Quyết định hành chính nhà nước là gì năm 2024

Thuật ngữ “quyết định” bắt nguồn từ tiếng latinh là “actus”, có nghĩa là hành động, hành vi; theo tiếng Anh, quyết định là “decisions” tức là kết quả của quá trình thể hiện ý chí. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, "quyết định" là một từ thông dụng chỉ hành vi được thực hiện bởi nhà chức trách, tạo ra các hệ quả pháp lý với người thứ ba bằng một văn bản có tính pháp quy hoặc cá biệt.

Xét trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành chính là hành vi thể hiện ý chí, quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, của công chức nhà nước được trao thẩm quyền hoặc được nhà nước ủy quyền làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

Ở góc độ này “quyết định hành chính” về cơ bản có cùng nội hàm với khái niệm “quyết định quản lý hành chính nhà nước”, “quyết định hành chính nhà nước”, “quyết định quản lý nhà nước”, thường được sử dụng chung thay thế cho nhau.

Một quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đúng thể hiện trong bản thân quyết định đó 4 vấn đề đặc trưng:

- Đây là kết quả thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

- Là văn bản dưới luật, áp dụng, chấp hành pháp luật tức phải hợp hiến, hợp pháp; được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, hình thức, thủ tục do pháp luật quy định.

- Có tính chất pháp lý, tác động vào đời sống xã hội, "làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, nghĩa vụ, lợi ích của một hoặc một số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích công cộng, được Nhà nước bảo đảm thực hiện"[1].

- Thể hiện quyền hành pháp.

Tuy nhiên, xét ở một phương diện khác, trong các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân cũng có hoạt động hành chính và có các quyết định như quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, quyết định phân bổ, quyết toán kinh phí, chi phí hoạt động v.v. của cơ quan tổ chức. Do vậy, cần nhìn nhận rộng ra là ban hành quyết định hành chính không phải chỉ có ở các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước mà còn ở các cơ quan có thẩm quyền quản lý trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Mở rộng hơn nữa là quyết định có tính chất hành chính ở các cơ quan, tổ chức.

Như vậy, quyết định hành chính có thể coi là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế các các quy phạm hành chính trong phạm vi quản lý cụ thể.

Quyết định là một cách thức thể hiện ý chí của nhà quản lý hay của một nhóm người nhằm bắt buộc mọi người có liên quan phải tuân theo. Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý thường đưa ra rất nhiều “Quyết định” và có thể hiểu đó là “Quyết định quản lý”.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước được hiểu là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) hoặc người có thẩm quyền trong CQHCNN nhằm giải quyết các vấn đề thuộc nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước của CQHCNN. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành chính (QĐHC) có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vai trò đặc biệt quan trọng của QĐH được thể hiện ở những điểm căn bản sau đây:

Một là, QĐHC được sử dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên) đặc biệt là cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính, là phương tiện đảm bảo, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp bằng con đường hành chính. Trong thực tiễn, nhiều Luật, Pháp lệnh và các văn bản văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) khác mới chỉ dừng lại ở việc quy định các vấn đề còn khá chung chung, không thể thực hiện được ngay mà đòi hỏi phải được chi tiết hóa, cụ thể hóa. Mặt khác, về mặt khách quan, VBQPPL của cơ quan nhà nước cao nhất thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với những quan hệ xã hội nhất định. Các văn bản đó dù có cụ thể đến đâu cũng không thể điều chỉnh một cách chi tiết và đầy đủ tất cả các quan hệ xã hội. Do đó, đòi hỏi phải ban hành QĐHC để quy định chi tiết việc thi hành. Bên cạnh việc ban hành các QĐHC để cụ thể hóa, chi tiết hóa việc thi hành Luật, tùy theo thẩm quyền của CQHCNN mà có thể ban hành các QĐHC để hướng dẫn thực hiện văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

Hai là, QĐHC là cơ sở pháp lý để xác định địa vị pháp lý của các CQHCNN, (Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp…). Đồng thời là cơ sở pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước, đảm bảo pháp chế và kỷ luật hành chính, tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động điều hành cụ thể của các CQHCNN và các đơn vị, tổ chức trực thuộc.Chẳng hạn, các Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành mà Luật hay Pháp lệnh chưa quy định điều chỉnh.

Ba là, QĐHC tạo nền tảng, cơ sở của sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Đó chính là cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt để giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước như điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán bộ, công chức.

Có thể khẳng định QĐHC có vai trò quan trong trong hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của các QĐHC do CQHCNN ban hành, thiết nghĩ cần hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004 thành một Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tránh sự chồng chéo trong các quy định về thẩm quyền cũng như trình tự, thủ tục, hình thức văn bản. Trong đó cần tạo ra cơ chế đảm bảo quyền tự chủ, sáng tạo của các CQHCNN đặc biệt là CQHCNN ở địa phương trong việc ban hành các QĐHC. Đây cũng là một đòi hỏi khách quan phù hợp với tiến trình cải cách hành chính giai đoạn hiện nay./.

Quyết định hành chính gồm những gì?

Quyết định hành chính gồm các loại như quyết định chỉ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Quyết định chỉ đạo và quyết định quy phạm luôn được thể hiện bằng hình thức văn bản. Quyết định cá biệt chủ yếu được ban hành dưới hình thức văn bản.

Quyết định nhà nước là gì?

Quyết định hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật, do đó có đầy đủ các tính chất của quyết định pháp luật như: tính ý chí nhà nước, tính quyền lực nhà nước, tính pháp lý.

Quyết định hành chính nhà nước có vai trò gì?

Quyết định hành chính giúp cho bộ máy nhà nước nhất là bộ máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được thực hiện trên thực tế. Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi chuyển biến của mọi mặt đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của quản lí nhà nước.

Quyết định hành chính nhà nước được coi là hợp pháp khi nào?

Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đảm bảo các yêu cầu: Quyết định phải đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân; quyết định phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề với các đối tượng thực hiện, xác định các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể, phương tiện thực hiện quyết định; ...