Sông có khúc, người có lúc nghĩa là gì lớp 4

Cuộc sống thiên biến vạn hóa, thay đổi chóng vánh làm con người đôi khi chưa thể lường trước được. Trăng có khi tròn khi khuyết, khi tỏ khi mờ, người thì có lúc hưng, lúc bại. Vậy nên làm người đôi khi lùi một bước biển rộng trời cao, muôn điều hòa thuận. Đời người có được bao lâu đâu mà chúng ta cứ hoài tính toán và tranh giành với nhau từng chút một?

Cuộc sống nói bất ngờ có bất ngờ, nói dễ đoán có dễ đoán. Chúng ta đừng quá bi quan khi gặp trắc trở, cũng đừng ngủ vùi trong chiến thắng và danh vọng. Tục ngữ có câu “Sông có khúc, người có lúc”.

“Sông có khúc, người có lúc”

Như mọi câu tục ngữ khác của ông bà ta truyền dạy lại, câu tục ngữ này cũng không ngoại lệ. Nó chứa đựng cả ý nghĩa về mặt chữ lẫn nghĩa bóng sâu xa bên trong. Đây là một trong những câu tục ngữ nói về triết lí sơ khai của người Việt trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

“Sông có khúc, người có lúc”

Đọc sơ qua câu “Sông có khúc, người có lúc” này, chúng ta có thể hiểu theo ý hiện trên chữ như sau. Sông thì có muôn hình vạn trạng, chảy theo mọi ngóc ngách. Có khúc sông to, sông nhỏ; lại khúc nông rồi sâu; khúc cong cong hay khúc thẳng vun vút,…Còn con người chúng ta thì cũng lúc này lúc khác. Lúc thì gặp chuyện vui vẻ, lúc lại buồn bã rầu lo, có khi gặp phước, có khi họa. Nói chung, mọi chuyện đều thay đổi luân phiên, đa dạng và đầy màu sắc.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ai ơi chớ vội cười nhau/Cười người hôm trước, hôm sau người cười”

Về mặt nghĩa bóng của câu “Sông có khúc, người có lúc”. Lấy con sông làm ví dụ cho mọi việc trên đời, sông thì cũng có lúc này lúc khác, thay đổi từng ngày từng giờ ,quy luật tự nhiên là không có gì đứng vững ở một vị trí nào cả. Đất trời đã không toàn vẹn thì có gì mà toàn vẹn đâu? Cuộc sống sẽ thay đổi và con người cũng vậy, nhưng thay đổi theo hướng nào thì còn tùy vào cuộc sống và chính bản thân con người đó. Đây chính là sự an ủi bản thân của những người hay thất bại hay là sự lo xa của những người đa đoan hoặc từng trãi mà thôi.

Cuộc sống có những quy luật mà chúng ta phải chấp nhận

Cuộc sống sẽ có lúc thăng, cũng không ít lúc trầm. Mà con người chúng ta phụ thuộc vào cuộc sống nên cũng phải chịu “biến hóa” theo nó. Như dòng sông của tự nhiên còn đủ loại hình dạng thì cuộc đời của chúng ta cũng như thế.

Thật ra, cuộc sống của chúng ta không quá ngắn nhưng cũng chẳng dài. Cứ mười năm làm trẻ nhỏ, mười năm học hành mấy cái kiến thức hàn lâm, thêm mười năm trải đời,…rồi cứ thế cứ thế mà chóng qua. Đời người được bao nhiêu cái mười năm? Con người có lúc này lúc khác, đó là chuyện thường tình. Có ai sinh ra đến cuối đời mà mãi sung sướng, không gặp chút chuyện buồn hay sóng gió nào. Cũng có ai cứ mãi đau khổ đâu, ít ra cũng được trải qua đủ hết các cung bậc của cảm xúc chứ.

Chúng ta phải trải qua đầy đủ những màu sắc của cuộc sống mới không lãng phí một đời người. Mà dù bạn có chối từ, quy luật tự nhiên cũng không cho phép. Con người như dòng sông ngoài kia, lúc này lúc khác khó có thể đoán định. Vậy nên, chúng ta đừng quá bi quan khi gặp phải khó khăn hay thất bại vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn. Ngược lại, thành công hôm nay có thể mất đi vào ngày mai. Ở đời, đừng quá đặt nặng cái gì đó, cũng đừng quá nhìn đời với lăng kính u sầu.

Vạn sự tùy duyên

Xã hội này vốn rất đa dạng, sướng hay khổ, buồn hay vui cốt yếu là do quan niệm của chính mình. Ai cũng phải sống cuộc đời như nhau, nhưng cách chúng ta đối mặt với cuộc đời khác nhau nên cuộc sống tự nhiên cũng khác. Toan tính làm chi vì cuộc đời có được bao lâu. Hôm nay, chúng ta còn vui vẻ được thì cứ vui hết mình, lỡ có gặp buồn thì cũng hãy để nó từ từ qua đi. Đời có mấy khi mọi việc thuận theo ý mình, thà bình thản đón nhận còn hơn là chống đối trong mệt mỏi.

“Sông có khúc, người có lúc”

Người khác nghĩ về chúng ta thế nào không quan trọng, quan trọng là chúng ta sống như thế nào cho chính mình. Sao cũng được, chỉ cần mình vui và không hại đến ai thì thiên hạ chẳng thể ảnh hưởng đến mình. Sĩ diện đáng giá bao nhiêu chứ? Tại sao chúng ta phải quan tâm cách nghĩ của người khác về mình như thế nào? Chúng ta không thể điều khiển được cách người khác nghĩ gì về mình, nhưng chúng ta có thể khống chế được bản thân nghĩ gì về người khác. Nếu chỉ có một cuộc đời để sống, tôi thà chọn sống bình yên. Thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện.

Chọn lựa cuộc sống cho mình

Rồi một ngày mỗi chúng ta cũng sẽ nhận ra: “Thông minh dễ hơn là lương thiện. Vì thông minh là do bản tính mỗi người, còn lương thiện là một dạng chọn lựa.” Đừng để lúc tâm trí không vui, trong lòng chán nản mà làm tổn thương người yêu thương mình. Có những lúc chúng ta sẵn lòng tha thứ lỗi lầm cho một người nào đó nhưng trong lòng vẫn chẳng thể vui. Nguyên nhân chính là ta chưa thể tha thứ cho chính mình. Có những việc không cần giải thích, bởi càng giải thích thì sự việc càng sai, càng hiểu lầm.Thứ đã không cần thì dù có tốt mấy cũng chỉ là đồ bỏ đi.

Chúng ta hãy trân trọng hiện tại vui vẻ và đừng đặt nặng cảm xúc bi quan cho những khó khăn. Ông trời không cho ai tất cả nhưng cũng chẳng lấy đi của ai tất cả, bình thản mà sống là cách khôn ngoan nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Nếu muốn cố gắng thì hãy hết lòng cố gắng nhé, thất bại không nản, thành công không kiêu.

Trên đời, “Sông có khúc, người có lúc” thì chúng ta sao tránh nổi quy luật của tự nhiên. Bạn chỉ cần sống hết mình, mọi chuyện tự khắc sẽ lại đâu vào đấy.

Lời kết

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có cả xúc tích cực thì cũng sẽ không thiếu tiêu cực. Quan trọng là cách mỗi người chúng ta đón nhận và giải quyết nó. Có sao đâu vì thế giới này ai cũng phải như thế, chúng ta sống thế nào để bản thân cảm thấy vui vẻ là tốt rồi.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc”

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Bài làm

Phật từng dạy rằng: thế gian vạn vật đều có sự quân bình, nhưng mọi thứ luôn chảy trôi vô định và biến đổi không ngừng bao gồm cả loài người. Đúng vậy nên xưa ông cha ta đã có câu tục ngữ: " ông có khúc, người có lúc".

Câu tục ngữ trên của người xưa đã để lại cho chúng ta một bài học về cuộc đời của mỗi người. Sông được coi là một yếu tố của tự nhiên, chúng xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, dù đồng bằng hay cao nguyên,.. Nhưng, sự khác biệt là mỗi con sông lại có một đặc trưng riêng và điều đương nhiên dòng sông không bao giờ chảy theo một đường thẳng mà nó sẽ uốn mình theo địa hình nó chảy qua, như người xưa nói: " sông có khúc" tức sông không có lúc nào chảy thẳng như con đường trải nhựa bê tông mà nó sẽ có những khúc ngoặt đổi dòng, có thể khúc sông ấy sẽ gập ghềnh sỏi đá. Chính nhờ vào đặc điểm tự nhiên ấy mà ông cha ta ngày xưa đã lấy dòng sông để đặt trong tương quan nhân loại. " sông có khúc" tức chỉ sự không đồng nhất của dòng chảy và " người có lúc" tức sự thay đổi của con người trong cuộc sống. Con người có lúc này lúc khác, lúc vui lúc buồn, lúc thất bại khi thành công. Cuộc đời luôn biến đổi không ngừng chính vì vậy mà con người cũng nương theo quy luật đó mà tồn tại. Có những lúc khó khăn, cũng có những giây phút hạnh phúc. Ta chẳng thể bảo đảm rằng ta sẽ sung sướng cả đời, hay khổ đau mãi mãi, con người ta chỉ có thể chấp nhận và tìm cách vượt qua.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bà của em - văn hay lớp 7

Vậy lúc ta đối mặt với "lúc" khó khăn, vấp phải những rủi ro của cuộc đời, ta nên làm gì? Trước tiên ta nên học cách chấp nhận những điều không may ấy xảy đến. Đừng nên trách cứ đổ lỗi cho bất kì người xung quanh bởi một lẽ, tiên trách kỉ hậu trách nhân.
Và khi ta gặp những bất trắc trong cuộc sống, hãy luôn luôn nghĩ về những điều tích cực và hướng giải quyết để vượt qua chúng bằng mọi cách. Giống như người thợ xây, họ không phải thần tiên mà hô biến một viên gạch thành ngôi nhà khang trang, mà họ phải lao lực, không biết bao lần gạch đá đổ nát mới có thể làm nên một ngôi nhà cao rộng. Như chúng ta, khi bước trên đường đời, không phải lúc nào cũng đi thẳng mà cũng có lúc rẽ ngang, có lúc vấp ngã hay dừng lại. Có người từng nói rằng:" chẳng ai gặp may mắn suốt đời, mà cũng chẳng có người nào gặp bất hạnh suốt đời, chỉ khác nhau là tận dụng điều may mắn như thế nào, và vượt qua nỗi bất hạnh làm sao mà thôi".

Chính vì đạo lí mà câu tục ngữ đã truyền dạy cho người sau một cách rất sâu sắc nên chúng ta mới có thể vững bước trên đường đời. Ngược lại, ta càng phê phán những kẻ không chịu hiểu đạo lí ấy, luôn luôn chịu thất bại, đớn hèn trước nghịch cảnh và khó khăn hay luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mình.

Xem thêm:  Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hô Xuân Hương

Tóm lại, câu tục ngữ trở thành một bài học quý giá đáng để chúng ta, những thế hệ tương lai phải học tập và phát huy nó.

Video liên quan

Chủ Đề