So sánh công ty chứng khoán

28 Tháng 1 2022 · 9 phút đọc

Lựa chọn một công ty chứng khoán phù hợp là điều khá quan trọng khi tham gia thị trường. Và một trong những yếu tố tác động nhiều nhất đến sự chọn lựa này là phí giao dịch. Phí giao dịch chứng khoán ở mỗi công ty là khác nhau. Nhà đầu tư nên tìm hiểu và so sánh để chọn được công ty có phí ưu đãi nhất. Trong bài viết này, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về phí giao dịch chứng khoán là gì cũng so sánh phí mua bán chứng khoán một số công ty hàng đầu thị trường. Các bạn hãy theo dõi nhé. 

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

  • Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán trên mỗi lần mua bán. Được tính bằng phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Cụ thể giá trị bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào quy định của từng công ty. Chúng thường dao động từ 0.1 – 0.35% giá trị giao dịch.
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải trả thêm một số khoản phí khác ngoài khoán phí giao dịch. Chúng bao gồm phí mở tài khoản, phí giao dịch ký quỹ, phí ứng trước tiền bán chứng khoán,… 
  • Các công ty chứng khoán hoạt động lâu thường thu phí mua bán cao hơn những đơn vị còn lại. Bởi họ đã có những tệp khách hàng nhất định, không bị áp lực phải hút thêm khách hàng mới. 
  • Trên thực tế, trong mỗi giao dịch, khoản phí này chiếm tỷ trọng khá lớn. 

Phí giao dịch chứng khoán và những điều nên biết

Ví dụ bạn mua 1.000 cổ phiếu VNM của Vinamilk với giá khớp lệnh là 90.000 đồng/1cp. Vậy tổng giá trị giao dịch của bạn là 90 triệu đồng. Nếu khoản phí giao dịch là 0.3%, bạn sẽ phải trả thêm 270 nghìn đồng. Tổng cộng bạn phải bỏ ra 90.270.000 để mua 1.000 cổ phiếu VNM. 

Những lưu ý về phí mua bán chứng khoán nhà đầu tư nên biết 

Như đã nói ở trên, phí giao dịch chiếm tỷ trọng khá lớn trong mỗi lần giao dịch. Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm rõ những quy định trong việc tính phí, tránh mất tiền oan.

  • Phí giao dịch được tính theo giá trị của mỗi lần giao dịch mua/bán

Nghĩa là nhà đầu tư phải chịu phí của mọi giao dịch mua bán trên cùng một mã cổ phiếu. giả sử ngày 31/1, bạn đặt mua 1.000 cổ phiếu VNM. Bạn sẽ mất một khoản phí mua. Ngày 15/2, bạn bán 1.000 cổ phiếu VNM này, bạn phải trả thêm khoản phí bán. 

  • Phí giao dịch bị tạm trừ khi đặt lệnh, và thực trừ khi khớp lệnh

Khi nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán, tiền giao dịch sẽ được tính và tạm trừ ngay trong ví. Tuy nhiên, nó chỉ bị thực trừ khi khớp lệnh giao dịch. Trong trường hợp không khớp lệnh, công ty chứng khoán sẽ hoàn tiền lại ví cho nhà đầu tư. 

Phí mua bán chứng khoán đang được áp dụng tại DNSE

Hiện nay, công ty chứng khoán DNSE đang áp dụng biểu phí cực kỳ ưu đãi dành cho mọi nhà đầu tư.  Cụ thể biểu phí khi giao dịch tại DNSE được tính như sau: 

  • MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán trọn đời. [chưa tính 0.03% do Sở giao dịch thu]

Nếu bạn giao dịch chứng khoán tại DNSE bạn sẽ tiết kiệm được một khoản phí khá đáng kể. Giả sử bạn đặt mua 1.000 cp VNM với mệnh giá 90.000. 

  • Khi giao dịch tại DNSE, bạn sẽ phải trả số tiền là 90 triệu đồng, cộng với 0.03% [27.000 đồng] phí thu hộ Sở giao dịch. 
  • Nếu bạn giao dịch tại các đơn vị khác, sẽ mất thêm khoản phí giao dịch từ 0.2 đến 0.35%. Như vậy bạn phải trả 90 triệu đồng, kèm thêm khoản phí rơi vào khoảng 180 đến 315 nghìn đồng. 
  • Phí mua bán chứng khoán thông qua giao dịch Margin là 0.045%

DNSE miễn phí giao dịch trọn đời

Một số phí khác có thể kể đến bao gồm: 

  • Chuyển tiền giữa các tài khoản nội bộ: MIỄN PHÍ
  • Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán: MIỄN PHÍ

Tham khảo thêm: Phí giao dịch chứng khoán tại DNSE chi tiết

Phí giao dịch của 3 công ty chứng khoán nổi tiếng hiện nay

Nói đến những “ông lớn” trong lĩnh vực chứng khoán, chắc hẳn nhà đầu tư có thể liệt kê ra một số cái tên như VPS, SSI, HSC. Dưới đây là biểu phí của những công ty này, nhà đầu tư có thể tham khảo.

Biểu phí cho giao dịch mua/bán tại VPS

  • Giao dịch trực tuyến: 0.2%
  • Giao dịch qua các kênh khác: 
  • Khối lượng giao dịch dưới 100 triệu đồng: 0.3%
  • Khối lượng giao dịch từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0.27%
  • Khối lượng giao dịch từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0.25%
  • Khối lượng giao dịch từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0.22%
  • Khối lượng giao dịch từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0.2%
  • Khối lượng giao dịch từ 2 tỷ đồng trở lên: 0.15%
  • Phí lưu lý chứng khoán: 0.27 đồng/1cp/tháng
  • Phí dịch vụ SMS: 800 đồng/ 1 tin nhắn
  • Phí dịch vụ hệ thống: 27.500/ 1 tài khoản/ tháng
  • Phí ứng trước tiền bán: 0.038889%/ngày [14%/ năm]
  • Phí quản lý tài sản: 0.1% giá trị định giá

Biểu phí giao dịch chứng khoán tại SSI

  • Giao dịch trực tuyến: 0.25%
  • Giao dịch qua các kênh khác:
  • Khối lượng giao dịch dưới 50 triệu đồng: 0.4%
  • Khối lượng giao dịch từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0.35%
  • Khối lượng giao dịch từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0.3%
  • Khối lượng giao dịch từ 500 triệu đồng trở lên: 0.25%
  • Phí lưu ký chứng khoán: 0.27 đồng/1cp/tháng
  • In sao kê: 20.000 đồng/ bản [3 đến 12 tháng], 50.000 đồng/ bản [hơn 12 tháng]
  • SMS: 8.800 đồng/ tháng

Biểu phí khi giao dịch tại HSC:

  • Phí giao dịch trực tuyến: 0.2% [với những giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%]
  • Giao dịch qua các kênh khác:
  • Khối lượng giao dịch dưới 100 triệu đồng: 0.35%
  • Khối lượng giao dịch từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0.3%
  • Khối lượng giao dịch từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0.25%
  • Khối lượng giao dịch từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0.2%
  • Khối lượng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên: 0.15%
  • Lưu ý chứng khoán: 0.27 đồng/1cp/tháng

So sánh phí giao dịch tại các công ty chứng khoán hàng đầu

Giả sử bạn mua 2.000 cổ phiếu MWG của Thế giới di động, giá là 132.000 đồng/1cp. Vậy tổng khối lượng giao dịch của bạn là 264 triệu. Chiếu theo biểu phí mua bán chứng khoán của 4 đơn vị đã liệt kê ở trên. Bạn sẽ mất thêm phí giao dịch lần lượt là: 

  • DNSE: 0 đồng 
  • VPS: 0.27%, tương đương: 712.800 đồng
  • SSI: 0.3%, tương đương: 792.000 đồng
  • HSC: 0.3%, tương đương: 792.000 đồng

Lưu ý: khoản phí trên CHƯA bao gồm 0.03% thu hộ Sở giao dịch. Phí phải trả trên mỗi giao dịch sẽ được tính thêm 0.03% phí thu hộ. 

Qua đó, chúng ta có thể so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty lớn hiện nay. Nhìn chung, DNSE là đơn vị có biểu phí giao dịch hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư. Trong khi đó, VPS, SSI, HSC đều mất tiền giao dịch khá cao. Sự chênh lệch này không phản ánh bởi chất lượng dịch vụ của bên nào tốt hơn. Mà đơn giản là công ty nào thấu hiểu mong muốn của khách hàng hơn. Bởi nhà đầu tư luôn mong muốn nhận được ưu đãi và hỗ trợ từ các công ty chứng khoán. 

DNSE là đơn vị hiếm hoi miễn phí giao dịch chứng khoán trọn đời cho tất cả nhà đầu tư. Điều này giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản phí kha khá mỗi khi giao dịch. Từ đó nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn. Nếu bạn có dự định đầu tư chứng khoán, còn chần chờ gì nữa mà không giao dịch tại DNSE. Đăng ký tài khoản miễn phí, giao dịch miễn phí, thật hấp dẫn phải không nào?

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM [HOSE] mới đây đã công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý 3/2021. Hiện, top 10 công ty chứng khoán chiếm 67,05%, tăng 2,01% so với 6 tháng đầu năm.

Theo đó, trong quý 3, Chứng khoán VPS tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm trên sàn HOSE với 16,50%, tăng so với quý trước; SSI đứng ở vị trí thứ 2 với thị phần 11,58%; Chứng khoán VNDirect vượt qua HSC ở vị trí thứ 3 với thị phần 7,72%, Chứng khoán HSC đứng vị trí thứ tư với 6,79%.

Top 10 thị phần môi giới quý 3/2021.

Đáng lưu ý, thị phần môi giới thông thường không đồng thuận với khoản lợi nhuận gộp mà mảng này mang lại cho các công ty chứng khoán. Tức là, thị phần môi giới cao nhưng lợi nhuận gộp có thể sẽ thấp và ngược lại tuỳ thuộc vào mức độ chiết khấu để "chèo kéo" khách hàng của mỗi công ty khác nhau.

Cụ thể, với VPS - thị phần số 1 môi giới, doanh thu nghiệp vụ môi giới quý 3/2021 ghi nhận 844 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với quý 3/2020. Chi phí nghiệp vụ môi giới cũng tăng theo, ghi nhận 680 tỷ đồng, dẫn đến lãi gộp từ nghiệp vụ môi giới 164 tỷ đồng. Với số lãi này, VPS thua xa cả SSI, VND và HSC, thậm chí còn chưa bằng so với thị phần thứ 6 là TCBS.

Tại SSI, doanh thu nghiệp vụ môi giới quý 3 ghi nhận 667 tỷ đồng, tăng 5 lần so với quý 3/2020; chi phí nghiệp vụ môi giới 368 tỷ đồng, do đó, SSI lãi gộp gần 300 tỷ đồng từ hoạt động môi giới.

VnDirect với vị trí thứ ba thị phần môi giới quý 3 vừa qua cũng ghi nhận doanh thu hoạt động môi giới 433 tỷ đồng, tăng gần 3 lần với quý 3/2020. Chi phí hoạt động môi giới 235 tỷ đồng, lãi gộp từ mảng này nhờ đó đạt 198 tỷ đồng. Tiếp theo là Chứng khoán HSC với doanh thu hoạt động môi giới đạt 369 tỷ đồng, lãi 175 tỷ.

Ở vị trí thứ 6, TCBS ghi nhận lợi nhuận môi giới 201 tỷ đồng, vượt mặt VPS và VND, HSC.

TCBS cũng đồng thời là công ty chứng khoán có hệ số biên lợi nhuận gộp mảng môi giới cao nhất 82% tiếp theo là FPTS với 58%. Trong khi hệ số này ở VPS là 18,5%, MAS là 5,5%...

Như vậy, trong quý 3/2021, top 10 công ty chứng khoán thị phần môi giới lớn nhất ghi nhận lãi 1.283 tỷ đồng từ hoạt động môi giới, tăng hơn 4 lần so với con số lãi của quý 3 năm 2020.

Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam có ba nguồn thu chính: môi giới, cho vay margin và hoạt động tự doanh. Trong cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán, hoạt động môi giới chỉ xếp sau Tự doanh với tỷ lệ chiếm khoảng 20-23% và tăng trưởng đều theo từng năm. 

Trong 4 quý trở lại đây, mảng môi giới ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận gộp, từ 13,6% trong Q3/20 lên 23,8% trong Q2/21. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận gộp [>50%] nên lợi nhuận của ngành này vẫn chịu tác động lớn từ biến động trên thị trường chứng khoán.

Theo ước tính của FiinPro, trong năm 2021, hoạt động tự doanh sẽ mang lại 54,1% cơ cấu doanh thu, tiếp đến là môi giới với 23,7% doanh thu, cuối cùng là Margin với tỷ lệ doanh thu chiếm 22,2%. 

Video liên quan

Chủ Đề