Ví dụ về phương pháp giáo việc trong giáo dục

Phương pháp là cụm từ thường sử dụng trong nhiều lĩnh vực như trong giáo dục, trong dạy học,…Tuy nhiên, khi nhắc tới cụm từ đó, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó.

Vậy khái niệm phương pháp là gì Ví dụ về phương pháp? Cụ thể như thế nào? và phân biệt phương pháp với biện pháp cụ thể như thế nào?. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung liên quan để làm rõ các vấn đề trên một cách dễ hiểu và chân thực nhất.

Phương pháp là gì? 

Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn.

Ví dụ về phương pháp

Đối với phương pháp thì sẽ tùy vào từng trường hợp hoặc lĩnh vực nào đó mà sẽ có phương pháp khác nhau, ở phần này chúng tôi sẽ giới thiệu 1 số ví dụ về phương pháp điển hình, phổ biến.

– Phương pháp nhớ bài lâu và kỹ: Đây là phương pháp thường được áp dụng đối với học sinh hoặc sinh viên, từ phương pháp này mà người sử dụng phương pháp này có thể tiếp cận và ghi nhớ vấn đề một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc học theo phương pháp này sẽ đòi hỏi người đó phải kiên trì, tập trung suy nghĩ 1 vấn đề, có thời gian điều độ thư giãn, nghỉ ngơi.

Cụ thể về phương pháp nhớ bài lâu và kỹ được thực hiện như sau:

+ Nhắc lại nội dung nhớ nhiều lần

+ Mất khoảng thời gian đầu tùy thuộc nội dung và độ dài bài học mà có thời gian khác nhau để có thể đọc và hiểu nội dung cần nhớ. Sau đó, cần có khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau từng giai đoạn

+ Không tập trung suy nghĩ cùng các vấn đề khác, gây ra mất tinh thần động lực học và áp dụng phương pháp sẽ kém hiệu quả.

+ Kết hợp đọc bằng miệng, đọc nhẩm và dùng bút để ghi lại thông tin cơ bản, chủ đạo của bài học cần nhớ, việc ghi lại cũng là một thao tác giúp bộ não ghi nhớ thông tin.

+ Dùng đồng thời cùng với phương pháp khác như phương pháp hỏi đáp.

– Phương pháp tác động tâm lý: dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như phương tiện giao tiếp, từ đó phương pháp này giúp cho hình thành trạng thái tâm lý một cách tích cực hoặc có thể thay đổi về nhận thức người mà được tác động theo phương pháp này.

Việc tác động thường thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc dùng các hình ảnh, thông tin để có thể truyền các thông tin, qua đó giáo dục, ám thị hoặc để truyền thông tin.

Tuy vậy, khi sử dụng phương pháp này cần có kế hoạch cụ thể và nắm rõ các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước lúc thực hiện tác động nhưng đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp những vướng mắc cho hai câu hỏi: Khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp? Sau đây, chúng tôi sẽ làm rõ về 2 khái niệm phương pháp và biện pháp khác nhau ra sao?, bởi thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại cụm từ này.

Phương pháp và biện pháp khác nhau như thế nào?

Để phân biệt được phương pháp và biện pháp chúng ta cần phải hiểu rõ về khái niệm, mục đích, ví dụ của nó thì mới nắm được bản chất vấn đề, mời quý vị tham khảo tiếp nội dung này:

Phương pháp

+ Phương pháp là cụm từ dùng để chỉ các cách thức hoặc đường lối có tính hệ thống đưa ra để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, theo đó thì phương pháp có thể được rút ra từ những kết quả mà con người nhận thức được từ thực tiễn.

+ Ví dụ: Phương pháp giáo dục

Khi học sinh có biểu hiện đi học muộn, trên lớp không tập trung, kết quả học tập đi xuống. Khi đó giáo viên và phụ huynh cùng kết hợp để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Từ đó có định hướng để con ý thức được, từ đó gia đình và nhà trường hỗ trợ em học sinh đó có điều kiện tốt nhất để học tập.

Biện pháp

+ Biện pháp là cách thức hay là con đường dùng để tác động lên đối tượng để xử lý vấn đề nào đó, ví dụ như biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật,…., biện pháp giúp cho chủ thể có thể thực hiện quản lý hiệu quả hơn.

+ Ví dụ 1:

Ở trong lớp có số lượng học sinh thường xuyên không chịu học bài và làm bài, tình trạng kéo dài triền miên.

Trong trường hợp này giáo viên sẽ dùng biện pháp tăng cường  kiểm tra bài tập đầu giờ và giữa giờ, đánh vào điểm trên lớp. Nếu học sinh không thay đổi về ý thức học tập thì điểm cuối năm sẽ không đủ điều kiện để lên lớp trên.

+ Ví dụ 2:

Trước đây, khi bước vào học kỳ đầu, tình hình học tập của các học sinh lớp 12a3 tương đối tốt, tuy nhiên gần đây có nhiều học sinh có tình trạng học tập bị sa sút.

Phát hiện tình trạng này, giáo viên cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương pháp dạy nếu:

Việc giảng dạy từ giáo viên truyền đạt lại cho học sinh, chưa thực sự phù hợp với khả năng nhận thức đối với học sinh trong lớp đó, thì giáo viên thay đổi phương pháp dạy học đối với học sinh.

Cơ sở giảng dạy hỗ trợ cho việc học chưa thực sự đầy đủ, phù hợp thì cần bổ sung hỗ trợ cơ sở vật chất hoặc nếu không đủ điều kiện để hỗ trợ thì cần tự tạo những dụng cụ học tập thực tế, dễ tìm kiếm.

Vấn đề khen thưởng hoặc kỷ luật chưa nghiêm minh, rõ ràng,… để học sinh khắc phục hoặc noi theo tấm gương tốt thì giáo viên cần phải đưa ra các mức kỷ luật hoặc khen thưởng cụ thể, thực hiện đúng như nội dung phổ biến, tạo động lực cho học sinh phấn đấu.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến khái niệm phương pháp là gì? Ví dụ về phương pháp?, phân biệt phương pháp và biện pháp ra sao?.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết.

You're Reading a Free Preview
Pages 5 to 8 are not shown in this preview.

LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, để tiếp cận với nền tri thức mới và ứng dụng thành công những thành tựu của khoa học trên thế giới thì các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi phải có cuộc đổi mới trong hệ thống giáo dục về mục tiêu, nội dung và phương pháp. Chúng ta cần đào tạo ra một đội ngũ nhân lực vừa hồng vừa chuyên. Không chỉ giỏi về tri thức khoa học mà còn phải am hiểu những tri thức về xã hội. Môn học Tự nhiên xã hội trong nhà trường Tiểu học hiện nay giữ vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức này. Thế nhưng hiện nay có nhiều giáo viên chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung cũng như môn Tự nhiên xã hội nói riêng nên chưa thật sự quyết tâm từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền đạt qua sách vở, theo lối học thụ động. Có rất nhiều phương pháp dạy học giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức nhưng nổi bật lên trong đó là phương pháp giao việc. Đây là phương pháp giúp các em tự tìm tòi kiến thức, tự phát hiện và nêu thắc mắc trước khi bước vào tiết học. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ giúp các em kết luận lại và định hướng cho các em đâu là kiến thức đúng. Phương pháp này rất tích cực và mang nhiều ưu điểm. A. Cấu trúc chươ ng trình môn học:Bao gồm 3 chủ đề:- Chủ đề “Con người và sức khỏe ”: học sinh được học về cơ thể người và các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh than thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ và an toàn, phòng tránh một số bệnh tật.- Chủ đề “Xã hội”: học sinh được học về các thành viên, các hoạt động và các mối quan hệ trong gia đình, trong trường học, cộng đồng và điều kiện sống ở xã hội, các hoạt động sinh sống của nhân dân, một số cơ sở hành chính, y tế, giáo dục…Cách giữ vệ sinh nhà ở, lớp học, trường học , nơi công cộng: cách giữ an toàn cho bản thân và người khác trong môi trường sinh hoạt và học tập khác nhau.- Chủ đề “Tự nhiên ”: học sinh được học về đặc điểm cấu tạo, môi trường sống của động thực vật phổ biến: ích lợi và tác hại của chúng đối với đời sống và sức khỏe con người, một số hiện tượng tự nhiên, sơ lược về mặt trời, ….Với những chủ đề của môn học trên, tôi thiết nghĩ làm thế nào để các em tiếp cận kiến thức một cách chủ động nhất và những kiến thức này thật sự là của các em, không máy móc, không gò bó. Và tự bản thân cấu trúc của chương trình cũng đã có mục đích giúp cho các em khám phá những kiến thức đơn giản thân thuộc với cuộc sống của mình. Chính vì thế, tôi nghĩ với vị trí là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi sẽ tận dụng vốn sống của các em để từ đó tạo nền tảng giúp các em khám phá ra những kiến thức tưởng chừng như xa lạ nhưng lại vô cùng thân thuộc với chính các em. Qua đó, chính bản thân các em cũng lại khám phá ra mình, chủ động học tập, chủ động tiếp nhận kiến thức của môn học. Đó chính là lý do tôi tâm đắc khi lựa chọn phương pháp giao việc trong phân môn Tự Nhiên Xã Hội.B. Phương pháp giao việc: 1. Thế nào là phương pháp giao việc? Là phương pháp lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng với những công việc cụ thể, với những nghĩa vụ xã hội nhất định. Qua đó, học sinh sẽ có điều kiện để thể hiện những kinh nghiệm vốn có của mình hình thành được những hành vi phù hợp với công việc được giao, thu nhận kiến thức phù hợp.2. Cách tiến hành: Lựa chọn bài dạy phù hợp với phương pháp giao việc. Xây dựng kế hoạch:Căn cứ vào mục tiêu của bài , điều kiện, phương tiện dạy học cũng như đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh trong lớp và kinh nghiệm của bản thân mà GV sẽ lập ra hệ thống câu hỏi và phân chia công việc cho từng nhóm[cá nhân]Ví dụ: Bài “ Cây gỗ”:Để đảm bảo mục tiêu bài học giáo viên cần giao việc theo 4 nhóm với các câu hỏi như sau:Nhóm 1: Hãy quan sát và tìm hiểu xem những cây có thân lớn thường được trồng ở đâu?Nhóm 2: Những cây có thân to ấy có những bộ phận nào? Có giống với những bộ phận của cây rau và cây hoa không?Nhóm 3: Hãy hỏi những người thân trong gia đình những cây có thân to ấy tên là gì? Tìm thêm hình ảnh [nếu có]Nhóm 4: Những cây có thân to thường có ích lợi gì? Làm được những vật dụng nào? Hỗ trợ - Kiểm tra:Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình GV cần hỗ trợ gợi ý giúp các em tìm kiếm thông tin và kiểm tra tiến độ thực hiện của các nhóm. Đồng thời cũng giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thu nhận thong tin của mình. Tiến hành tiết dạy:Trong từng hoạt động,các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm hay thông tin thu thập được theo điều khiển của GV. Những phần kiến thức học sinh trình bày sẽ là phần mở đầu cho một hoạt động hoặc sẽ là phần đúc kết kiến thức của hoạt động đó. GV sẽ là người nhận xét và đúc kết kiến thức của hoạt động. Nhận xét – lưu ý – tuyên dương.3. Ưu – nhược điểm của phương pháp:  Ưu điểm: • Học sinh chủ động tìm ra kiến thức.• Các em không chỉ sử dụng vốn sống của bản thân mà trong quá trình tham gia đi tìm kiếm thông tin giúp các em tự gây dựng thêm vốn sống cho mình.• Giáo viên tránh được lối truyền đạt thụ động, không gây hứng thú cho học sinh.• Tạo được mối liên kết cũng như có sự phối họp giữa gia đình và nhà trường trong quá trinh giáo dục các em.• Gây cho học sinh sự đam mê, sự khám phá. • Rèn kĩ năng chủ động trong việc nắm bắt kiến thức và giúp cho các em khắc sâu kiến thức hơn. Nhược điểm:- Đối tượng học sinh còn nhỏ nên trong quá trình tìm tòi kiến thức cần có sự hỗ trợ của gia đình.- Các em dễ tìm hiểu lan man, không đúng trọng tâm yêu cầu.- Trình bày chưa logic, mang tính chất liệt kê.- Dễ dẫn đến việc phân công quá sức với học sinh.- Phải tiến hành thực hiện kéo dài trong một thời gian nhất định.4. Giải pháp: a. Cần có sự trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các buổi họp để có sự hỗ trợ, chia sẻ từ họ trong việc thực hiện phương pháp này:Ngay trong buổi họp đầu năm, tôi đã có sự chia sẻ các phương pháp học tập đặc trưng của từng môn học. Thông qua buổi họp, tôi cũng nói rõ mục đích và ý nghĩa của việc giao việc cho các em. Từ đó, phụ huynh nhìn nhận thấy được ưu điểm và có sự hỗ trợ nhất định trong suốt năm học. Khi đó phụ huynh cũng giúp tôi định hướng cho các em thu thập thông tin chính xác hơn, tránh sai mục tiêu của tiết học.b. Cần xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết trong việc phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhất. Tôi đã luôn cân nhắc thật kĩ khi giao việc cho từng cá nhân. Phải cân nhắc lựa chọn bài sao cho phù hợp. Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Và lúc này đòi hỏi bản thân tôi phải có sự hiểu biết về đặc tính và hoàn cảnh của học sinh để tránh gây lúng túng cho học sinh và bản thân phụ huynh.c. Giúp học sinh trong quá trình tìm tòi kiến thức. Phải kiểm tra thường xuyên tiến độ làm việc từng nhóm. Định hướng cho các em tìm kiếm đúng trọng tâm kiến thứcGiáo viên cần trao đổi thường xuyên với các nhóm để có thể hỗ trợ cho các em. Đồng thời từ đó gợi ý sâu hơn giúp các em hiểu rõ hơn khi trình bày trước lớp. Đối với những bài như “Cuộc sống xung quanh”: GV cần thường xuyên hỏi thăm trao đổi và giúp đỡ cho học sinh, tránh tình trạng học sinh chỉ tìm hiểu một số nơi các em thích đến mà không chú ý đến những gì bé thấy trên đường làm cho phần thu thập thông tin không phù hợp, không phong phú. Đối với bài: “Con cá”: Để quan sát cá bơi và thở như thế nào GV cần hướng dẫn cho học sinh chú ý đến bộ phận đầu cá. Gợi ý cho các em ra hồ cá ở vườn trường, hoặc ở nhà mình. Tránh để học sinh quan sát cá bơi mà không nắm được kiến thực cần nắm.d. Yêu cầu các nhóm trình bày thử cho giáo viên sau khi hoàn thành. GV sẽ gợi ý giúp các em trình bày lưu loát hơn:Trước khi tiết học được tiến hành GV nên đề nghị các em trình bày bài của mình theo logic. Tránh gây mất thời gian của giờ học vì đôi khi các em lúng túng chưa biết cách trình bày làm mất hiệu quả của phần thu thập thông tin trong nhóm.e. Khi giao việc giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm của từng học sinh như: tính cách, điều kiện sống, nơi ở ….để tránh giao những nhiệm vụ không phù hợp, quá sức đối với học sinh.Cần lưu ý đặc điểm của tùng học sinh để giao việc sao cho phù hợp, không gây ảnh hưởng đến phụ huynh cũng như tâm lý của các em.f. Cần chú ý đến khoảng thời gian sao cho hợp lý:Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi phải kéo dài trong một thời gian nhưng người GV chủ động để tránh kéo dài lâu, gây ảnh hưởng và sao nhãng các môn học khác của các em.Cần cân đối thời gian hợp lý tránh tình trạng để thời gian tìm thông tin quá dài, hiệu quả của giao việc sẽ không cao. Đối với học sinh lớp 1 kiến thức môn Tự Nhiên cũng không quá xa lạ với các em nên tốt nhất GV chỉ cần giao việc trước một ngày.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC1. Về phía học sinh: - Các em đã biết tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thu thập kiến thức của mình.- Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, bổ sung kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau cùng khám phá tri thức mới.- Biết chủ động nắm kiến thức cũng như chủ động tìm kiếm thông tin một cách bài bản cho các tiết học tiếp theo dù không có sự phân công của giáo viên.- Biết trình bày logic những nội dung mà các em được giao.- Hầu hết các em biết tự khai thác vốn sống của mình cũng như tự làm giàu vốn sống đó hơn thông qua những tiết học được các em chuẩn bị tốt việc được giao.- Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đã nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn. Biết tham gia vào mọi hoạt động nhờ có sự hỗ trợ của nhóm cũng như của Giáo viên.2. Về phía Giáo viên: Bản thân tôi cũng rất đắn đo khi lựa chọn phương pháp này. Vì đối tượng học sinh của tôi còn quá nhỏ, các em chưa có ý thức tự học cao. Nếu ứng dụng không khéo sẽ làm cho học sinh hiểu lầm kiến thức cũng như trở thành gánh nặng cho phụ huynh. Chính vì thế, tôi luôn tâm niệm làm thế nào để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và chủ động nhất. Thiết nghĩ, GV cần:- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu bài học.- Nắm vững đặc điểm tâm lý cung như hoàn cảnh của học sinh.- Học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, tham khảo sách vở để lựa chọn nhiều hình thức tổ chức giúp các em trong quá trình học tập.Với những suy nghĩ đó, bản thân tôi cũng đã cảm thấy mình giúp được các em phần nào trên con đường đi khai thác nguồn tri thức nhân loại.Đây là một phương pháp tích cực và mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của người Giáo viên, đặc biệt là đối với môn Tự nhiên xã hội. Đây là môn học đòi hỏi các em không chỉ biết lắng nghe mà chính bản thân các em phải tự khám phá những kiến thức đang ở xung quanh trong đời sống hàng ngày. Từ đó, các em sẽ biết làm chủ kiến thức của mình.Để ứng dụng thành công phương pháp này ngoài việc thực hiện tốt các giải pháp trên GV cần lưu ý lựa chọn bài dạy phù hợp để ứng dụng phương pháp.Tân Phú, ngày 8 tháng 4 năm 2008 Người thực hiện ĐINH HẢI VÂNNhận xét của Ban giám hiệu Nhận xét của Lãnh đạo cấp trên:

Video liên quan

Chủ Đề