Sau sinh có được ăn mắm tép chưng thịt không

Thấy con gái 4 tháng tuổi đột nhiên bỏ bú mẹ, chị Hương [Cầu Giấy, Hà Nội] đưa bé đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia khám và ngạc nhiên khi biết chính hai món khoái khẩu là thịt lợn rim tiêu và thịt bò xào tỏi của mình là nguyên nhân gây ra điều này.

Nguyên nhân trẻ bỏ bú mẹ 

Cũng ở phòng khám của Viện dinh dưỡng, chị Vũ Ngọc Linh [Đống Đa, Hà Nội] cho biết, con chị được 5 tháng nhưng ít ngủ và hay khóc về đêm. Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị mới biết lý do vì chị hay uống trà xanh.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho rằng, người mẹ trong thời kỳ cho con bú nếu ăn các loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu sẽ gây mùi vị khó chịu ở sữa khiến bé bỏ bú. Ngoài những gia vị trên, chị em trong thời kỳ này cần tránh những loại đồ uống như trà, cafe, nước uống tăng lực, cocacola, rượu, bia, thuốc lá… Những thức này có thể gây sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân, gây chứng khó ngủ và quấy khóc ở bé còn nhỏ.

Trong trà còn có một loại axit làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt đối với phụ nữ trong thời gian mang thai, có thể gây tình trạng thiếu máu cho thai phụ. Hợp chất trong trà gây kìm hãm sự tiết sữa, tạo ra hiện tượng ít sữa ở những phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Mẹ bầu không nên uống rượu, bia trong thời kỳ mang thai bởi sẽ làm giảm chỉ số thông minh ở bé

Bác sĩ Hải cũng cho biết, một số loại đồ uống có chứa cồn đặc biệt nguy hiểm đến bào thai và bé còn nhỏ. Uống rượu, bia trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm chỉ số thông minh ở bé, hút thuốc khi mang thai dễ sinh ra những đứa bé bị đái tháo đường.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cũng cho thấy, những trẻ được sinh ra từ người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có “hội chứng nhiễm rượu ở bào thai”. Những bé mắc hội chứng này thường có nhẹ cân và có những khiếm khuyết bẩm sinh như chậm phát triển trí não.

Do đó, khi cho con bú, người mẹ nên tránh những loại đồ uống như trên.

Lời khuyên đối với sản phụ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

Cũng theo bác sĩ Hải, nhiều chị em vẫn quan niệm ăn theo chế độ kiêng kỵ khi mang thai như không ăn cá sau đẻ, kiêng ăn ốc, ăn ổi… Thực chất, những thức ăn đó chứa rất nhiều vi chất cần thiết cho thai nhi và cho nguồn sữa mẹ sau này. Lượng thực phẩm cần trong 1 ngày cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú là:

– Gạo: 400-500g [nếu ăn mì, bún phở thì rút bớt gạo]. 

– Thịt [cá, tôm]: 200 g – 300 g. – Trứng: 1 quả. Dầu mỡ: 40 g – 50 g.

– Sữa: 400 – 500 ml. Rau xanh: 500 g.

– Quả chín: 500 g. Đường: 20 g; Muối: 5 – 6 g.

Bác sĩ cũng khuyên các bà mẹ đang cho con bú muốn có nhiều sữa thì nên ăn các món có nhiều nước như cháo, súp và uống sữa hằng ngày. Khi dùng các loại quả như cam quýt, bưởi bạn nên ăn cả xơ, không nên chỉ vắt nước để chống táo bón cả cho mẹ và con. Điều quan trọng nhất để có được nhiều sữa là mẹ nên cho bé bú thường xuyên, đúng cách, còn thức ăn chỉ có tác dụng làm tăng cường chất lượng của sữa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

 

Các chế phẩm từ sữa bò

Một số bé khá nhạy cảm và thường bị dị ứng với những sản phẩm được làm từ sữa bò như: phô mai, sữa chua, kem… Nếu trẻ có những triệu chứng như đau bụng, nôn ói, khó ngủ hoặc xuất hiện những vết đỏ khô ráp trên da có thể gây lở loét thì mẹ nên ngừng ăn các thực phẩm này từ 2-3 tuần để theo dõi.

Cà phê

Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê [soda hoặc trà] thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.

Đồ ăn cay

Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Đậu phộng [lạc]

Đây là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, nếu mẹ ăn con có thể bị nổi mẩn, phát ban, chàm hoặc khó thở. Để tránh những điều không mong muốn xảy ra, mẹ nên cẩn thận khi ăn đậu phộng. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với thực phẩm này thì mẹ nên kiêng ăn hoàn toàn trong thời gian cho con bú.

Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ, những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên ăn 2 khẩu phần cá ít thủy ngân trong một tuần như: cá hồi, các loại cá da trơn là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Nên tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình...

Hải sản có vỏ

Các chuyên gia sức khỏe cho biết nếu trong gia đình cha mẹ có tiền sử bị dị ứng với nhóm hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ốc… thì không loại trừ khả năng bé sẽ bị di truyền và lây từ chính nguồn sữa mẹ. Vì thế, mẹ phải cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này. Nếu trẻ có biểu hiện của dị ứng mẹ nên kiêng hoàn toàn tôm, cua trong suốt thời gian cho con bú.

Tỏi

Tại Ý người ta khuyến cáo người mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú. Vì tỏi có mùi hôi nếu mẹ ăn sẽ ngấm vào sữa khiến trẻ khó chịu và bỏ bú. Một số bà mẹ khác lại chia sẻ khi mẹ ăn tỏi trẻ thường quấy khóc, khó chịu, bứt rứt trong người.

Sau khi sinh, trong thời gian nuôi con nhỏ bà đẻ có nên ăn mắm tôm không và ăn mắm tôm có hại gì không là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Sau đây là thông tin chi tiết về ích lợi và tác hại của mắm tôm…

Mắm tôm là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Đặc trưng của mắm tôm là mặn, có mùi thơm [đối với nhiều người không ăn được món này lại gọi là mùi hôi]. Mắm tôm được dùng trong chế biến thức ăn hoặc làm đồ chấm các loạt rau, thịt…

Mắm tôm là món ăn phổ biến ở Việt Nam

Ăn mắm tôm có hại không?

Câu trả lời là không. Mắm tôm [sạch] không những không có hại mà còn có lợi cho sức khỏe.

Từ thế kỉ XIX, đã có nhiều công trình khóa học khẳng định về hàm lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh của mắm. Theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Dr. Nemesio Montaño và tiến sĩ Dr. Victor Gavino thuộc Khoa Dinh dưỡng , Đại học Montreal [Cannada], các loại mắm tôm truyền thống chứa một lượng lớn DHA, một loại axit béo quan trọng đóng vai trò quan trọng phát triển trí thông minh,phát triển võng mạc và hoàn thiện hệ thần kinh.

Chúng ta đều biết rằng DHA có vai trò giúp hoàn thiện trí não cho thai nhi và cả cho trẻ sơ sinh. Đối với người trưởng thành, loại axit này giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, chống đột quỵ, các bệnh về khớp và hạn chế lượng đường trong máu đối với người bị tiểu đường. Một nghiên cứu khác của Viện Chăm sóc sức khỏe Thái Lan công bố rằng sau 6 tháng được bổ sung DHA, những bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng mất trí nhớ đã có những chuyển biến rất tích cực về sự minh mẫn và trí nhớ.

Thật không may là cơ thể con người lai không thể tự tổng hợp được hợp chất này mà phải lấy từ các loại thực phẩm khác. Đối với người Mỹ và châu Âu, nguồn DHA chủ yếu được tổng hợp từ sữa động vật. Và điều ít ai biết rằng, một lượng lớn DHA cũng được lấy từ các loại mắm tôm và mắm cá, đặc biệt là mắm tôm, loại thực phẩm vô cùng rẻ tiền của người châu Á.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mắm là một nguồn dinh dưỡng giàu protein và vitamin B. Trang asianfood.com nhận định rằng thật khó tin rằng loại mắm ăn được quanh năm với chi phí rất thấp như vậy lại giàu dinh dưỡng đến mức có thể tạo ra sự khác biệt về IQ ở trẻ.

Trong mắm tôm có chứa các chất giữ nước là protein, peptide và carbohydrate. Chúng hòa tan, làm giảm hoạt động của nước từ đó hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Quá trình này dẫn đến sự vô trùng tự nhiên. Đó là lí do tại sao mà từ hàng trăm năm trước, rất lâu trước khi tủ lạnh ra đời nhưng hủ mắm vẫn thơm ngon sau khi được ủ trong một thời gian dài. Đó quả là sự sáng tạo tuyệt vời của ông cha nhằm thích nghi với thời tiết nóng ẩm của vùng nhiệt đới.

Ngoài ra, ở các vùng nhiệt đới, nơi mà hầu hết các thực phẩm tươi sống đều có thể dễ dàng bị hỏng do nhiệt độ và độ ẩm cao, việc phơi khô thực phẩm để bảo quản được lâu trở nên vô cùng cần thiết. Ở một số nước như Việt Nam, tôm sau khi xay nhỏ ra còn được đem phơi nắng. Ánh nắng mặt trời là một trong những nguồn diệt khuẩn tự nhiên tốt nhất.

Những lí do trên là dẫn chứng mạnh mẽ chống lại quan niệm cho rằng phương pháp lên men, ủ tôm sống trong một trời gian dài với muối là không sạch sẽ. Trước đây, phương Tây cũng cho rằng các sản phẩm mắm của xứ ta là sản phẩm từ cá thối mất vệ sinh và độc hại.

Tuy nhiên sau đó, nhiều nghiên cứu đã được chứng minh ngược lại. Tiến sĩ M.E Rose-phụ trách phòng nghiên cứu hóa Viên Pasteur cho rằng người châu Âu đã sai về sản phẩm mắm của xứ An Nam vì chưa đánh gía đúng hàm lượng dinh dưỡng trong mắm và chưa thực thực sự hiểu về phương pháp lên men tự nhiên của người châu Á.

Bà đẻ có nên ăn mắm tôm không?

Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ bị bắt kiêng ăn rất nhiều thứ. Với bác sĩ sản khoa thì sự kiêng khem này là vô lý. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo, bà đẻ không nên ăn mắm tôm vì:

– Trong mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho mẹ và bé.

– Mắm tôm nếu chưa chín không tốt cho sức khỏe.

– Khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm tôm có tươi, sạch không.

Bà đẻ nuôi con nhỏ là thời kỳ nhạy cảm. Thường mẹ ăn có chất gì thì rất dễ vào sữa cho con bú.

Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors. Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Video liên quan

Chủ Đề