Quan hệ từ chỉ cách thức là gì

Trạng từ chỉ cách thức trong tiếng Anh

TỔNG QUAN VỀ TRẠNG TỪ 2. DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH - ĐỊNH NGHĨA, CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP 3. TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

III - Vị trí của trạng từ chỉ tần suất trong câu


Trạng từ chỉ cách thức thường đứng ở vị trí cuối câu [end position]. Trạng từ tận cùng bằng –ly đôi khi có thể đứng ở vị trí giữa câu [mid position] nếu trạng từ không phải là phần trọng tâm của thông tin.

 

Ngoài ra:

 

1.   Trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ chính và tân ngữ trực tiếp

Ví dụ:

  • He is working happily.  [Cô ấy đang làm việc một cách vui vẻ.]

Đứng trước động từ chính. [để nhấn mạnh về cách thức thực hiện hành động]

Ví dụ:

  • She quickly finished his meal.  [Anh ta ăn xong bữa một cách nhanh chóng.]

Hy vọng những chia sẻ trên đây về trạng từ chỉ cách thức sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn luyện và học tập.

Chúc các bạn học tốt.

Nếu cần tư vấn miễn phí về lộ trình học giao tiếp cho người mất gốc, các bạn để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ nhé!

Chiếm một số lượng từ không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao và có tác dụng quan trọng về cú pháp.

Quan hệ từ bao gồm những từ như : rà, với, cùng, của, bằng, Ở, tại, bởi, vì, thì, mà, tuy, nhưng, song, dù, mặc dầu, hay, hoặc, nếu, hễ, giá như, không những… mà còn, cho, tuy… nhưng,…

1. Đặc trưng

Quan hệ từ là những hư từ, không có nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là những từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy.

Quan hệ từ là những hư từ cú pháp. Chúng không có khả năng làm thành tố [trung tâm hoặc thành tố phụ] trong câu trúc một ngữ mà chỉ có thể kết hợp với ngữ để dạng thức hoá một tổ hợp cú pháp, bổ sung cho cấu trúc ngữ “một đặc điểm phân bố”. Nói khác đi, quan hệ từ có chức năng diễn đạt quan hệ giữa thực từ với thực từ. Cho nên quan hệ từ diễn đạt ý nghĩa về quan hệ, có tác dụng xác đinh quan hệ cú pháp và là phương tiện để nối kết các từ, các ngữ, các vế câu [các thành phần câu]. Trên giác độ ngữ pháp văn bản, các quan hệ từ còn là phương tiện liên kết văn bản [liên kết liên câu, liên kết đoạn văn], ví dụ :

Sách của thư viện.

Đi bằng máy baỵ.

Quan hệ giữa các từ sách, thư viện ; đi, máy bay trong tổ hợp trên được xác lập nhờ quan hệ từ. Quan hệ từ của, bằng đã làm rõ mối quan hệ cú pháp chính phụ trong các tổ hợp trên, đồng thời chỉ rõ ý nghĩa của mối quan hệ đó [của chỉ quan hệ sở thuộc, sở hữu ; quan hệ từ bằng diễn đạt quan hệ về phương tiện, phương thức,…]. Nhờ có quan hệ từ, các mối quan hệ trong các tổ hợp cú pháp được bộc lộ rõ hơn, như :

Thơ của thiêu nhi

Thơ về thiếu nhi

Thơ cho thiếu nhi

So sánh với : Thơ thiếu nhi.

Điều cần chú ý là, với chức năng nối kết, các quan hệ từ có thể tham gia vào các tổ hợp cú pháp có quan hệ ngữ pháp khác nhau, tổ hợp đó [có quan hệ từ] có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, nhưng nét nghĩa quan hệ của quan hệ từ vẫn không thay đổi, ví dụ :

– Tôi mượn quyển sách của thầy Hà. [định ngữ]

và – Quyển sách này của thầy Hà. [vị ngữ]

[Tổ hợp cú pháp có quan hệ từ của vẫn biểu thị ý nghĩa quan hệ sở thuộc, sở hữu.]

– Chậu nước này để rửa tay. [vị ngữ chỉ mục đích]

và – Để học giỏi, chúng ta phải chăm chỉ. [trạng ngữ chỉ mục đích]

[Cả hai tổ hợp ngữ pháp có quan hệ từ để đều chỉ mục đích, mặc dù chúng khác nhau về chức vụ cú pháp.]

2. Các tiểu loại quan hệ từ

Quan hệ từ là lớp hư từ cú pháp, có hoạt động cú pháp rất đa dạng trong các tổ hợp cú pháp khác nhau. Đó là những khó khăn cho việc chia  từ loại quan hệ từ thành các tiểu loại. Các nhà nghiên cứu Việt ngữ đã cố gắng đưa ra các cách phân loại. Chỉ có đặt các quan hệ từ trong các tổ hợp cú pháp, trong các cấu trúc câu mới thấy rõ vai trò và tác dung của chúng.

Dưới đây chỉ nêu một số quan hệ từ thường dùng :

* Của : chỉ quan hệ sở hữu, sở thuộc. Ví dụ :

– Mắt của cô ấy đen láy.

– Chiếc bút này của ai ?

* Mà : chỉ quan hệ đặc trưng hoặc quan hệ mục đích. Ví dụ :

– Chiếc đồng hồ mà anh mua rất đẹp.

– Con có lạnh, lấy áo mà mặc thêm vào.

Cũng có khi chỉ quan hệ đối lập [như từ nhưng] :

– Trời mưa mà đường không lầy lội.

* Ở: chỉ quan hệ định vị [địa điếm, đối tượng]. Ví dụ :

– Quyển lịch treo ở trên tường.

– Chúng tôi tín ở lòng trung thực của anh.

* Từ: chỉ quan hệ định vị [khởi điểm thời gian hoặc địa điểm xuất phát]. Ví dụ:

– Từ chiều, trời trở lanh.

– Bà mẹ từ quê ra thăm con.

Hoặc cặp từ : từ… [cho] đến… [chỉ giới hạn, phạm vi khỏi đầu tới kết thúc]. Ví du :

– Từ sáng đến giờ, chúng tôi không đi đâu.

– Từ đây đến đó, đường rất khó đi.

* Với:

Chỉ quan hệ hướng tới đối tượng. Ví dụ :

– Cô giáo đã nói chuyện với chúng tôi 2 giờ liền.

[cần phân biệt với trợ từ [tình thái từ] với]

– Mẹ cho con đi với. [trợ từ]

Chỉ quan hệ tương liên [cùng hoạt động, người cùng có trạng thái, sự việc có quan hệ]. Ví dụ :

– Thầy giáo đã làm việc với học sinh.

– Ông thật xứng đáng với danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Chỉ quan hệ về điều kiện, phương thức của hành động. Ví dụ :

– Anh ấy nói chuyện với một thái độ cởi mở.

Cũng có khi là : đối với

– Nhà nước ban hành chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.

* Bởi, do, tại, vì : chỉ quan hệ về nguyên nhân, lí do. Ví dụ :

– Lúa xấu vì rầy nâu.

– Nó ngã do đường ươn.

– Chúng ta khổ vì quá dốt nát

– Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên.

* Để, cho : chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng. Ví dụ :

– Các em phải học tập cho giỏi.

– Nó mua sách để tặng bạn.

– Chị là nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi.

* Bằng : chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc về nguyên liệu chế tạo. Ví dụ :

– Bác đi bằng xe lửa vào Nha Trang.

– Hàng hoá sản xuất bằng nguyên liệu trong nước.

– Bằng một giọng chân tình, chị ấy kể cho tôi nghe câu chuyện đó.

– Tôi phải mua vé máy bay bằng ngoại tệ.

* Những quan hệ từ biểu thị quan hệ liên hợp : và, với, cùng, hay, hoặc, cũng như, cùng với. Ví dụ :

– Đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ là hai vựa thóc của nước ta.

– Lớp 2A hoặc lớp 2B sẽ học chuyên đề ngôn ngữ.

[Có thể có hình thức hoặc[là]… hoặc [là]…].

– Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi các nước đều mong ước một cuộc sống ấm no, vui tươi hanh phúc.

* Những quan hệ từ biểu thị quan hệ qua lại :

Đó là những từ như : tuy… nhưng, mặc dù [dầu]… nhưng, vì [thế]… [cho] nên, [nếu, hễ] giá… thì,…

Các quan hệ này đều diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp.

Chỉ nguyên nhân – kết quả [chỉ quan hệ nhân – quả]. Ví dụ :

– Vì trời mưa nên đường lầy lội.

–      Bởi chưng bác mẹ em nghèo

Cho nên em phải đâm bèo thái khoai.

Chỉ quan hệ nhượng bộ :

– Tuy [anh ấy] bị hỏng cả hài mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan.

– Mặc dầu [dù] nhà ở rất xa, bao giờ chị ấy cũng vẫn đến lớp đúng giờ.

Chỉ quan hệ điều kiện – kết quả :

Các từ : nếu… thì, giá mà… miễn là… thì [mà]… Ví dụ :

– Nếu thời tiết đẹp thì lớp chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này.

– Hễ ông Hoà đến thì anh gọi tôi dậy.

* Ngoài ra, cần chú ý thêm các quan hệ từ khác như : rằng, thì, mà, nhưng,…

Quan hệ từ mà có thể dùng một mình hoặc trong một cặp từ hô ứng ; nó có những nét nghĩa rất khác nhau như :

Chỉ quan hệ đối lập. Ví dụ :

–     Thuyền em rách nát

      Mà em chưa chồng.

                                    [Tiếng hát sông Hương]

– Nó bé thế mà đã học đến đại học.

Chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả [như để, cho,..]. Ví dụ :

– Con nên mượn sách của bạn mà học thêm tiếng Anh.

Chỉ quan hệ liên hợp. Ví dụ :

– Không phải con mà cũng không phải chị Hà đánh vỡ lọ hoa đâu, mẹ ạ.

Cần chú ý phân biệt quan hệ từ mà với các từ đồng âm khác, như : Mẹ đã bảo mà.

[ Theo Lê Biên, Sđd]

* Gợi dẫn

Quan hệ từ là lớp từ có số lượng không nhiều nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng trong tổ chức cú pháp của cụm từ, câu và tổ chức của văn bản.

Những trích dẫn trên đây giúp HS nắm được bức tranh về quan hệ từ trong tiếng Việt, sự phân loại quan hệ từ, những quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp mà quan hệ từ biểu thị, sự cần thiết phải phân biệt quan hệ từ với những từ loại đồng âm khác.

Chủ Đề