Quê gốc của lý bí ở đâu

Nghỉ hưu năm 1989, điều băn khoăn ấy càng thôi thúc ông. Ông bắt đầu con đường đi tìm quê hương của Lý Nam Đế. Bước đi đầu tiên của ông là “mò mẫm” trong các sách lịch sử cổ thời Lý, thời Trần, thời Lê… Kể cả sách cổ của Trung Quốc dịch sang tiếng Việt.

Qua nhiều lần khảo sát, tìm hiểu ông thấy trên mảnh đất Phổ Yên có nhiều di tích, địa danh, nhiều sử liệu truyền ngôn liên quan đến Lý Bí như: chùa Hương Ấp (Cổ Pháp, Tiên Phong), tương truyền là nơi xa xưa “chú Tiểu” Lý Bí sinh sống học tập, Đền Mục thờ Lý Nam Đế, thôn Thái Bình (xã Đồng Tiến) có ngôi đình thờ Lý Thành Hoàng, cánh đồng Tráng nơi Lý Nam Đế chiêu mộ thanh niên trai tráng để tuyển quân chuẩn bị cho khởi nghĩa, gò Đống, gò Nghiên, “bãi Quần Ngựa” là nơi Lý Nam Đế luyện binh, đồi Cao Vương (Khao Vương) tương truyền là nơi Lý Nam Đế khao quân khi đánh giặc trở về…

Từ những cứ liệu đó, ông cho rằng: Quê hương của Lý Nam Đế thuộc làng Thái Bình, Châu Dã Năng, thuộc xứ Kinh Bắc ngày xưa là đúng. Nhưng để biết được làng Thái Bình, châu Dã Năng cách đây 15 thế kỷ, thuộc địa danh nào ngày nay, một câu trả lời không hề dễ, không khác gì mò kim đáy biển.

Khi đọc đến một tài liệu nói con sông Công chảy qua huyện Phổ Yên ngày nay là sông Dã ngày xưa ông đã liên tưởng đến châu Dã Năng. Tìm hiểu rộng ra ông thấy trên mảnh đất Phổ Yên và một số địa phương giáp Phổ Yên có nhiều địa danh mang tên Dã và tên Năng như: Dã Thù, Dã Phú, Dã Trung (thuộc xã Tiên Phong), ở xã Phúc Thuận có Trung Năng Thượng, Trung Năng Hạ, Tổng Thượng Dã nay thuộc xã Thuận Thành.Huyện Phú Bình có Bắc Năng. Tổng Hạ Dã (nay là thôn Hạ Dã, xã Hồng Kỳ, Sóc Sơn , Hà Nội)… Từ những căn cứ trên ông nhận định: Phổ Yên ngày nay và một số địa danh giáp huyện Phổ Yên nói trên thuộc Châu Dã Năng ngày xưa. Về làng Thái Bình: qua nghiên cứu ông biết chữ Hương là chữ Làng .Trước năm 1954, Phổ Yên có nhiều ấp có chữ “Bình”: ấp Thái Bình, ấp An Bình, ấp Thanh Bình (xã Đồng Tiến), Bình Tiến (xã Tiên Phong)… Sau 1954 các ấp mới đổi tên là thôn.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, ông cho rằng: những địa danh trên có làng Thái Bình ngày xưa. Cùng thời gian nghiên cứu với ông, một số nhà sử học thuộc Viện Sử học và Hội Lịch sử Việt Nam cũng cho rằng: Làng Thái Bình thuộc Châu Dã Năng ngày xưa là quê hương của Lý Nam Đế. Điều đó càng động viên ông tiếp tục trên con đường vô cùng gian khó của mình.

Để có những căn cứ kết luận, ông phải mất rất nhiều thời gian đi sưu tầm chỉ bằng chiếc xe đạp cũ đã dùng mấy chục năm. Con đường ông đi nếu cộng lại dài hàng nghìn cây số. Cứ nghe ở đâu có thông tin liên quan đến Lý Bí là ông lại đến, mặc trời nắng, mưa, giá rét để đến tìm hiểu các vùng đó.

Bài báo đầu tiên ông nghiên cứu về quê hương Lý Nam Đế là “Tìm hiểu thêm về Châu Dã Năng và ấp Thái Bình thời Lý Bí” được ông công bố trên tạp chí Nghiên cứu của Viện Sử học (số VI-1997). Tiếp sau đó ông cho công bố các bài: “Ấp Thái Bình thời Lý Bí trên đất Phổ Yên”; “Lý Bí và ấp Thái Bình, chùa Hương Ấp”…Cho đến năm 2012 ông đã công bố 8 bài nghiên cứu về quê hương Lý Bí. Các bài viết đều có những cứ liệu cụ thể, chứng minh quê hương của Lý Bí thuộc đất  Phổ Yên ngày nay. Khi ông công bố những bài viết, có nhiều ý kiến đồng thuận với ông, nhưng cũng có những ý kiến phản bác. Ông gửi một số bài viết cho những giáo sư, nhà nghiên cứu thuộc Viện Sử học, Hội Lịch sử Việt Nam và đã nhận được sự ủng hộ tích cực. Một số nhà nghiên cứu lịch sử đã về trực tiếp nghiên cứu các di tích liên quan đến Lý Bí trên đất Phổ Yên đều thống nhất ý kiến của ông.

Đầu năm 2012, Ban Thường vụ Huyện ủy Phổ Yên đã thành lập Ban Chỉ đạo, tổ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ thân thế sự nghiệp của Vua Lý Nam Đế trên đất Phổ Yên. Được sự cộng tác, phối hợp giúp đỡ của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học cùng Thường vụ Huyện ủy và đại diện một số cơ quan chức năng của Huyện đã tiến hành một số lần điền dã về những địa phương Hà Tây, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình…nhằm xác minh thu thập tài liệu liên quan đến quê hương của Lý Nam Đế.

Tháng 10/2012, tại Hà Nội UBND tỉnh Thái Nguyên, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, UBND huyện Phổ Yên đã tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề về Vương triều tiền Lý và quê hương của Vua Lý Nam Đế”. Trong Hội thảo này, những tham luận về quê hương của Lý Nam Đế đều nhận định thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên ngày nay là  quê hương của Vua Lý Nam Đế.

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503 – 548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. Ông là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[1]

Quê gốc của lý bí ở đâu
Lý Nam Đế
李南帝Hoàng đế Việt Nam

Tranh sơn dầu trên gỗ thế kỷ XVIII thời Lê trung hưng, vẽ Lý Nam Đế

Hoàng đế Vạn XuânTrị vì544 – 548

Quê gốc của lý bí ở đâu

Kế nhiệmTriệu Việt VươngThông tin chungSinh(503-10-17)17 tháng 10, 503
Giao ChâuMất13 tháng 4, 548(548-04-13) (44 tuổi)
Vạn XuânThê thiếpHoàng hậu Đỗ Thị Khương
Húy
Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁)
Niên hiệu
Thiên Đức (天徳)
Thụy hiệu
Nam Việt Hiếu Cao Hoàng Đế (南越孝高皇帝)
Tước hiệuNam Việt Đế(南越帝)Triều đạiNhà Tiền LýThân phụLý Cạnh hay Lý ToảnThân mẫuLê Thị OánhTôn giáoPhật giáo

Trong sử cũ viết bằng Hán văn như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì tên thật của Lý Nam Đế được ghi lại là 李賁.[2][3] Trong khi chữ 李 chỉ có âm Hán Việt là "Lý" thì chữ 賁 lại có thể đọc là "Bí" hoặc "Bôn", mà sử cũ viết bằng Hán văn thì lại không chỉ rõ chữ 賁 phải đọc như thế nào nên có người đọc "李賁" là "Lý Bôn", lại có người đọc là "Lý Bí".[4] Xét về nghĩa thì tên Lý Bôn có tính hợp lý hơn vì chữ 賁 âm bôn có nghĩa là dũng cảm, nhanh nhạy.

Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người tỉnh Sơn Tây vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Giao Châu để lánh nạn loạn Vương Mãng. Qua chín đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn năm thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân".[5]

Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì Lý Bí không phải là thế hệ thứ bảy mà là thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang Việt Nam. Khoảng cách 11 thế hệ trong năm thế kỷ hợp lý hơn là bảy thế hệ trong năm thế kỷ. Theo đó, đời thứ bảy là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền Thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo, Lý Bí và Lý Hùng.[5]

Lịch sử Trung Quốc[6][cần dẫn nguồn] cho biết: "Năm 436 vua Lưu Tống Văn Đế (424–453) sai thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp." Năm 453 vua Lưu Tống Văn Đế cùng thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp lấy được nhiều của quý lạ thì từ cuối thời Tây Hán là năm 25 Công nguyên đến khi Đàn Hoà Chi đánh Lâm Ấp lần thứ nhất năm 436 là hơn 400 năm. Trong khi đó theo cách tính của Nguyễn Duy Hinh thì Lý Thanh là đời thứ tám, như vậy từ cụ tổ đầu tiên sang Việt Nam cho đến Lý Thanh chưa tới 250 năm, thế thì không thể hợp tác với Đàn Hoà Chi năm 436 được. Từ cụ tổ đầu tiên sang Việt Nam đến vua Lý Bí không phải 11 đời hay 7 đời, mà là 17 đời. Có khả năng con số 7 này sai bởi khâu in ấn từ 17 thành 7, giống như trường hợp Ngô Mây sinh năm 1919 in nhầm thành 1929 (đã được chỉnh lý trên báo QĐND số ra ngày 31 tháng 12 năm 2006) hay nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê năm 1527 lại in 1517. Đại Việt sử ký toàn thư[7][8] thì chép: "Tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ vì việc đánh dẹp mới tránh sang ở đất phương Nam, được bảy đời thì thành người Nam" chứ không nói đến Lý Bí là bảy đời.

Theo thần sắc[9] chỉ chép về Lý Thiên Bảo, anh trai Lý Bí là ở xã Dịch Vọng Tiền, tuy nhiên chưa rõ về Lý Bí có quê hương ở đâu. Cụ thể nội dung như sau: "Giáp Tăng Phúc xã Dịch Vọng Tiền ngày nay, xưa vốn là trang Thái Bình. Đất ở đây bằng phẳng, sông ở đây trong mát cây cối xanh tươi mà sầm uất, phong tục chất phác mà dày dặn. Trong ấp có ông Lý Thiên Bảo luôn làm việc thiện, ngày đêm thắp hương thờ thượng đế, rộng lòng làm điều phúc, bỏ của tu tạo đền chùa..." [10]

Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618–907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225–1400)," như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam sử lược ghi rằng phủ Long Hưng thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thời Bắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển. Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằm trong khoảng vùng Sơn Tây[11]. Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và những người gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử.

Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542–2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6 tháng 10 năm 2012 tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học và nhân dân địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ...). Dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng xã Tiên Phong (huyện Phổ Yên) và huyện Thái Thụy, kết hợp với thần tích, truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá (huyện Hoài Đức), 27 tham luận tại hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.[12][13]

Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17 tháng 10 năm 503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí năm tuổi thì cha mất, bảy tuổi thì mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.

Lý Bí có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).[5]

Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư (蕭諮) hà khắc tàn bạo nên mất lòng người. Do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.

Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ được cho chức "gác cổng thành" nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn.[14]

Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu[15]. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.

Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí chỉ mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn còn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cùng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao Châu.[16]

Đánh lui cuộc phản công của nhà Lương

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu. Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sợ thế mạnh của Lý Bí nên không dám tiến quân, xin khất tới mùa thu năm sau. Thứ sử Quảng Châu là Hoán (theo Trần thư là Tiêu Ánh) không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục, nên Quýnh và Hùng buộc phải tiến quân.

Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí đánh bại, mười phần chết đến sáu, bảy phần, quân tan rã.

Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao Châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm quận Hợp Phố (khu vực huyện Hợp Phố thành phố Bắc Hải tỉnh Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay).[17]

Đánh đuổi Lâm Ấp

Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía nam, vua Lâm Ấp có ý nhòm ngó Giao Châu.

Biên giới giữa Giao Châu và Lâm Ấp lúc đó là dãy núi Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp Rudravarman I mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp.

Sử sách không mô tả rõ diễn biến trận đánh này, chỉ ghi sơ lược: Phạm Tu tiến quân vào Nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.[18]

Có ý kiến cho rằng người đi đánh Lâm Ấp là Lý Phục Man chứ không phải Phạm Tu và đây là hai vị tướng khác nhau; lại có ý kiến cho rằng chính Phạm Tu là Lý Phục Man, vì có công đánh Lâm Ấp mà được ban họ Lý, đổi tên Phục Man (chinh phục người Man).[19]

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
 

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
   Lê
   trung
   hưng
(1533 – 1789)
Nhà Mạc (1527 – 1592)
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
   Pháp thuộc (1887 – 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Năm 544, tháng giêng, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Ông đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, thành lập triều đình với hai ban văn, võ và lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Hiện có một số mâu thuẫn về kinh đô của Lý Nam Đế. Một số nguồn cho rằng Lý Nam Đế đóng đô ở thành Long Biên.[20] Tuy nhiên ngày nay đa số công nhận kinh đô của Lý Nam Đế là một tòa thành được xây ở cửa sông Tô Lịch (thuộc Hà Nội ngày nay).[21]

Năm 545, tháng 5, nhà Lương cho Dương Phiêu (hay Dương Thiệu) làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên[22] làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.[23]

Trần Bá Tiên đem quân đi trước. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều, Phạm Tu tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (Phong Châu cũ, ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Quân Lương đuổi theo vây đánh.

Tháng Giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.

Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng. Tháng 8, ông đem hai vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao bảy thước, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.

Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lão, ông ủy cho con Thái phó Triệu Túc là Tả tướng Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.

Ngày nay, các sử gia trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thống nhất xác định địa danh động Khuất Lão thuộc địa bàn xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.[24][25]

Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13 tháng 4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được năm năm (543–548), thọ 46 tuổi. Theo sách Việt Nam văn minh sử cương của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, vì nhiễm lam chướng nên bị mù hai mắt. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ thường phải xướng tên các đồ lễ để vua nghe thấy. Lại cũng theo tài liệu này, có thuyết cho rằng không phải Lý Nam Đế ốm chết mà vua bị người Lạo làm phản giết hại. Tướng Lý Phục Man cũng mất theo vua vì nạn này.[26]

Theo thần tích cổ, Lý Nam Đế có người vợ là Đỗ Thị Khương, con ông Đỗ Công Cần và Đào Thị Hoan quê ở trang An Để còn gọi là hương Màn Để (thời phong kiến là làng An Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam Hạ, nay là làng An Để, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Khi lên ngôi vua, Hoàng đế đã lập bà làm Linh Nhân hoàng hậu. Bà đã cùng chồng chinh chiến ngoài mặt trận và bị tử trận do thuyền đắm tại hồ Điển Triệt cuối năm 546. Sau này bà được Triệu Việt Vương lập đền thờ tại quê nhà cho đến tận ngày nay.[27]

 

Tranh thế kỷ XVIII vẽ Lý Nam Đế và Hoàng Hậu

Theo sử gia Lê Văn Hưu:[28]

Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.

Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:[28]

Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?

Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhận xét:[29]

Nam Đế nhà Lý dù không địch nổi quân Lương, việc lớn tuy không thành nhưng đã biết nhân thời cơ mà vùng dậy, tự làm chủ nước mình, đủ để tạo thanh thế và mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Việc làm của Lý Nam Đế há chẳng phải là hay lắm đó sao!

Hầu hết các thành phố, thị xã trên khắp cả nước đều có nhiều đường phố với cái tên Lý Nam Đế. Nhiều trường học cũng được đặt theo cái tên này.

  • Nhà Tiền Lý
  • Triệu Việt Vương
  • Lý Thiên Bảo
  • Phạm Tu

  1. ^ “Lý Nam Đế - 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, người có công thành lập nước Vạn Xuân”.
  2. ^ 大越史記全書/外紀卷之四, 維基文庫, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “欽定越史通鑑綱目前編 • Khâm định Việt sử thông giám cương mục tiền biên (q.02”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương IV, Wikisource, truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ a b c Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 328.
  6. ^ Lịch sử Trung Quốc 5000 năm. Tác giả Lâm Hán Đạt, Tào Dư Chương. Trần Ngọc Thuân dịch. Nhà xuất bản Trẻ, 2004.
  7. ^ Đại Việt sử ký toàn thư tiếng Việt: Tập 1. Trang. 178. Nhà xuất bản KHXH, 1993.
  8. ^ Ngoại kỷ toàn thư: Quyển 14. Tờ 14b.
  9. ^ "Hà Đông tỉnh, Hoài Đức phủ, Từ Liêm huyện, Dịch Vọng tổng, Dịch Vọng Tiền xã". AE.a2/60-VHN.
  10. ^ Văn bản bằng Việt ngữ tài liệu AE.a2/60-VHN do TS Nguyễn Hữu Mùi dịch năm 2008.
  11. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 325.
  12. ^ “Đã tìm ra quê gốc của vua Lý Nam Đế?”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ "Tìm quê hương" của vua Lý Nam Đế
  14. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 334-335.
  15. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 331.
  16. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 337.
  17. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr. 159.
  18. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 340.
  19. ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr. 339.
  20. ^ Trần Mạnh Thường (2013), Việt Nam văn hóa & du lịch, Nhà Xuất bản Thông tấn, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 34.
  21. ^ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập 1, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Trang 92.:)
  22. ^ Trần Bá Tiên là một tướng giỏi nhất của nhà Lương lúc bấy giờ, sau này khi nhà Lương sụp đổ đã đánh bại các sứ quân khác để lập nên nhà Trần. Xem thêm K. Taylor "The birth of Vietnam".
  23. ^ Theo Trần thư và Tư trị thông giám là Tây Giang, thuộc Quế Lâm.
  24. ^ Hội thảo khoa học Vua Lý Nam Đế với căn cứ động Khuất Lão, xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ), báo Nhân dân ngày 26/10/2013.
  25. ^ Động Khuất Lão một địa danh trong Lịch sử Việt Nam Lưu trữ 2016-08-28 tại Wayback Machine, Hà Mạnh Khoa, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014.
  26. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr. 51. Một số thần phả lại cho rằng chính Lý Phục Man là Phạm Tu được cải họ Lý của vua và có công đánh Lâm Ấp nên gọi là Phục Man.
  27. ^ “Đặng Nghiễm - người thầy khuyến học đầu tiên xứ Sơn Nam”. vuthu.thaibinh.gov.vn. 27 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4
  29. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tiền biên, quyển 4, tờ 7.

  • Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử.
  • Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử, định dạng PDF.
  • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
  • Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.
  • Nguyễn Duy Hinh (2005), Văn minh Đại Việt, Nhà Xuất bản Văn hóa thông tin.
  • Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử cương, Nhà Xuất bản Thanh niên.
  • Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 4, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.

Tiền nhiệm:
Không có
Hoàng đế nhà Tiền Lý
544–548
Kế nhiệm:
Triệu Việt Vương

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lý_Nam_Đế&oldid=68871153”