So sánh rules of survival và pubg mobile

Dù không phải là một tựa PUBG Mobile chính thống nhưng Rules of Survival vẫn khiến bạn phải thốt lên rằng “Chơi hay chẳng kém gì phiên bản gốc cả!”.

//www.youtube.com/watch?v=HEBLUu2fm90

Nếu bạn chưa biết Rules of Survival [ROS] là một tựa game mobile do NetEase sản xuất và ra mắt trong năm 2017. Đứng ở góc độ người dùng thì 2Game đánh giá đây là một nhà sản xuất game nổi tiếng nhất nhì tại Trung Quốc và hãng tỏ ra khá nhanh tay và biết nắm bắt thị hiếu của cộng đồng game thủ khi sản xuất một tựa game mobile có lối chơi giống với Playerunknown’s Battleground [PUBG] trên PC đang rất hot trong năm vừa qua.

Chưa kể việc sớm ra mắt trước đối thủ PUBG Mobile chính hãng do Tencent sản xuất ít nhiều cũng giúp NetEase kiếm được tập khách hàng riêng của mình. Điều này còn được thể hiện rõ ràng khi ROS được phát hành trên toàn cầu với nhiều ngôn ngữ khác nhau, một điều khá hiếm với một game đến từ Trung Quốc. Ngoài ra hãng này cũng đã sẵn sàng bỏ ra hơn 650.000$ để tổ chức giải đấu “Rules of Survival World Championship” dành cho game thủ toàn thế giới tham dự.

Quay trở lại với trọng tâm của bài viết này, có lẽ với người Viết hay một số người đã từng chơi PUBG trên PC sẽ cảm thấy khá quen thuộc khi trải nghiệm ROS. Đó không phải sự thân quen ở cách điều khiển, dù bạn vẫn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để làm quen với cơ chế di chuyển – xoay hướng và ngắm bắn khi chuyển cách chơi từ chuột và bàn phím sang việc chạm – nhả trên màn hình di động. Mà sự quen thuộc mà mình muốn nói ở đây chính là gameplay dòng “nhảy dù bắn súng” không lẫn vào đâu được mà ROS mang đến.

Theo đó người chơi vẫn sẽ được đưa vào một thế giới Battle Royale thật sự – một đấu trường mà bạn phải sinh tồn trước hàng trăm đối thủ khác nhau. Game thủ có thể tham gia dưới vai trò như Solo [cá nhân], Duo [cặp đôi] và Squad [tổ đội] và dù có lựa chọn thế nào thì bạn cũng có một nhiệm vụ đó là trở thành người sống sót cuối cùng để chiến thắng.

Sau khi lựa chọn chế độ chơi xong thì bạn sẽ được kết nối và đưa vào một phòng chờ riêng. Ở ROS sẽ có tối đa 120 trong một bản đồ [trong khi PUBG mới chỉ có 100]. Khi thời gian đếm lùi kết thúc, toàn bộ được chở trên một chiếc máy bay và nhiệm vụ của người chơi là chọn điểm nhảy mà mình muốn đến trên một bản đồ rất rộng lớn gồm nhiều khu vực khác nhau. Một điểm thú vị ở đây là kỹ năng nhảy dù và điều khiển hướng của người chơi cũng là cần thiết.

Tiếp theo đó thì công việc của người chơi đơn giản là đi nhặt các loại vũ khí và các vật phẩm hỗ trợ giúp bạn chiến đấu và sống sót. Một nhân vật sẽ được sử dụng 2 khẩu súng chính, 1 khẩu lục, 1 vũ khí cận chiến như đấm tay, mỏ lết và chảo. Ngoài ra còn có một số phụ kiện lắp vào súng, bình nước giúp hồi máu và tăng tốc độ chạy và một số loại lựu đạn khác nữa.

Điểm mấu chốt trong lối chơi của PUBG cũng được ROS chính là vòng tròn có tên gọi “Safe Zone” [dạng vòng bo] khi ở trong này thì bạn an toàn và ngược lại nếu ở ngoài thì bạn cần nhanh chóng di chuyển vào trong. Vòng tròn này giúp trận đấu diễn ra với tốc độ nhanh hơn và tránh những trường hợp “camper” [núp một chỗ]. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì vòng tròn này sẽ thu hẹp lại để tìm ra người cuối cùng sống sót.

Có rất nhiều yếu tố khác nhưng 2Game.vn sẽ để cho bạn khám phá nhưng nhìn chung thì lối chơi của ROS rất giống PUBG và bạn toàn toàn có thể áp dụng những chiến thuật từ PC vào tựa game này. Và như đã nói ở đầu bài viết thì bạn nào mà chơi PUBG rồi thì rất dễ làm quen với gameplay của ROS, ngoại trừ việc phải làm quen với cách điều khiển mà thôi!

Tất nhiên thì ROS cũng tạo ra sự khác biệt của mình để tránh việc bị gọi là một “PUBG nhái” đó là game vừa bổ sung một chế độ chơi mới có tên gọi Zombie. Ở đó người chơi sẽ chia thành 2 phe người và zombie chiến đấu 1 mất 1 còn với nhau. Đáng tiếc là 2Game.vn chưa trải nghiệm nhiều chế độ mới này và trong bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn!

Đúng như dự đoán, sự bùng nổ của bom tấn PlayerUnknown’s Battlegrounds [PUBG] trong nửa cuối năm 2017 đã dẫn đến một trào lưu battle royale chưa từng có trong lĩnh vực gaming. Và hệ quả tất yếu là rất nhiều phiên bản “ăn theo” tựa game này đã liên tục xuất hiện trên các nền tảng khác nhau, đặc biệt là smartphone chỉ trong vài tháng vừa qua.

Mới đây, PUBG Corp đã đâm đơn kiện công ty Trung Quốc NetEase - đơn vị phát hành hai tựa game di động Rules of Survival [RoS] và Knives Out [KO] với lối chơi cùng nhiều tính năng “học hỏi” từ PUBG. Đều thuộc dòng game battle royale, ba tựa game này đều cho phép 100 người chơi trực tuyến chiến đấu cùng nhau trên một hòn đảo biệt lập. Nhiệm vụ của họ là phải làm mọi cách, từ lẩn trốn cho tới chiến đấu, để trở thành người sống sót cuối cùng.

PUBG đã không thể ngồi yên khi ngày càng có nhiều tựa game "ăn theo" xuất hiện.

Cho rằng RoS và KO vi phạm bản quyền tựa game của mình, PUBG Corp đã gửi một kiến nghị đến Apple vào ngày 24/1 và yêu cầu hãng gỡ bỏ hai tựa game này trên nền tảng AppStore. Một tuần sau đó, Apple đã chuyển tiếp đơn kiến nghị của PUBG Corp đến NetEase để thông báo về sự việc. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc này lập tức phủ nhận cáo buộc của PUBG Corp.

Không thể giải quyết trong hòa bình, cha đẻ của PUBG đành đệ đơn kiện lên Tòa án tại bang California vào ngày 2/4 vừa qua. Trong đơn kiện này đã chỉ rõ 25 đặc điểm mà RoS và KO đã vi phạm bản quyền, bao gồm những tính năng quen thuộc như “vòng bo”, số lượng người chơi, sành chờ trước khi vào trận đấu, phương tiện di chuyển, các loại vũ khí [đặc biệt là sử dụng chảo như một loại lá chặn đạn], các thương tích của nhân vật tùy theo vị trí bắn của đối thủ,...

PUBG Corp thậm chí còn gửi loạt ảnh bằng chứng trong đơn kiện của mình.

Bên cạnh đó, những bằng chứng mà PUBG Corp đưa ra cũng được phân chia thành nhiều cấp độ, từ “dựa theo cảm hứng” cho đến “gần như sao chép toàn bộ” các tính năng trong PUBG. Trong đó, hài hước nhất chính là món vũ khí cận chiến hình một chú gà cao su mà PUBG Corp cho rằng NetEase đã dựa trên câu khẩu hiệu “cơm gà” nổi tiếng [winner winner chicken dinner].

Ngoài ra, PUBG Corp còn cho biết đối thủ cũng nhiều lần vi phạm bản quyền “cơm gà” khi tiến hành các chiến dịch quảng cáo của họ. Một quảng cáo của RoS thậm chí còn sử dụng hình ảnh của một phương tiện hai chỗ ngồi - vốn chỉ xuất hiện trong PUBG chứ không hề tồn tại trong RoS.

"Cơm gà" - câu khẩu hiệu chiến thắng quen thuộc của PUBG cũng đã gián tiếp xuất hiện trong RoS.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là PUBG Corp lại né tránh đối đầu với Epic Games và Fortnite Battle Royale - đối thủ lớn nhất của hãng tính đến thời điểm hiện tại. So với RoS và KO, Fortnite dường như là một tựa game battle royale hoàn toàn khác với đồ họa, thiết kế bản đồ không hề giống như PUBG. Bên cạnh đó, tựa game này cũng không cung cấp phương tiện di chuyển, hệ thống vũ khí và áo giáp khác biệt dù vẫn giữ nguyên cơ chế “vòng bo” hay chế độ thả hòm đồ tiếp tế giữa trận đấu.

Nếu thắng trong vụ kiện lần này, PUBG Corp sẽ buộc NetEase phải gỡ bỏ RoS và KO ra khỏi các nền tảng di động và cam kết không được phát hành bất cứ tựa game tương tự nào khác trong tương lai cũng như đền bù những thiệt hại mà hãng gây ra cho PUBG Corp.

Chủ Đề