So sánh asean và eu

Trang này có sử dụng Cookies để đảm bảo dịch vụ tốt nhất dành cho Quý vị.

01.12.2020 - Bài viết

Hai khu vực của thế giới thực hiện một bước đi quyết định trong quan hệ song phương của mình: EU và ASEAN - tổ chức khu vực quan trọng nhất trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - trở thành Đối tác chiến lược của nhau.

Qua đó đã đạt được một mục tiêu trung tâm của nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU của Đức.

Trong hội nghị hàng năm giữa bộ trưởng bộ ngoại giao các nước EU và ASEAN ngày 01/12/2020 các nước đã quyết định nâng cấp quan hệ giữa hai tổ chức khu vực này lên Quan hệ Đối tác chiến lược. Đây là một tín hiệu rõ ràng của châu Âu và Đông Nam Á cho chủ nghĩa đa phương. Như vậy trong tương lai 37 quốc gia và 1,1 tỉ người sẽ kết nối với nhau còn chặt chẽ hơn. EU và ASEAN tạo ra 23% GDP toàn cầu. Với Quan hệ Đối tác chiến lược, đã đạt được một mục tiêu trung tâm trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU của Đức – đồng thời đó là một cột mốc trong quá trình thực hiện Định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas nhấn mạnh:

Quan hệ Đối tác chiến lược thể hiện niềm tin chung của chúng ta vào chủ nghĩa đa phương. Không một nước nào bị buộc phải quyết định giữa hai thái cực. Quan hệ Đối tác chiến lược này thể hiện rằng, chúng ta cùng nỗ lực cho những mối quan tâm của EU và ASEAN.

Quan hệ Đối tác chiến lược thể hiện mối quan tâm rõ ràng của Liên minh châu Âu muốn tăng cường toàn diện quan hệ với ASEAN . Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hoạt động trao đổi hơn trên tất cả các bình diện, từ xã hội dân sự đến giữa những người đứng đầu chính phủ.

Tham gia hội nghị trực tuyến này bên cạnh 37 ngoại trưởng các nước thành viên EU và ASEAN còn có đại diện cấp cao của EU và tổng thư ký ASEAN.  Những chủ đề quan trọng của hội nghị là cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19, tăng cường chủ nghĩa đa phương, cùng nỗ lực cho một trật tự dựa trên luật lệ, cùng nỗ lực bảo vệ khí hậu và môi trường và mối quan tâm chung đến thương mại tự do dựa trên luật lệ.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] có trụ sở tại Jakarta được thành lập năm 1967. Mười quốc gia thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin, Singapor, Thái Lan và Việt Nam. Các quốc gia thành viên tạo nên một khu vực kinh tế với khoảng 650 triệu người. EU là đối tác đối thoại của hiệp hội này từ năm 1977. Từ đó đến nay một quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn đã được phát triển trên nhiều lĩnh vực: trong đó có tự do thương mại, bảo vệ khí hậu, kết nối, hợp tác về chính sách an ninh và tăng cường trật tự dựa trên luật lệ. Hiện nay Việt Nam đang là chủ tịch ASEAN. Năm 2021 Brunei đảm nhận trọng trách này.

Hai tổ chức khu vực ASEAN và EU là hai đối tác tự nhiên với nhiều mối quan tâm và nguyên tắc chung. Quan hệ EU-ASEAN ủng hộ nỗ lực chung cho chủ nghĩa đa phương, cho nhận thức chung đối với tự do thương mại và đối với một trật tự dựa trên luật lệ, cũng như nỗ lực chung bảo vệ khí hậu. Quan hệ hợp tác trong gần 50 năm qua đã kết nối EU và ASEAN và nay quan hệ này có được một tầm vóc chiến lược mới. Đồng thời ASEAN, một khu vực phát triển rất năng động với dân số trẻ, còn là một đối tác thương mại quan trọng của EU. Năm 2019 và 2020 EU đã ký kết thành công hiệp định thương mại tự do với Singapor và Việt Nam. Mục tiêu chung là một hiệp định thương mại tự do giữa EU và ASEAN. Đó sẽ là hiệp định thương mại tự do liên khu vực đầu tiên trên thế giới. Về địa lý và chính trị, khu vực ASEAN nằm giữa trái tim Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này ngày càng trở thành một khu vực trọng tâm mới của toàn cầu.

Quan hệ Đối tác chiến lược đồng thời là một bước đi trung tâm trong quá trình thực hiện Định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua tháng 9 vừa qua – định hướng chiến lược, hướng tới tương lai cho chính sách đối ngoại của Đức đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mục tiêu là đa dạng hóa và tăng cường các mối quan hệ trong khu vực này và với khu vực này, với ASEAN là trọng tâm. ASEAN là tổ chức khu vực hiệu quả nhất trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nỗ lực cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á và bên ngoài khu vực. Cùng với ASEAN, Đức nỗ lực cho một trật tự thế giới đa phương, bao gồm tất cả, mà trong đó luật pháp quốc tế có hiệu lực, chứ không phải là luật lệ của kẻ mạnh. Một trọng tâm hợp tác nữa là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, mà khu vực Đông Nam Á đặc biệt bị ảnh hưởng.

German policy guidelines on the Indo-Pacific region

Các đại biểu từ EU và ASEAN đã cùng tham dự một hội nghị và chuỗi hội thảo về công nghệ xanh vào ngày 22-23 tháng 3 năm 2021 trong khuôn khổ ‘Những ngày Công nghiệp của EU’, sự kiện hàng năm hàng đầu của Châu Âu về công nghiệp. Sự kiện kéo dài hai ngày, mang tên 'Hợp tác với Châu Âu về Công nghệ Sản xuất Xanh', đã tạo nền tảng cho các cuộc đối thoại giữa các nhà phát triển công nghệ xanh từ Châu Âu, Việt Nam và các Quốc gia Thành viên ASEAN khác nhằm thúc đẩy hợp tác. Các đại diện từ Ủy ban Châu Âu, các chính trị gia khu vực và đại diện các bộ, Ban Thư ký ASEAN và các nhà sản xuất, trong số những người khác, đã tới dự với tư cách là diễn giả và chủ trì hội thảo.

Sự kiện được hỗ trợ bởi Công cụ Đối thoại Khu vực EU-ASEAN Tăng cường [E-READI], một chương trình do EU tài trợ nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa EU và ASEAN trong các lĩnh vực chính sách ưu tiên mà hai bên cùng quan tâm, một trong số đó là Đối thoại EU-ASEAN về Bản đồ Đổi mới & Công nghệ Xanh [GreenTech].

Hội nghị và các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh EU-ASEAN giữa các đối tác châu Âu và ASEAN nhằm tạo ra sự quan tâm và cam kết chung giữa các bên liên quan trong các lĩnh vực thí điểm. Sự kiện này khởi động dự án Thí điểm 2, 'Sản xuất bền vững', cũng bao gồm các webinar tiếp theo.

Các cuộc họp bắt đầu với bốn hội thảo thực hành vào ngày 22 tháng 3, nơi những người tham gia nhìn thấy công nghệ đang hoạt động trong các ví dụ do các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME] và nghiên cứu trình bày, đồng thời họ có cơ hội thảo luận và kết nối với các đối tác về những thành tựu của đổi mới công nghệ xanh.

Hội nghị chính vào ngày hôm sau do Pierrick Fillon-Ashida, Ủy ban Châu Âu, Tổng cục Nghiên cứu và Đổi mới [DG RTD] khai mạc với phần giới thiệu về hợp tác nghiên cứu EU-ASEAN. Nửa sau của sự kiện đi sâu vào các chiến lược về Tăng trưởng xanh, các ví dụ thực tiễn tốt nhất về các nhà đổi mới xanh thành công và công nghệ xanh hiện đại, và các bài thảo luận bổ sung về Thỏa thuận xanh, chiến lược mới của Châu Âu về Tăng trưởng xanh. Những thảo luận này bao gồm những thách thức và cơ hội của các chiến lược trên. Các nhóm thảo luận bàn tròn hiệu quả được tiếp nối và cũng được xây dựng dựa trên các kết luận và thông tin của hội thảo ngày trước.

Sự trình bày các chủ đề đa dạng và sự tham gia của các chuyên gia khác nhau trong lĩnh vực sản xuất bền vững sẽ tạo ra nhiều cơ hội đổi mới vượt ra ngoài biên giới trong hợp tác kinh doanh và hoạch định chính sách dựa trên công nghệ xanh. Xác định và khởi động các lĩnh vực hợp tác là một kết luận quan trọng trong ngày. Cơ sở đặt ra trong sự kiện kéo dài hai ngày này cũng chuẩn bị cho các bên liên quan cho các webinars tiếp theo.

———

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967. Các quốc gia thành viên ASEAN bao gồm Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập. Ban Thư ký ASEAN có trụ sở tại Jakarta.

Liên minh Châu Âu [EU] là liên minh kinh tế và chính trị của 27 Quốc gia Thành viên. Cùng nhau, Liên minh châu Âu đã xây dựng một khu vực ổn định, dân chủ và phát triển bền vững trong khi duy trì sự đa dạng văn hóa, sự khoan dung và tự do cá nhân. Năm 2012, Liên minh châu Âu đã được trao giải Nobel Hòa bình vì đã thúc đẩy các mục tiêu hòa bình, hòa giải, dân chủ và nhân quyền ở châu Âu. Liên minh châu Âu là khối thương mại lớn nhất thế giới, là nguồn và điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Cùng nhau, Liên minh Châu Âu và các nước thành viên là những nhà tài trợ lớn nhất cho Viện trợ Phát triển Chính thức [ODA], cung cấp hơn một nửa nguồn vốn ODA trên toàn cầu.

27 Quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu [theo thứ tự bảng chữ cái] là: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai-len, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg , Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

Công cụ Đối thoại EU-ASEAN Khu vực Tăng cường [E-READI] là một chương trình hợp tác phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và đối thoại giữa EU và ASEAN trong các lĩnh vực chính sách cùng quan tâm. Dựa trên kinh nghiệm hội nhập khu vực của EU, cơ chế đối thoại chính sách E-READI tiếp tục củng cố quá trình hội nhập khu vực ASEAN cũng như quan hệ đối tác chiến lược chung ASEAN-EU.

 

Video liên quan

Chủ Đề