Tại sao bị sụp mí mắt

Sụp mí mắt được biết đến là hiện tượng sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Đây là bệnh về mắt không chỉ gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, thẩm mỹ mà còn báo hiệu một số bệnh về mắt cần chữa trị sớm.

Sụp mí mắt là gì?

Đối với con người, vùng mắt đóng vai trò quan trọng, đáp ứng các chức năng về thị giác từ đó có sự giao thiệp với thế giới xung quanh thông qua ánh nhìn từ đôi mắt.

Đôi mắt còn thể hiện nhiều yếu tố thiên về cảm xúc, thiện cảm và cả tính thẩm mỹ cho toàn bộ gương mặt. Theo đó, nếu bạn không may rơi vào tình trạng sụp mí , vùng mắt sẽ có nhiều khác biệt so với người bình thường.

Sụp mí mắt là khi đôi mắt của bạn không thể mở được lớn, đồng thời mí mắt còn che đi mất một phần của đồng tử. Người bị sụp mí cũng có thể có lông mi hướng xuống dưới và trên mắt bị mất nếp gấp mi trên.

Nguyên nhân gây nên sụp mí mắt

Nguyên nhân bẩm sinh

Đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ 55-75%. Người bị mắc sụp mí bẩm sinh thường gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn do đồng tử bị che lấp một phần. Ngoài ra, sụp mí bẩm sinh còn được xem là một dị dạng vùng mí ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti.

Yếu tố tự nhiên

 Xét về yếu tố tự nhiên, người bình thường khi đến độ tuổi nhất định đôi mắt sẽ có sự khác biệt khi còn trẻ. Sụp mí mắt lúc này là hiện tượng vùng mi mắt trên có xu hướng sa xuống thấp, che lấp nếp mí, kèm theo bọng mỡ mắt ở mí trên.

Đây là tình trạng xảy ra do cơ mí mắt đã bị mất khả năng co giãn, lúc này độ đàn hồi vùng da mí mắt đã bị lão hóa. Một số ít những người không may bị sụp mí do tai nạn hoặc các bệnh lý khác cũng có biểu hiện tương tự.

Do tổn thương thần kinh gây liệt cơ

Đây là một trong những bệnh lý có liên quan đến hội chứng đỉnh hốc mắt, hội chứng mắt khe dơi, hội chứng xoang hang… Lúc này mắt bị sụp mí do các dây thần kinh bị tổn thương, cơ mi không còn đảm bảo được chức năng khiến mắt bị sụp.

Sụp mí mắt do nhược cơ

Ở độ tuổi từ 40 – 60, một số người mắc triệu chứng nhược cơ, sụp mí mắt là biểu hiện ban đầu của bệnh lý nhược cơ. Nếu trong thời gian 5-10 năm tình trạng  bệnh không nặng hơn thì chỉ dừng lại ở việc sụp mí .

Sụp mí do chấn thương

Trong một số trường hợp, người mắc chứng sụp mí mắt do từng trải qua tai nạn ngoài ý muốn gây chấn thương ảnh hưởng tới vùng mí mắt.

Các nguyên nhân khác

Sụp mí còn có thể do các nguyên nhân khác như sa da mi, biến chứng bệnh đau mắt hột, bỏng vùng mắt, u, hạch…

Triệu chứng nhận biết sụp mí mắt

  • Mí mắt trên sa trễ che lấp tầm nhìn
  • Hai mắt bất cân xứng do một mắt có vùng mí che lấp đồng tử
  • Mắt bị lão hóa không rõ nếp mí trên kèm theo bọng mỡ mắt

Khắc phục sụp mí mắt như thế nào?

Tình trạng sụp mí nếu không chữa trị sớm sẽ ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực cũng như tính thẩm mỹ của mắt. Mắt có có chức năng quan trọng trong cuộc sống nên hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng này để từ đó tìm ra cách chữa mắt sụp mí hiệu quả và an toàn nhất

Mục đích điều trị là cải thiện chức năng và cải thiện thẩm mỹ cho đôi mắt. Trong điều trị sụp mi mắt thì yếu tố quan trọng nhất là người bệnh được điều trị sớm. Việc phẫu thuật không phức tạp, căn cứ vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Nếu sụp mi nhiều, bác sĩ sẽ phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi. Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà quá trình hồi phục hình dạng mi sẽ có thời gian khác nhau.

Đối với trường hợp điều trị sụp mi bẩm sinh, bác sĩ sẽ kết hợp nâng cơ nâng mi, điều chỉnh cung mi mắt và cân đối hài hòa giữa hai bên mắt. Sau đó khâu thẩm mỹ bằng chỉ chuyên dụng theo đường viền mí mắt, tạo nếp mí cân đối, hài hòa và cải thiện tầm nhìn.

Đối với trường hợp điều trị sụp mi do lão hóa, bác sĩ sẽ đánh giá độ cao mí bẩm sinh của bệnh nhân, sau đó kết hợp lấy mỡ da thừa mi trên, nếu độ cao mí ở mức độ tương đối và khá cân đối hài hòa thì có thể đi theo đường mi cũ, qua đó xử lý lấy hết mỡ và da dư kết hợp căng cơ vòng mi mắt.

Nếu trường hợp độ cao mí quá to hoặc quá nhỏ, thiếu cân đối thì bác sĩ sẽ linh hoạt phân tích để tạo đường mổ mới, từ đó hình thành nếp mí mới tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp lấy mỡ và da dư, căng cơ vòng mi mắt, mang lại sự tươi trẻ, tinh nhạy cho đôi mắt.

Với trường hợp sụp mi do thẩm mỹ hỏng, bác sĩ cần phải áp dụng kỹ thuật phẫu thuật mắt to, giải phóng mô sẹo và phục hồi cơ nâng mi, giúp đôi mắt lấy lại vẻ tươi tắn và tự nhiên.

Biến chứng có thể gặp phải do phẫu thuật sụp mí mắt

Phẫu thuật điều trị sụp mí có can thiệp trực tiếp đến vùng cơ nâng mi. Nếu không được tiến hành an toàn , không đúng kĩ thuật sẽ rất dễ gây tổn hại đến đôi mắt, để lại các biến chứng như:

  • Can thiệp quá sâu, làm mí mắt quá to.
  • Đôi mắt không tự nhiên, đơ, mí lộ.
  • Hở mi dẫn đến viêm loét giác mạc.
  • Lật mi, mắt không được bảo vệ, dễ đỏ mắt và chảy nước mắt.
  • Nếp mí mắt không đẹp, bất cân xứng.

Vì thế, khi bị sụp mí mắt, bệnh nhân cần tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ khám bệnh ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện mắt uy tín giúp khắc phục tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:

Thực phẩm dinh dưỡng sẽ là một trong những tuyệt chiêu giữ cho đôi mắt bạn khỏe đẹp. Vì thế, cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay là lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân. Đồng thời, bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho mắt dưới đây:

• Dùng thực phẩm có chứa vitamin B12: Bạn nên bổ sung vitamin B12 có trong các loại hải sản, thịt, cá, thịt, trứng, sữa và các loại đậu để giúp cho mắt sáng khỏe.

• Ăn nhiều rau củ quả cũng là cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà: Trong rau củ quả có chứa nhiều hợp chất beta-carotene và lutein nên rất tốt cho thị lực của mắt. Bạn nên bổ sung một số loại trái cây và rau củ quả tươi có chứa beta-carotene và lutein như quả mơ, cà rốt, ớt chuông, đu đủ, khoai lang, cải bó xôi, cải xoăn, củ cải ngọt…

• Ăn thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa giúp làn da vùng mắt chậm lão hóa nên không chỉ giúp hạn chế tình trạng sụp mí mắt mà còn giúp tăng độ đàn hồi và nâng mí mắt. Thực phẩm thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa là nho, việt quất, chocolate đen…

4. Dưỡng ẩm cho đôi mắt

Cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà bằng phương pháp dưỡng ẩm cho mắt dưới đây cũng sẽ giúp bạn lấy lại đôi mắt to tròn, xinh xắn.

• Đắp mắt bằng dưa leo: Các axit trong dưa leo sẽ giúp đẩy nước thừa ra khỏi mí mắt. Bạn đặt một lát dưa leo ướp lạnh trên mí mắt trong vòng 15 phút mỗi ngày để thấy kết quả.

• Đắp mắt bằng nha đam: Đầu tiên, bạn trộn hỗn hợp nha đam, sữa chua nguyên chất và bột yến mạch lại với nhau. Sau đó, bạn cho thêm một lát dưa leo đã gọt vỏ vào hỗn hợp và trộn đều. Kế đến, bạn đắp hỗn hợp này lên mắt và để yên trong 20 phút. Cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước lạnh.

• Đắp mắt bằng túi trà hoa cúc: Bạn có thể lấy túi trà hoa cúc ướp lạnh lên mí mắt khoảng 15 – 20 mỗi ngày để làm tăng sự đàn hồi cho vùng mắt.

5. Mắt bị sụp mí phải làm sao? Tập các động tác cho mắt

Tập thể dục thường xuyên cho đôi mắt cũng là cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng thường xuyên. Các bài tập dưới đây sẽ giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng sụp mí mắt.

Sụp mí mắt là tình trạng da chùng thừa của mí mắt trên rủ xuống nhãn cầu. Rìa của mí mắt trên có thể thấp hơn bình thường [mụn thịt] hoặc có thể có da thừa rộng thùng thình ở mí mắt trên [bệnh da liễu]. Tình trạng sụp mí mắt thường là sự kết hợp của cả hai tình trạng trên.

Nếu các nếp da mí mắt trên rủ xuống quá bờ mi, tầm nhìn có thể bị suy giảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sụp mí mắt có thể làm giảm đáng kể tầm nhìn dựa vào mức độ cản trở đồng tử ở mắt. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể sẽ tự hết hoặc phải cần điều trị.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng sụp mí mắt?

Sụp mí có thể bị ở một hoặc cả hai mí mắt tùy theo nguyên nhân. Các dấu hiệu sụp mí mắt có thể bao gồm:

  • Mắt sụp mí, chảy xệ ở một hoặc cả hai bên
  • Khi mí mắt bị sụp xuống che phủ đồng tử của mắt, tầm nhìn sẽ bị ảnh hưởng
  • Ngửa đầu ra sau để nhìn thấy được mi dưới
  • Mệt mỏi và đau nhức quanh mắt
  • Tăng tiết nước mắt mặc dù có cảm giác khô mắt
  • Khuôn mặt trông thiếu sức sống và mệt mỏi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Sụp mí mắt ảnh hưởng đến vẻ ngoài hoặc thị lực
  • Một mí mắt đột nhiên sụp hoặc kéo xuống
  • Sụp mí liên quan với các triệu chứng khác, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc đau
  • Sụp mí mắt ở trẻ em
  • Sụp mí mới hoặc thay đổi nhanh chóng ở người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sụp mí mắt?

Sụp mí mắt là do đâu? Sụp mí mắt thường là do:

  • Yếu cơ nâng mi
  • Tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ nâng mi
  • Da của mí mắt trên chùng nhão
  • Quá trình lão hóa tự nhiên
  • Bẩm sinh [hiếm gặp] do cơ nâng mi không phát hiển hoàn chỉnh
  • Hậu quả của chấn thương hoặc bệnh tật.

Bị sụp mí mắt là bệnh gì? Một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến mắt sụp mí ở cả hai bên bao gồm:

  • Sưng ở mí mắt, chẳng hạn như do lẹo mắt
  • Khối u xung quanh hoặc sau mắt
  • U não hoặc ung thư dây thần kinh hay cơ
  • Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như nhược cơ
  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Horner
  • Đột quỵ.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sụp mí mắt?

Khi chỉ bị sụp mí ở một bên, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bằng cách so sánh hai mí. Tình trạng sẽ khó phát hiện hơn khi nó xảy ra ở cả hai bên, hoặc nếu chỉ có vấn đề nhẹ.

Một cuộc khám sức khỏe và hỏi về tiền sử bệnh sẽ được thực hiện để xác định nguyên nhân.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

  • Kiểm tra đèn khe. Bác sĩ có thể nhìn gần vào mắt bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Mắt có thể giãn ra trong quá trình kiểm tra này, vì vậy, bạn có thể gặp một số khó chịu nhẹ.
  • Xét nghiệm Tensilon cho bệnh nhược cơ. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tensilon vào tĩnh mạch. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ được yêu cầu liếc mắt qua lại hay làm một số cử động cơ để bác sĩ theo dõi và xem thuốc tensilon có cải thiện sức mạnh cơ mắt hay không, điều này sẽ giúp xác định các vấn đề gây sụp mí.
  • Kiểm tra thị lực trực quan.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng sụp mí mắt?

Tùy vào nguyên nhân gây sụp mí mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa sụp mí mắt phù hợp. Hầu hết các trường hợp sụp mí là do lão hóa và không có bệnh lý liên quan. Trong trường hợp này, bạn sẽ không được điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn thực hiện các bài tập để giảm bớt sụp mí ngay tại nhà.

Nếu mí mắt sụp làm hạn chế tầm nhìn, bạn sẽ cần điều trị y khoa hoặc có thể sử dụng kính để giữ mí mắt lên. Phương pháp điều trị này sẽ có hiệu quả nhất đối với sụp mí mắt tạm thời, do đó bạn không cần phải đeo kính mọi lúc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đeo kính nếu không đủ điều kiện để làm phẫu thuật.

Phẫu thuật nâng mí mắt được thực hiện để thắt chặt cơ mí mắt trên, nâng mí mắt bị chùng hoặc sụp xuống lên vị trí mong muốn.

  • Trong trường hợp nhẹ hơn, nó có thể được thực hiện để cải thiện sự xuất hiện của mí mắt.
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết để điều chỉnh sự can thiệp vào thị lực.
  • Ở trẻ em, phẫu thuật có thể cần thiết để ngăn ngừa chứng giảm thị lực, chẳng hạn là nhược thị.

Nếu bác sĩ thấy rằng sụp mí mắt là do một bệnh lý gây ra thì sẽ điều trị bệnh đó để mí mắt không chùng xuống nữa.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng sụp mí mắt?

Không có cách kiểm soát hiệu quả tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề