Shop base là gì

Dropshipping có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ với anh em làm MMO nữa, nhiều bạn thậm chí đã kiếm được triệu đô từ con số 0.

Tuy nhiên, khi chinh chiến trên thị trường global, anh em dropshipper thường gặp rất nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm, đóng gói hàng hóa, thời gian giao nhận, cổng thanh toán thường bị lỗi, v.v

Mình đã tạm dừng dropshipping global được 2 năm, nhưng gần đây đã quay trở lại đường đua với nền tảng ShopBase.

Dù chỉ mới ở giai đoạn "khởi động" với ShopBase thôi nhưng những tính năng của nó đã để lại cho mình những ấn tượng không tệ chút nào.

Do đó mình muốn viết vài điều chia sẻ về nền tảng này với cộng đồng anh em dropshipper để các bạn có thêm nhiều lựa chọn tốt hơn cho mình.

Với những bạn mới bắt đầu, chưa hiểu gì về dropship thì có thể tham khảo bài viết Dropshipping là gì? Làm thế nào để kiếm tiền với dropshipping?. Còn trong bài viết này, mình chỉ tập trung giới thiệu ShopBase và công nghệ của họ giúp ích gì cho công việc dropshipping mà thôi.

Giới thiệu về ShopBase

Tổng quan về ShopBase

ShopBase là một trong hai mảng chính trong hệ sinh thái của OpenCommerce Group, được tạo ra với mục tiêu cải thiện trải nghiệm dropshipping và Print-On-Demand [POD] cho người mua và người bán.

Hiểu đơn giản, ShopBase là một nền tảng [platform] trung gian thứ ba, giúp cho quá trình dropship giữa dropshipper, nhà cung cấp và khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Khi làm dropship, ngoài việc tập trung quảng bá sản phẩm, điều khiến các anh em dropshipper lo lắng nhất chắc hẳn là:

  • Chất lượng sản phẩm kém
  • Đóng gói sản phẩm qua loa dẫn đến hư hỏng khi giao cho khách
  • Thời gian giao hàng lâu,....

Sự xuất hiện của ShopBase và các công nghệ của họ như một hướng giải quyết mới cho những bế tắc này. Những phần tiếp theo mình sẽ giải thích cụ thể hơn về vấn đề này.

ShopBase có những điểm nổi bật gì?

ShopBase là một nền tảng dropshipping connector có tích hợp các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ người bán xây dựng gian hàng của mình. Một số điểm nổi bật trong công nghệ của nền tảng này là:

Tạo gian hàng ngay sau khi đăng ký với chỉ vài cú click chuột

Khi bạn vừa hoàn tất đăng ký, ShopBase sẽ tạo ngay cho bạn một gian hàng hoàn chỉnh với chức năng Store Creator. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian set-up store.

Tuy nhiên, nếu có những block hoặc trang nào bạn không ưng ý hoặc muốn thêm vào, ShopBase đều cho phép bạn tự chỉnh sửa. Thậm chí họ còn có appstore, rest API, storefront SDK để hỗ trợ bạn nếu bạn có đội ngũ developers riêng.

Ngoài ra, một feature mà mình rất thích của ShopBase đó là ShopBase Ideas. Trong đó, bạn có thể chủ động đóng góp ý tưởng về feature, theme, template,... ShopBase sẽ dựa vào đó để cải tiến theo yêu cầu của người dùng.

Phễu chuyển đổi khách hàng ở mọi nơi

Khi bạn tạo gian hàng trên ShopBase, sản phẩm của bạn sẽ được mặc định có những tính năng thúc giục khách hàng mua hàng như:

  • Nút Add-to-cart hiển thị ở mọi trang ở vị trí nổi bật
  • Trust badges hỗ trợ hiển thị trên landing page, checkout page,...nhằm gia tăng độ tin cậy của cửa hàng
  • Hiển thị giảm giá, số tiền tiết kiệm "Save X$", thời gian sale còn lại,...để kích thích khách hàng
  • Hiển thị số lượng sản phẩm còn lại để thể hiện sự khan hiếm
Demo một trang sản phẩm trên ShopBase

Tối ưu hiệu quả bán hàng với các add-on apps

Để hỗ trợ người bán một cách tối đa, ShopBase đã tích hợp các ứng dụng MIỄN PHÍ sau đây:

  • Boost Convert giúp giải quyết vấn đề chuyển đổi thấp bằng cách áp dụng hiệu ứng lan truyền [social proof] để hiển thị hoạt động của khách hàng khác trên web; real-time countdown để nhắc nhở khách hàng về thời hạn sale sản phẩm,....
Ví dụ về social proof

Boost Upsell sẽ gợi ý upsell và cross-sell thông minh cho khách hàng, ứng dụng còn tối ưu upsell đến bước cuối cùng là check-out và post-purchase ở thank-you page; tận dụng tối đa product recommendations để tăng chuyển đổi

Khi khách hàng thanh toán xong thì tại trang thank-you page sẽ hiện lên một số ưu đãi nữa
  • PrintHub là ứng dụng hỗ trợ người bán kết nối trực tiếp với các bên fulfillment mà ShopBase trực tiếp hợp tác
  • Migrate to ShopBase hỗ trợ đồng bộ dữ liệu từ các nền tảng khác sang ShopBase
  • CrossPanda là giải pháp cung cấp các dịch vụ đóng gói cẩn thận, đẩy nhanh thời gian ship hàng của các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc.
  • SiteKit Promotion Bar & Popup là công cụ cho phép bạn tạo ra những banner, popup bắt mắt để thu hút khách hàng

Đây là kho ứng dụng cực kỳ tuyệt vời của ShopBase. Nó gần như đã giải quyết các vấn đề mà dropshipper luôn lo lắng là chất lượng đóng gói, thời gian ship hàng và quảng bá sản phẩm.

Hiện tại, tất cả đều đang miễn phí. Mình nghĩ tương lai có lẽ ShopBase sẽ đánh phí những ứng dụng này, do đó các anh em dropshipper hãy nhanh chóng đăng ký và trải nghiệm ngay khi còn có thể.

Giới thiệu các platforms khác trong hệ sinh thái của OpenCommerce Group

PrintBase

Ngoài ShopBase thì còn một nền tảng nằm chung trong hệ sinh thái chuyên phục vụ cho POD là PrintBase.

Giải thích đơn giản cho bạn nào chưa biết POD là gì thì đây là viết tắt của cụm từ Print On Demand - in ấn theo yêu cầu. Trong đó, bạn sẽ bán những sản phẩm do bạn tự thiết kế như áo t-shirt, hoodie, cốc sứ, túi tote, ... thông qua một nhà in [platform] và nhà in sẽ ship sản phẩm đến tay khách hàng.

Mình đã viết một bài chia sẻ rất kỹ về POD bạn có thể tham khảo tại đây nhé.

PrintHub

PrintHub là một ứng dụng dành riêng cho POD nhưng chỉ tập trung vào mảng fulfillment.

Cụ thể Printhub sẽ giúp bạn giải quyết mọi việc trong quá trình Fullfillment như:

  • Thu nhận hàng
  • Kiểm kê kho hàng
  • Xử lý đơn hàng
  • Vận chuyển

Lúc mới bắt đầu, mình cũng bị ba khái niệm ShopBase - PrintBase - PrintHub làm cho rối tung cả lên. Vì thế mình sẽ giới thiệu và phân biệt nhanh ba mô hình này để bạn dễ hiểu nhất.

  • ShopBase là một platform cung cấp các gian hàng cho người bán từ lĩnh vực dropshipping, POD cho đến cả white label. Mô hình gần giống nó nhất là Shopify, WooCommerce, BigCommerce,...
  • PrintBase là một platform chuyên biệt dành riêng cho POD như Teespring hay Printub. PrintBase được kế thừa gần như toàn bộ các công nghệ và đặc điểm kể trên của ShopBase
  • PrintHub là một ứng dụng dành riêng cho POD nhưng chỉ tập trung vào mảng fulfillment. Bạn có thể tạo store trên ShopBase và fulfill qua PrintHub cũng được

ShopBase phù hợp với những đối tượng nào?

Với những tính năng kể trên, ShopBase hoàn toàn phù hợp với mọi người bán trên nền tảng thương mại điện tử, những người muốn tự kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và tự mở rộng sang kinh doanh thị trường quốc tế. Tiếp theo là những người làm MMO, nhất là dropshipping và POD.

PrintBase sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tập trung thời gian cho việc lên ý tưởng thiết kế vì vấn đề hệ thống vận hành đã có PrintBase lo. PrintBase cũng cam kết có thể giúp người bán xử lý hơn 10k đơn/ngày.

PrintHub chỉ là một ứng dụng hỗ trợ thêm nên khi sử dụng nó, bạn vẫn phải chủ động toàn bộ về quy trình bán hàng, nhưng nó sẽ giúp bạn tìm được những đơn vị fulfill chất lượng.

Hướng dẫn mở một cửa hàng trực tuyến trên ShopBase

Bước 1: Đăng ký tài khoản ShopBase

Trước khi bán hàng trên ShopBase, bạn phải tạo một tài khoản trước. Hãy nhấn vào đây để thiết lập tài khoản.

Sau khi điền đẩy đủ các thông tin như email, password, tên shop, bạn sẽ nhận được một email xác nhận từ ShopBase

Tiếp theo, ShopBase sẽ yêu cầu bạn điền một số thông tin như:

  • Họ & tên
  • Đất nước
  • Số điện thoại
  • Tài khoản social của bạn [Không bắt buộc]

Sau đó, ShopBase sẽ yêu cầu bạn điền mô hình kinh doanh kèm theo trả lời một vài câu hỏi. Điều này sẽ giúp ShopBase dễ dàng tạo theme store cho bạn.

Sau khi điền xong bước này thì cơ bản là tài khoản đã được thiết lập xong, bước tiếp theo là tùy chỉnh cửa hàng.

Bước 2: Thiết lập cửa hàng

Để thiết lập cửa hàng, bạn phải tạo danh sách các sản phẩm.

Mục này ShopBase làm rất kỹ. Ngoài phải điền những thông tin cơ bản của sản phẩm, giá, hàng tồn kho, bạn còn có thể tối ưu SEO cho sản phẩm.

Ngoài ra, ShopBase còn cho phép bạn tạo bộ sưu tập, product feed để chạy quảng cáo trên Facebook hoặc Google Shopping. Thật sự rất tiện.

Khi đã tạo xong danh sách sản phẩm, bước tiếp theo là tùy chỉnh theme cho gian hàng. Bước này cho dù bạn không biết code vẫn làm được

ShopBase cho phép bạn copy theme hoặc chọn từ kho gồm 3 themes và 12 templates thuộc nhiều ngách khác nhau của họ. Lưu ý là để copy được theme, bạn phải có quyền truy cập vào store bạn muốn copy.

Khi chọn xong theme thì bạn nhấn vào customize [tùy chỉnh] để điền các thông tin của shop ở phần header, product, footer và các thông tin sâu ở bên trong như màu sắc, font chữ, trang check-out, trang thank-you,.....

Giao diện của ShopBase thật sự rất dễ dùng, bạn chỉ cần điền theo hướng dẫn của họ là được, thậm chí chỗ nào cần hỗ trợ cho SEO, hệ thống ShopBase cũng sẽ chỉ ra cho bạn.

Sau khi thiết lập shop xong, bạn tiếp tục cài đặt thẻ thanh toán. Thẻ này dùng để thanh toán dịch vụ cho ShopBase và nhận thanh toán của khách hàng.

Lưu ý: ShopBase là kênh dropship global nên họ chỉ chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế visa/mastercard, Paypal, Stripe,....

Bước tiếp theo là thêm hoặc mua domain. Nếu đã có sẵn domain thì bạn có thể dùng trực tiếp nó. Tham khảo cách thêm tên miền có sẵn vào website của ShopBase.

Nếu không có sẵn thì bạn có thể dùng tên miền sẵn của họ có đuôi là onshopbase.com hoặc mua tên miền mới qua chính ShopBase luôn.

Nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ thì có thể dùng domain của ShopBase để tiết kiệm chi phí nhưng nếu business size của bạn lớn, mình nghĩ bạn nên mua một domain thuộc về riêng bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Bước cuối cùng là cài đặt tracking cho gian hàng. Đây là phần khá quan trọng giúp bạn theo dõi hành vi của khách hàng khi vào trang, từ đó sẽ có những điều chỉnh cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Trong phần này, bạn có thể cài các loại tracking, bao gồm:

  • Google Analytics
  • Google Ads conversion tracking
  • Facebook pixel
  • Klaviyo integration - một phần mềm marketing chuyên tạo ra trải nghiệm của người dùng
  • Một đoạn script nào đó có lợi cho gian hàng của bạn

Bước 3: Thử nghiệm hoạt động của cửa hàng

Trước khi đưa gian hàng vào hoạt động, bạn nên kiểm tra lại một lần nữa xem gian hàng có hoạt động trơn tru hay không bằng cách:

  • Đặt thử một đơn hàng
  • Kiểm tra các số liệu tracking
  • Xem lại các sản phẩm ở front store, thiết kế,....
  • Test cài đặt vận chuyển
  • Kiểm tra các thông báo của email
  • .......

Bước 4: Publish cửa hàng

Sau khi đã kiểm tra mọi thứ xong, bạn có thể publish cửa hàng để bán ngay. Tuy nhiên, để mọi khách hàng đều có thể truy cập gian hàng của bạn, bạn phải xóa mật khẩu trong mục online store -> preferences -> password protection và chọn như trong ảnh.

Nếu để mật khẩu thì khách hàng bắt buộc phải có mật khẩu thì mới vào được store của bạn. Cách này chỉ nên áp dụng với một số item giới hạn với mức giá ưu đãi dành tặng cho khách hàng thân thiết.

Còn với những store mới thì không nên cài mật khẩu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng

Các gói dịch vụ của ShopBase

Khi mới đăng ký ShopBase, bạn sẽ được thử sử dụng nền tảng này miễn phí trong vòng 14 ngày, không cần thẻ tín dụng.

Sau 14 ngày, nếu bạn hài lòng với ShopBase, bạn có thể tiếp tục sử dụng nền tảng với 3 gói dịch vụ là Basic Base, Standard Base và Pro Base.

Về cơ bản, cả ba gói dịch vụ đều có những tính năng như hỗ trợ 24/7, tạo store bán hàng không giới hạn, các dịch vụ về dropship, POD, sales và marketing. Tuy nhiên, mỗi gói lại thích hợp với từng đối tượng khác nhau:

  • Basic Base [19$/tháng] thích hợp với những cửa hàng nhỏ, mới bắt đầu, phí cổng thanh toán paypal 2%, cho phép 5 nhân viên truy cập vào hệ thống
  • Standard Base [59$/tháng] thích hợp với những business đang phát triển, phí cổng thanh toán paypal 1%, cho phép 10 nhân viên truy cập vào hệ thống ShopBase
  • Pro Base [249$/tháng] thích hợp với những doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn, phí cổng thanh toán paypal 0.5%, cho phép số lượng nhân viên truy cập lên đến 100 người

Một chương trình cực kỳ ưu đãi từ ShopBase nữa là với 50 đơn hàng hoàn thành đầu tiên trong chương trình miễn phí sử dụng 14 ngày, bạn không phải đóng một khoản phí giao dịch nào.

Rõ ràng ShopBase đang tạo điều kiện hết mức cho các anh em dropshipper. Trong tương lai, mình không chắc ưu đãi và mức phí hàng tháng hợp lý như thế này sẽ còn đâu.

Ưu và nhược điểm của ShopBase

Sau khi đã dành vài tuần ra để nghiên cứu và trải nghiệm ShopBase, mình có những nhận xét sau về nền tảng này:

Trước hết là ưu điểm:

  • ShopBase có đầy đủ ứng dụng hỗ trợ giúp dropshipper khắc phục được những khó khăn về vấn đề vận chuyển, đóng gói và quảng cáo.
  • Việc tạo một gian hàng trên ShopBase khá đơn giản, hướng dẫn chi tiết, ngay cả một người mới, không biết gì về website, code cũng có thể tạo được.
  • ShopBase payments linh hoạt, hỗ trợ nhiều cổng thanh toán phổ biến như Paypal, Visa, Mastercard,, Stripe,....
  • Hệ thống xử lý khủng, hỗ trợ hơn 250 variants/sản phẩm.
  • Thiết kế tối giản, dễ nhìn, giao diện thân thiện với người dùng.

Bên cạnh đó, nền tảng này vẫn còn một số nhược điểm:

  • Chức năng quá nhiều dễ khiến người mới bị choáng vì không biết nên bắt đầu từ đâu.
  • Nhiều chức năng nên người mới có thể không biết làm thế nào để tận dụng chúng một cách hiệu quả.

Nhưng nhìn chung, nếu bạn chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu thì đây là một nền tảng cực kỳ đáng để thử với những điểm sáng công nghệ kể trên và những ưu đãi hiện hành.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu thêm về nền tảng ShopBase để có thêm nhiều sự lựa chọn cho công việc kinh doanh dropshipping của mình.

Hiện nay, ShopBase đang chạy nhiều chiến dịch promo hấp dẫn để thu hút các dropshipper trong đó phải kể đến chương trình Affiliate with ShopBase. Bạn sẽ nhận được lên tới 10% doanh thu trọn đời từ khách hàng mà bạn giới thiệu.

Để tri ân các bạn đọc thân thiết của KTcity, khi đăng ký và trải nghiệm ShopBase trong tháng 10 này, bạn hãy nhập code SBFREE1M để được sử dụng thử ShopBase miễn phí trong vòng 30 ngày. Code này chỉ có giá trị khi mở gian hàng ShopBase trong tháng 10, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại comment bên dưới để được giải đáp!

Chúc bạn sớm thành công!

Video liên quan

Chủ Đề