Stomachgood là thuốc gì

Mình từng bị đau bao tử và trào ngược thực quản từ hồi còn trẩu tre.

Nếu ai từng bị đau bao tử, hay trào ngược thực quản hành hạ, sẽ hiểu cảm giác đó khó chịu đến mức nào.

Mình vẫn còn nhớ gói thuốc thần thánh mẹ vẫn hay bảo mình “uống đi!” mỗi khi mình bị cơn đau ghé thăm.

Nó đây.

hình từ Google

Thông tin bên lề: Phosphalugel được xếp vào nhóm thuốc kháng axit – giảm nồng độ axit trong dạ dày.

Đa số mọi người [chắc phải đến 99%] đều tin rằng, trào ngược thực quản là do dư axit dạ dày. Muốn phòng ngừa và điều trị chứng này, bạn phải dùng thuốc kháng axit.

Cũng dễ hiểu, chúng ta bị “nhồi sọ” quá lâu rồi, đến mức chúng ta tin vào điều đó như một sự hiển nhiên: “Axit dạ dày là 1 thứ cần được kiểm soát.”

Nhưng sự thật thì… hổng phải.

Trào ngược thực quản thực ra là do thiếu axit dạ dày, không phải do dư- như chúng ta vẫn hay thường nghĩ.

Có thể bạn đang nghĩ mình đang nói linh tinh gì ấy. Mình hiểu mà. Mình cũng từng như thế. Khi tiếp nhận 1 thông tin hoàn toàn trái ngược với niềm tin nhiều chục năm, phản ứng bác bỏ là hoàn toàn tự nhiên. Hehe!

Nhưng để thẩm thấu được thông tin này, đầu tiên chúng ta phải hiểu về chức năng của axit trong dạ dày cái đã.

Môn sinh học đã dạy chúng ta rằng dạ dày tiết ra axit [HCl] để tiêu hóa thức ăn. Ở người bình thường khỏe mạnh, pH của môi trường bên trong dạ dày sẽ nằm trong khảng 1.5-3 [môi trường axit].

Axit trong dạ dày đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa, cụ thể là:

  • Axit trong dạ dày có tác dụng bẻ gãy liên kết trong chất đạm [protein] chúng ta ăn vào thành dạng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Quá trình này gọi là sự phân giải protein [proteolysis]. Cùng lúc đó, axit trong dạ dày cũng kích hoạt enzyme pepsin đóng vai trò trong việc phân giải protein.
  • Môi trường axit trong dạ dày giúp ức chế sự phát triển của các tế bào vi sinh có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường thực phẩm, bảo vệ cơ thể chúng ta không bị nhiễm trùng. [Chắc không ai đem tiệt trùng đồ ăn trước khi ăn nhỉ!]
  • Axit trong dạ dày còn có chức năng ra hiệu khi thực phẩm sẵn sàng rời dạ dày để chuyển tới ruột non để tiếp tục được tiêu hóa.

Cơ thể của chúng ta không thể phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng nếu thiếu axit dạ dày. Tưởng tượng thực phẩm bạn ăn vào mà không được tiêu hóa 1 cách thích hợp xem: này thì thiếu hụt vi chất, suy dinh dưỡng, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược thực quản. Nghe là thấy oải chè đậu rồi hen.

Bạn có đồng ý với mình là, tạo hóa đã tạo ra axit trong dạ dày của con người vì lý do nhất định. Axit dạ dày thực sự cần thiết cho sự tồn tại và sức khỏe của chúng ta.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn thiếu axit dạ dày?

Một điều hiển nhiên là, khi dạ dày không tiết đủ axit, thức ăn sẽ không được phân giải và hấp thụ 1 cách chuẩn mực. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đấy.

Bạn biết không, thức ăn được trộn với axit và dịch vị dạ dày phải đạt được độ pH nhất định [1.5 – 3] thì mới kích hoạt được van nối giữa dạ dày và ruột non [duodenal sphincter]. Khi van này mở thì thức ăn [lúc này đã được “xay” thành dạng mềm] mới được đẩy xuống ruột non.

Khi axit dạ dày không đủ hay nồng độ pH quá cao, thức ăn bắt buộc phải nằm đợi trong dạ dày lâu hơn bình thường để đạt được độ pH mong muốn. Trong khi đó, nó lại không được phân giải và, nó bắt đầu lên men…mà mấy con vi khuẩn trong dạ dày thì khoái thức ăn lên men lắm. pH không đủ thấp nên tụi nó tha hồ tung tăng.

Thức ăn lên men thì sẽ đi đôi với khí gas. Bạn nào từng làm đồ lên men sẽ biết. Khí gas đó tạo ra áp lực rất lớn trong dạ dày, buộc dạ dày phải mở van nối dạ dày và thực quản [pyloric sphincter] ra – chúng ta “ợ” như vậy đó.

Nếu bạn bị trào ngược thực quản, khả năng cao là mỗi khi ợ, ngoài khí gas, bạn còn được “khuyến mãi” thêm tí axit dạ dày và 1 phần thức ăn đã được thấm dịch vị nữa [kinh!]. Và vì lớp niêm mạc tế bào thực quản không được thiết kế để chống chọi với axit, bạn sẽ có cảm giác đau và bỏng rát ở cổ họng. Bọn Tây nó gọi triệu chứng này là heartburn – dịch nôm na là đốt cháy trái tim, nhưng thiệt ra là đốt cháy thực quản. Việc mở van này [van pyloric sphincter] thường xuyên sẽ góp phần làm van yếu đi – và tình hình trào ngược thực quản trầm trọng hơn.

Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Ủa? Vậy tại sao van nối với ruột non hổng mở, mà mở van nối với thực quản chi cho tui bị đau vậy trời?”

Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta hãy cùng ôn lại thêm 1 ít kiến thức sinh học về hệ tiêu hóa hén.

Dạ dày có 2 van. Van nối với thực quản [pyloric sphincter] và van nối với ruột non [duodenal sphincter]. Trong khi van nối với truột non được thiết kế chỉ 1 chiều – tức chỉ cho thức ăn trôi từ dạ dày tới ruột non, chứ không cho chạy ngược lại, thì van nối thực quản được thiết kế 2 chiều, khi áp suất trong dạ dày tăng, cơ thể chỉ còn 1 sự lựa chọn duy nhất: mở van nối với thực quản để khí thoát bớt ra ngoài. [Bạn có để ý là khi ợ xong, bạn thấy nhẹ bụng hơn hẳn không? Bạn phải cám ơn cái van này đấy, không thì bụng của bạn sẽ trương phình cả ngày. Hehe!]

Quay lại với đám thức ăn đang nằm trong dạ dày. Tụi nó nằm đó lâu quá mà vẫn chưa đạt được chuẩn pH [1.5-3], thì cơ thể buộc phải chuyển tụi nó xuống ruột non để tiêu hóa tiếp.

Tưởng rằng mọi chuyện thế là xong, ruột non sẽ xử lý được hết. Nhưng hỡi ôi, đời đâu đơn giản vậy.

Cơ thể con người được kích hoạt bởi các phản ứng sinh hóa. Đại loại giống như “Nếu … thì” vậy. Thức ăn từ dạ dày khi đạt pH 1.5 – 3 sẽ kích thích ruột non phóng thích chất nhầy [để bảo vệ khỏi sự tàn phá của axit dạ dày] và 2 enzyme là secretin và cholecystokinin. Sự hiện diện của secretin sẽ kích hoạt tuyến tụy tiết sodium bicarbonate [NaHCO3] giúp nâng pH của thức ăn lên mức 7 – tức mức trung tính. pH trung tính sẽ kích thích tuyến tụy tiết các enzyme để hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn.

Vậy nếu độ pH của đám thức ăn vừa được chuyển xuống từ dạ dày không nằm trong mức 1.5-3, thì nó sẽ không thể kích hoạt sự tiết chất nhầy và sodium bicarbonate. Điều này có thể dẫn đến loét ruột non [sao mà chịu nổi cái chất axit có thể làm lủng cả gỗ kia!]. Vì cũng như thực quản, tế bào ở tá tràng không được thiết kế để chịu đựng axit dạ dày.

Những điều này dẫn đến tình trạng: không có đủ enzyme, ruột non không thể phân giải và tiêu hóa thức ăn hoàn chỉnh, kết quả là sẽ có 1 đám phần tử thức ăn chưa được tiêu hóa, to kềnh càng di chuyển trong lòng ruột non, khiến lớp màng ruột non trở nên rò rỉ. Một vài phần tử thức ăn chưa được tiêu hóa có thể thấm qua lớp màng này, đi vào trong máu. Và hệ miễn dịch của chúng ta coi tụi nó như kẻ xâm nhập trái phép và bắt đầu tấn công. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như dị ứng thức ăn, sưng tấy và các bệnh tự miễn. Hội chứng này được biết dưới cái tên “ruột lủng” [leaky gut syndrome].

Còn đám thức ăn chưa tiêu hóa xong kia khi di chuyển sang ruột già sẽ phá vỡ hệ vi khuẩn tự nhiên trong ruột già [gut flora], dẫn tới táo bón, tiêu chảy, hay hội chứng ruột kích thích [irritable bowel syndrome], và các bệnh tự miễn nữa.

Chưa kể là, thức ăn không được hấp thụ 1 cách đúng đắn sẽ khiến chúng ta bị suy dinh dưỡng, sắt nè, canxi nè,đạm nè, vân vân…

Thiếu sắt sẽ dễ gây thiếu máu, thiếu canxi sẽ dễ khiến ta bị đau nhức cơ bắp và loãng xương. Kinh khủng hơn, khi cơ thể thiếu hụt protein trong 1 thời gian dài, nó sẽ cướp protein trên bề mặt các khớp xương, gây ra bệnh viêm khớp. Ối!

Xui cái là, chứng kém tiêu hóa và kém hấp thu này không có triệu chứng gì rõ rệt, và bạn sẽ không cảm nhận được gì cả, cho đến khi cơ thể phát mệt, và phát… bệnh.

Tóm lại, thiếu axit dạ dày có thể là nguyên nhân gây ra:

  • trào ngược thực quản
  • đầy hơi, khó tiêu
  • táo bón hay tiêu chảy
  • dị ứng thức ăn
  • thiếu hụt dinh dưỡng và vi chất như là sắt, canxi, vitamin B12, protein…
  • loãng xương, viêm khớp, hột chứng ruột lủng, ruột kích thích và các bệnh tự miễn.

Vậy bạn ăn quá trời đồ bổ để làm gì khi mà cơ thể bạn không hấp thụ được nếu bạn thiếu axit dạ dày?

Cách xử lý nguyên nhân tận gốc của trào ngược thực quản – nuôi lại lượng axit dạ dày mà bạn đánh mất bấy lâu

Cơ thể con người là một điều kỳ diệu, mọi thứ sinh ra đều có chức năng riêng và vận hành một cách hài hòa nhịp nhàng. Bạn thấy đấy, thiếu mỗi tí axit dạ dày trong nhiều năm có thể dẫn đến biết bao nhiêu là bệnh.

May mắn là, việc nuôi lại lượng axit dạ dày không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”.

May mắn hơn nữa, là bạn chỉ cần những nguyên liệu hết sức rẻ tiền để chữa chứng trào ngược thực quản. Chữa hết, chứ không “nuôi bệnh” như thuốc kháng axit bạn [có thể] đang dùng.

Nguyên liệu đó đây:

hình từ Google

Bạn chỉ cần uống 1 vài muỗng giấm táo pha với 1 ít nước ngay trước bữa ăn để cải thiện nồng độ pH trong dạ dày. Cách thức hết sức đơn giản, rẻ tiền, và hiệu quả.

Không có giấm táo thì thay bằng chanh cũng được, [không đường nha!]

Tuy nhiên, chống chỉ định cho bạn nào bị loét dạ dày nha.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn bị trào ngược thực quản thì nên tránh bớt các thức ăn giàu tinh bột và đường. Thức ăn loại bột đường được cho là ức chế sự tiết axit. Thêm nữa là loại thức ăn này rất dễ được lên men, càng gây triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn. Nếu được, nên thử chế độ low-carb, vừa trị trào ngược thực quản, vừa giúp giảm cân, lợi cả nhiều đường.

À quên khoe là từ ngày tích cực uống chanh tươi, mình từ 1 đứa rất hay ợ chua các kiểu đã chia tay thành công chứng trào ngược thực quản. Hehehe!

Trích lượm từ nhiều nguồn

  • Sách “Why Stomach Acid is Good For You” của Dr. Wright, mình mua từ Amazon [có bản Kindle đó].
  • eBook “Heartburn/GERD” của Chris Kresser, bạn nào thích thì vào đây download, FREE.
  • Blogpost “The Truth About Stomach Acid: Why low stomach acid is jeopardizing your health”, link đây.

Chú thích: Bài này viết trên quan điểm cá nhân, tác giả không phải là bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề