị quân Hoàng Tá Viêm Và lính Cờ Đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa buộc Rivière phải chỉ huy quân kéo khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân địch. Bất ngờ quân Cờ Đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên Moulun. Sau khi Rivière chết, quân Cờ đen tiến tới cắt đầu và tay của ông ta để làm chiến lợi phẩm.

+ Tàn quân Pháp tháo chạy về Hà Nội.

b. Ý nghĩa:

Làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc.

Video liên quan

Chủ Đề