Sim điện thoại hiện nay chép được bao nhiêu tên năm 2024

Làm thế nào để biết bạn đang đứng tên bao nhiêu SIM? Trong bài viết này, 24hStore sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra SIM chính chủ chỉ với vài thao tác đơn giản, cùng theo dõi ngay nhé!

Sim điện thoại hiện nay chép được bao nhiêu tên năm 2024

Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sở hữu nhiều SIM từ các nhà mạng khác nhau đã trở thành điều phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể quên hoặc không chắc chắn về số lượng SIM đang liên kết với tên của mình. Để đảm bảo sự hiểu biết và quản lý dễ dàng hơn về việc này, việc kiểm tra số SIM đang đứng tên dưới danh nghĩa của bạn là rất quan trọng.

Cách kiểm tra để biết bạn đang đứng tên bao nhiêu SIM

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng tin nhắn SMS của điện thoại > Sau đó bạn soạn thảo một tin nhắn mới bằng cách nhấn vào biểu tượng tin nhắn mới ở phía trên góc phải màn hình.

Sim điện thoại hiện nay chép được bao nhiêu tên năm 2024

Bước 2: Tiếp theo bạn hãy soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB Số giấy tờ tùy thân (số CCCD hoặc CMND) gửi 1414. Lúc này bạn sẽ nhận được kết quả, tùy theo nhà mạng mà bạn sẽ nhận được câu trả lời khác nhau nhưng sẽ đầy đủ tên người sở hữu kèm theo là danh sách đang đứng tên bao nhiêu SIM nhé.

Làm gì khi phát hiện thông tin cá nhân bị người khác sử dụng để đăng ký SIM lạ?

Trong trường hợp nếu bạn phát hiện thông tin cá nhân của mình bị sử dụng để đăng ký SIM lạ. Đừng lo lắng mà hãy đến trực tiếp các cửa hàng của nhà mạng đó để hủy các số điện thoại không phải của mình. Lưu ý, khi đi người dùng nên mang theo giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu) để yêu cầu hủy thông tin.

Sử dụng CMND/CCCD của người khác đăng ký thuê bao sẽ bị phạt như thế nào?

Việc sử dụng thông tin cá nhân bao gồm CMND/CCCD,… của người khác để đăng ký SIM được coi là hành vi giả mạo, sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác để thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao.

Theo khoản 1, Điều 33 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, các số thuê bao này sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 10-12 tháng.

Mới đây Bộ TT-TT đã có văn bản yêu cầu các nhà mạng phải rà soát để đảm bảo thông tin chính chủ của thuê bao.

Theo đó, các đơn vị viễn thông phải kiểm tra tệp khách hàng cá nhân và tổ chức đứng tên đăng ký từ 4-9 sim nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và xác thực việc sử dụng thuê bao. Người dùng sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thuê bao đứng tên được sử dụng cho hành vi vi phạm pháp luật. Công tác rà soát, kiểm tra phải hoàn thành trước 15/4.

Sim điện thoại hiện nay chép được bao nhiêu tên năm 2024
Kiểm tra có bao nhiêu Sim được đăng ký dưới tên mình bằng cách nào?

Nếu người dùng đang lo lắng xem mình có thuộc đối tượng bị rà soát không thì có thể kiểm tra bằng cách sau:

- Soạn tin nhắn tới đầu số 1411:

Đây là đầu số nhắn tin miễn phí của các nhà mạng. Người dùng kiểm tra bằng cách soạn tin theo cú pháp: TTTB Số giấy tờ gửi 1414 (trong đó số giấy tờ là số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân đăng ký sim.

Sau khi gửi tin nhắn, tùy theo từng nhà mạng sẽ có thông tin trả về khác nhau gồm: tên người dùng và số thuê bao đã đăng ký từ nhà mạng.

- Gọi điện tới tổng đài nhà mạng

Người dùng có thể gọi điện trực tiếp tới tổng đài và cung cấp thông tin cá nhân để được hỗ trợ. Với những nhà mạng, người dùng không sử dụng thì cần ra cửa hàng của nhà mạng để kiểm tra và tiến hành các bước tiếp.

Khi phát hiện thông tin cá nhân của mình bị sử dụng để đăng ký Sim lạ, người dùng cần đến trực tiếp cửa hàng của nhà mạng để hủy những số đó. Lưu ý: khi đi người dùng cần mạng CMND/CCCD để đối chiếu thông tin.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT chiều 8/8, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, Bộ đã triển khai đợt thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao.

Hiện nay, đã có 56 Sở TT&TT gửi báo cáo hoặc kết luận thanh tra về quản lý thông tin thuê bao về Bộ. 8 đoàn thanh tra do Bộ thành lập cũng đã kết thúc thanh tra trực tiếp. Hiện, Bộ đang tổng hợp kết quả thanh tra.

Trước đó, Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động quyết liệt thực hiện đúng tiến độ việc rà soát, làm rõ đối với các khách hàng sở hữu nhiều sim (trên 10 sim), với mục tiêu ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng đăng ký thuê bao đứng tên nhiều sim, kích hoạt sẵn, bán tràn lan, thực hiện các hành vi lừa đảo, gây mất trật tự an toàn xã hội.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, tính đến giữa tháng 7/2023, số liệu các doanh nghiệp cho thấy, đã rà soát, làm rõ việc sở hữu đối với 100% các thuê bao khách hàng là tổ chức. Với thuê bao khách hàng là cá nhân đứng tên nhiều sim (trên 10 sim), các nhà mạng đã xử lý hơn 20% tổng số giấy tờ đứng tên nhiều sim.

"Bộ đang chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các biện pháp với mục tiêu đến 31/8 sẽ cơ bản hoàn thành việc bảo đảm người đứng tên đăng ký thuê bao chính là người sử dụng số thuê bao đó", ông Nguyễn Phong Nhã cho biết.

Cũng tại buổi họp báo, Bộ TT&TT cho biết, sơ bộ kết quả thanh tra thông tin thuê bao cho thấy, vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong thời gian ngắn; nhiều chủ thuê bao không thực hiện giao kết hợp đồng khi đăng ký từ sim thứ 4 trở lên.

Đối với vấn đề cuộc gọi rác và các hình thức lừa đảo qua mạng viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, Bộ sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong quản lý thông tin thuê bao, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, hướng tới xử lý dứt điểm tình trạng sim rác, cuộc gọi rác và phổ biến, tuyên truyền về các hình thức lừa đảo thông qua mạng viễn thông và trên không gian mạng tới người dân.

Bộ cũng khẳng định, đã cơ bản ngăn chặn được tình trạng sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Theo đó, chỉ riêng trong tháng 7, qua thanh tra, kiểm tra, Cục Tần số vô tuyến điện đã phát hiện và xử phạt 17 vụ vi phạm.

Đồng thời đã kiểm soát, giải quyết nhiễu cho 108 đài vô tuyến điện bị nhiễu, chủ yếu là trạm gốc di động; xử lý tổng số 49 nguồn gây nhiễu có hại, trong đó có 36 nguồn nhiễu là thiết bị trạm lặp thông tin di động, các thiết bị người dân không được tự ý lắp đặt, sử dụng.