Sai số trong qui trình san lấp là bao nhiêu

Các tiêu chuẩn liên quan đến cát xây dựng luôn được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là tiêu chuẩn cát đắp nền mới nhất. Vậy những tiêu chuẩn cát đắp nền hiện nay như thế nào? Những biện phát thi công nền chuẩn hiện nay, hãy cùng Ngô Gia thịnh tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung

Cát san lắp nền là một loại cát xây dựng được sử dụng chủ yếu để làm lớp nền cho những vị trí đất yếu. Bằng cách phối hợp cát với một số loại vật liệu xây dựng khác để tiến hàng san lắp mặt bằng. Tại thành độ phẳng, cứng cáp và có thể giúp cho quá trình thi công xây dựng được diễn ra một cách tốt hơn. Thông thường người ta thường sử dụng cát đen để san lắp mặt bằng.

Tiêu chuẩn cát đắp nền xây dựng

Nhằm có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho quá trình san lắp, cần dựa vào những tiêu chuẩn ứng dụng cho thi công cát san lắp và cát xâu dựng. Để thực hiện đúng các mục tiêu tính toán, nghiệm thu theo đúng các nguyên tắc xây dựng. Cũng phải dựa theo nguyên tắc tiêu chuẩn cát đắp nền mà người ta có thể dễ dàng phân tích, tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu cần thiết hay cát theo đúng tiêu chuẩn cần thi công xây dựng.

Lưu ý: hiện nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào cụ thể cho việc san lấp cát. Mà đa số dựa vào các kinh nghiệm, những yêu cầu của công trình mà mỗi nơi sẽ có những tiêu chuẩn cát đắp nền khác nhau.

Chỉ tiêu cơ lý cát san lấp nền tảng

Trong ngành xây dựng hiện nay, tiêu chuẩn về cát trong thi công xây dựng nhà, làm đường hay trộn vữa khá nhiều. Các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trong TCVN và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng từ nhỏ tới to.

Nhưng hiện nay, vẫn chưa có cơ sở quy định cụ thể nào về tiêu chuẩn cho cát san lấp nền, mặt bằng. Mặc dù vậy, những người thợ lành nghề cũng tự cho mình những tiêu chuẩn chung về cát xây dựng để ứng dụng cho san lắp nền.

Tiêu chuẩn về lấy mẫu cát đắp nền

Hiện nay các tiêu chuẩn chung về việc lấy mẫu cát xây dựng được quy định như sau:

  • Cát san lấp, cát đen, cát vàng…mẫu thí nghiệm phải được kiểm tra trong phòng thí nghiệm xem đã được đúng chuẩn hay chưa.
  • Ngoài ra phòng thí nghiệm cũng phải đạt được những tiêu chuẩn riêng biệt như về nơi lưu trữ, kiểm định các mẫu thử.
  • Bất kỳ công trình nào liên quan tới chất lượng thi công thì cũng đều phải trải qua quá trình lấy mẫu nghiệm thu.
  • Việc lấy mẫu cũng rất quan trọng, nếu việc lấy mẫu không đạt tiêu chuẩn thì nó có thể đưa ra kết quả thí nghiệm sai lệch. Từ đó có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
  • Các tiêu chuẩn về lấy mẫu ứng dụng cho cát san lấp, cát xây dựng: TCVN 7570:2006; TCXD 127-1985.
    Tiêu chuẩn về lấy mẫu cát đắp nền

Quy định của việc lấy mẫu như sau:

Cứ cách 100m3 cát sẽ lấy một mẫu thử với tổng khối lượng mẫu thử tối thiểu 50kg.

Lấy ít nhất ở 3 vị trí riêng biệt, khác nhau trong cùng một loại, nằm cùng một khối đem trộn đều lại với nhau. Sau đó tiến hành đóng gói kèm biên bản và đem lại phòng thí nghiệm

Nghiệm thu mẫu thử để cho ra kết quả cuối cùng, dựa vào kết quả này làm cơ sở căn cứ thi công thiết kế nền tảng, cấp phối bê tông.

Giải pháp thi công cát đắp nền

Biện pháp và công nghệ thi công đắp cát nền đường ngày nay có các trình tự như sau:

  • Đầu tiên sẽ tiến hành cắm cọc và xác định chính xác nơi và khu vực cần đắp nền. Kiểm tra cao độ và kích thước nền đắp bằng máy thuỷ bình và thước thép.
  • Độ khối lượng vật liệu yêu cầu vào khu vực thi công. Sau đó dùng máy ủi san đều thành từng lớp có độ dày từ 25-30cm. Các trường hợp nền đất yếu thì có thể ủi san với độ dày 50cm, sau đó làm phẳng mặt bằng bằng máy san san sơ bộ.
  • Công tác lu lèn sơ bộ cát đắp khi đã được tưới đủ lượng nước cần thiết. Dùng loại lu nhẹ 6-8 tấn, tốc độ lu 1,532km/h, lu 324 lượt/điểm.
  • Sau đó là quá trình lu lèn ép chặt mặt đường, sử dụng lu rung 14125T [khi rung tải trọng lên đến 25T], tiến hành lu 12214 lượt/điểm [cho mặt đường đạt độ chặt K=0,95] và 14K16 lượt/điểm [cho lòng đường đạt độ chặt K=0,98]. Tốc độ lu đạt 2,513km/h.
  • Dùng lu sắt bánh nhẵn 10+12T như tốc độ lu lèn ép mặt đường phẳng nhẵn, sao cho khi lu đi qua không hằn vết trên mặt đường đạt được cao độ theo quy định.
  • Bước cuối cùng là kiểm tra cao độ bề mặt và độ chặt của lu lèn
    Giải pháp thi công cát đắp nền

\>>>Xem thêm: Dịch vụ thuê máy móc công trình chất lượng – Ngô Gia Thịnh

Chiều dày của lớp cát đắp nền

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447-2012 về công tác đất, có nêu rằng thi công đất đắp [ cát cũng được cho là là 1 dạng cấp đất], chiều dày tối đa của lớp đắp cát là 30cm. Chiều dày đất đắp nền đường K95 là 25cm] và K98 là 15cm, còn tuỳ quy định chỉ dẫn kỹ thuật dự án kỹ thuật nơi thi công.

Tiêu chuẩn nghiệm về thu đắp cát nền móng, đường

  • Sau khi tiến hành xong các bước lu lèn đầm chặt bề mặt ta tiến hành kiểm tra độ bền chặt như sau:
  • Cứ mỗi lớp đắp cát cần kiểm tra cao độ một lần bằng vật liệu chuyên dụng, thông thường dùng máy thuỷ bình với mật độ tối thiểu 100m dài 1 điểm.
  • Độ chặt được kiểm tra với mật độ đảm bảo 500 – 800m2/1 điểm [ tiến hành làm 2 lần để có thể lấy độ chặt trung bình] khi thi công đắp cát nền đường

Công ty Ngô Gia Thịnh là đơn vị cho thuê thiết bị xây dưng số 1 tại Bình Dương. Với nhiều thiết bị đa dạng về chủng loại, số lượng để cung cấp cho các công trình xây dựng. Với đội ngũ nhân viên và kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, cùng với các chuyên viên, chúng tôi đã tham gia tư vấn cho nhiều dự án lớn trong lĩnh vực thiết bị xây dựng. Vì vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Chủ Đề