Sở lược về Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm iuh

Công nghệ Sinh học – Chuẩn đầu ra

Sinh viên sau khi ra trường có khả năng:

  1. Sử dụng kiến thức toán học, khoa học [sinh học, vật lý, hóa học] hoặc kỹ thuật để xác định, xây dựng kế hoạch và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật liên quan đến công nghệ sinh học
  2. Thiết kế hoặc xây dựng một hệ thống, một quá trình, một quy trình hoặc một chương trình để đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghệ sinh học
  3. Thiết lập và thực hiện các thí nghiệm hoặc kiểm định giả thuyết; phân tích, diễn giải và đánh giá kết quả dựa trên cơ sở khoa học để rút ra kết luận
  4. Giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau
  5. Nhận biết các quy định đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; nhận biết sự tác động của các giải pháp khoa học kỹ thuật đối với thế giới, kinh tế, môi trường và xã hội
  6. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả để thiết lập mục đích, lên kế hoạch thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện, phân tích nguy cơ và rủi ro

BM Công nghệ Sinh học – Giới thiệu chung

 

Bộ môn Công nghệ Sinh học được thành lập và vận hành từ năm 2006, đây là bộ môn lớn và có vai trò quan trọng trong Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm. Bộ môn CNSH có nhiệm vụ đào tạo sinh viên chuyên ngành Công nghệ Sinh học và tham gia giảng dạy các môn học có đặc tính sinh học cho các bộ môn khác trong Viện.

Những ngày đầu tiên mới thành lập, bộ môn CNSH chỉ có 4 giảng viên và cho tới hôm nay, theo sự phát triển và tiến bộ của Viện, bộ môn CNSH đã có 20 giảng viên. Tất cả giảng viên đều có trình độ thạc sĩ trở lên bao gồm: 12 tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài, 5 thầy cô đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và 3 thạc sĩ. Các thạc sĩ trong bộ môn đều có kế hoạch cho việc thi đầu vào nghiên cứu sinh. 6 trong 12 tiến sĩ của bộ môn đã có thời gian thực hiện nghiên cứu chuyên sâu sau tiến sĩ [postdoctoral] trong thời gian dài ở nước ngoài nên có năng lực nghiên cứu và giảng dạy rất tốt.

Các giảng viên tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Tất cả các giảng viên đều có trình độ cao, nhiệt huyết và có tâm với nghề. Trong hơn 11 năm qua, bộ môn không ngừng phát triển, mở rộng quy mô đào tạo từ lúc chỉ có 48 sinh viên đến nay BM đã có 500 sinh viên.

Tất cả các giảng viên trong bộ môn đều có bằng nghiệp vụ sư phạm giảng dạy Đại học. Trình độ ngoại ngữ tất cả đều tốt, có khả năng đọc viết và thảo luận bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.

Cơ sở vật chất của bộ môn hiện nay khá hoàn thiện, đủ để phục vụ các bài thí nghiệm cơ bản cũng nhưng phục vụ tốt công tác giảng dạy. Bộ môn đang xây dựng đề án hệ thống phòng thí nghiệm với sự tài trợ của ngân hàng thế giới, đề án đảm bảo được hạ tầng thiết bị và vật chất đủ để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu đủ năng lực công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới.

Từ năm 2016, với tâm huyết cũng như năng lực đào tạo, nghiên cứu và kết nối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học BM CNSH đã đăng ký xây dựng chương trình mới đáp ứng chuẩn kiểm định của tổ chức ABET [Accreditation Board for Engineering and Technology, Inc.] – Một tổ chức phi chính phủ chuyên về đánh giá tiêu chuẩn của một số chương trình giáo dục như “khoa học ứng dụng, máy tính, kỹ sư, công nghệ” có trụ sở tại Mỹ. Chương trình hướng tới sự đào tạo phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường lao động của khu vực và quốc tế.

Trong năm học 2017 – 2018, Bộ môn Công nghệ Sinh học đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo đại học mới đáp ứng yêu cầu giao thoa toàn trường, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động của Việt Nam và khu vực, hướng tới phục vụ kiểm định bởi tổ chức ABET. Bên cạnh đó, Bộ môn Công nghệ Sinh học cũng đã xây dựng hoàn thiện chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Công nghê sinh học và sẽ tổ chức tuyển sinh vào học kỳ mùa thu năm học 2018-2019.

Bên cạnh các hoạt động đào tạo chính khoá, bộ môn Công nghệ Sinh học thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: Tổ chức cho sinh viên đi thực tập thực tế các công ty, nhà máy và viện nghiên cứu ở Nha Trang, Đà Lạt, Bình Thuận, Ninh Thuận. Bộ môn tổ chức định kỳ seminar chuyên ngành.

Các giảng viên của bộ môn thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu nếu các em thật sự có đam mê và năng lực.

Lịch sử phát triển

Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm [Institute of Biotechnology and Food Technology] được thành lập theo Quyết định số 1277/QĐ – ĐHCN ngày 28/12/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung tâm thí nghiệm thực hành Công nghệ thực phẩm – Sinh học – Môi trường. Trong gần 10 năm hình thành và phát triển, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm vươn lên trở thành một trong những đơn vị đứng đầu về đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế của Nhà trường . Viện có Giấy phép hoạt động Khoa học và Công nghệ số: 193/ĐK-KHCN. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm 4 bộ môn chuyên ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm, Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm; với hơn 30 phòng thí nghiệm chuyên ngành và 1 vườn thực nghiệm được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.

Từ năm 2014 Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO cho ngành Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Sinh học.

Từ năm 2013, Viện triển khai chương trình đào tạo tiên tiến cho ngành công nghệ thực phẩm và đến năm 2015, Viện triển khai chương trình đào tạo tiên tiến cho ngành công nghệ sinh học.

Từ năm 2016, Viện định hướng sẽ kiểm định chương trình ngành Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Sinh học theo chuẩn ABET vào năm 2020-2021. Việc cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng giảng dạy là một trong các tiêu chí đánh giá của quy chuẩn này. Chính vì vậy, Viện đã và đang được nhà trường tập trung đầu tư về chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế.

Cơ sở vật chất

Hệ thống phòng thí nghiệm Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm nằm ở nhà F và nhà T của Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM, với diện tích mặt bằng hơn 2800 m2.

Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm có sự liên kết chặt chẽ với các phòng thí nghiệm của các đơn vị: Khoa Công nghệ Hóa học Trường ĐHBK Tp. HCM, Khoa sinh học Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Viện Sinh học nhiệt đới.

Hệ thống PTN của Viện bao gồm một hệ thống phòng phân tích thí nghiệm và phòng Thực nghiệm gồm 31 phòng thí nghiệm [PTN] chuyên ngành và 1 vườn thực nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo

Danh mục phòng thí nghiệm

Stt Phòng thí nghiệm Địa điểm
1. Kho hóa chất F04.01
2. Phòng điều phối dụng cụ, thiết bị F04.02
3. Phòng thí nghiệm trung tâm 01 F04.03
4. Kỹ thuật di truyền F04.04
5. Công nghệ Vi sinh F04.05
6. Phòng sáng, nuôi cây F05.01
7. Công nghệ chế biến súc sản F05.02
8. Công nghệ chế biến thuỷ sản F05.03
9. Công nghệ chế biến rau quả F05.04
10. Công nghệ chế biến lương thực F05.05
11. Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao F05.06
12. Công nghệ chế biến bánh kẹo F05.07
13. Công nghệ chế biến đồ uống F05.08
14. Công nghệ chế biến đồ uống nâng cao F05.09
15. Phòng cấy thực vật F06.01
16. Sinh học thực vật F06.02
17. Hoá sinh cơ bản F06.03
18. Hoá sinh nâng cao F06.04
19. Sinh học phân tử cơ bản F06.05
20. Vật lý thực phẩm F06.06
21. Phụ gia thực phẩm F06.07
22. Phân tích thực phẩm cơ bản F06.08
23. Phân tích thực phẩm nâng cao F06.09
24. Cảm quan F07.01
25. Chuyên đề cảm quan F07.02
26. Phòng thí nghiêm trung tâm 02 F07.04
27. Phòng lưu trữ hồ sơ kiểm định chất lượng F07.05
28. Phòng thí nghiêm trung tâm 03 F07.07
29. Vườn thực nghiệm F08
30. Phòng cấy mô động vật T03.06
31. Sinh học đại cương T03.07
32. Vi sinh 1 T03.08
33. Vi sinh 2 T03.09
34. Tin học T03.10
35. Thiết kế nhà máy thực phẩm T04.01

Video liên quan

Chủ Đề