Soạn bài ôn tập làm văn lớp 7 năm 2024

1.1. Văn biểu cảm

a. Thế nào là văn bản biểu cảm

  • Văn bản biểu cảm xuất phát từ nhu cầu biểu lộ tình cảm của con người. Vì vậy văn biểu cảm viết ra để biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khơi gợi tình cảm, sự đồng cảm của người đọc.

b. Đặc điểm của văn biểu cảm

  • Có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng nào đó để gửi gắm tình cảm, tư tưởng (Biểu cảm gian tiếp).
  • Biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng (Biểu cảm trực tiếp).

c. Các yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm

  • Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm không nhằm mục đích tái hiện sự vật, hiện tượng mà khêu gợi cảm xúc và chịu sự chi phối của cảm xúc. Cho nên sự vật, hiện tượng trong văn biểu cảm hiện ra với hình dáng, màu sắc thấm đẫm tình cảm, cảm xúc của người viết.

d. Các yếu tố tự sự trong văn bản biểu cảm

  • Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc phải có sự vật, sự việc cụ thể để bộc lộ gửi gắm. Sự vật thì nhờ yếu tố miêu tả, sự việc thì nhờ yếu tố tự sự.

e. Ngôn ngữ trong văn biểu cảm

  • Ngôn ngữ trong văn bản biểu cảm thường sử dụng các biên pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.

1.2. Văn nghị luận

  • Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận
    • Luận điểm: là vấn đề xuyên suốt văn bản, là linh hồn của bài văn nghị luận, có tác dụng thống nhất các đoạn văn trong văn bản thành một khối.
    • Dẫn chứng.
    • Lý lẽ.
    • Lập luận.
  • Nhiệm vụ của văn bản giải thích và văn chứng minh Văn giải thích Văn chứng minh

- Vấn đề chưa rõ.

- Lí lẽ chủ yếu.

- Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào?

- Vấn đề đã rõ.

- Dẫn chứng chủ yếu.

- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?

Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 (chỉ ghi lại các bài văn xuôi)

Câu 2: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì

Câu 3: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Câu 4: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Câu 5: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?

Câu 6: Trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)

Câu 7: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống

Nội dung văn biểu cảm

Mục đích biểu cảm

Phương tiện biểu cảm

Câu 8: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm

Văn nghị luận

Câu 1: trang 139 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai.

Câu 2: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dang những bài gì? Nêu một số ví dụ.

Câu 3: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

Câu 4: trang 140 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

  1. Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  1. Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!
  1. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.
  1. Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh

Câu 5: trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 7 tập hai

Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là được.

Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạy yêu cầu?

Câu 6: trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Cho hai đề tập làm văn sau:

  1. Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  1. Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau. Từ dó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?