Sửa bảo hiểm y tế ở đâu

ANH THƯ   -   Chủ nhật, 03/10/2021 09:30 [GMT+7]

Ứng dụng VssID. Ảnh minh hoạ BHXH VN cung cấp.

Bạn đọc hỏi: Ngày sinh trên thẻ Bảo hiểm y tế của tôi bị sai. Tôi sinh ngày 28.5.1997, trên thẻ là 26.5.1997. Trên ứng dụng VssID, thì tôi có thể sửa trên ứng dụng này hay không?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hiện tại trên ứng dụng VssID chỉ hỗ trợ người tham gia cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do hỏng, mất, chưa hỗ trợ hiệu chỉnh thông tin ngày sinh trên thẻ Bảo hiểm y tế.

Để hiệu chỉnh ngày sinh trên thẻ Bảo hiểm y tế bạn làm theo hướng dẫn sau:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS]

- Giấy tờ chứng minh tương ứng cụ thể như sau:

+ Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do người tham gia kê khai sai số với hồ sơ gốc: Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân có ảnh khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như: Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên ...

+ Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do đơn vị kê khai sai số với hồ sơ của người tham gia: Cơ quan Bảo hiểm xã hội rà soát, thông báo và phối hợp với đơn vị điều chỉnh thông tin in trên thẻ Bảo hiểm y tế.

- Hồ sơ nộp tại đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động đang tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc – đơn vị có trách nhiệm tổng hợp nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; tại các đại lý thu của Bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đang tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Bước 1: Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây: - Rách, nát hoặc hỏng; - Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;

- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Bước 2: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện; ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT… và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, gửi bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện.

Bước 3: Cơ quan BHXH - Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT và ký nhận [vào ô người tiếp nhận hồ sơ]. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

- Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

" Hướng dẫn mua mới và đổi mới BHYT" 

Bảo hiểm y tế [BHYT] là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế. Theo phương thức quản lý của nhà nước, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn có 2 loại hình BHYTBHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.

Với những người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ do cơ quan, đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục. Với những người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình sẽ phải tự mua.

Các thành viên trong gia đình mua bảo hiểm y tế để được bảo vệ trước các rủi ro ốm đau, bệnh tật. Mức phí tham gia thấp hơn, càng nhiều thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm thì mức phí sẽ càng thấp.

1. Mua bảo hiểm tự nguyện ở đâu?

Theo quy định hiện nay, người dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện phải đến các địa chỉ được cơ quan Nhà Nước quy định để đăng ký, cụ thể:

  • Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú.
  • Phòng khám đa khoa/phường xã gần nơi cư trú.

Tư vấn viên liên hệ để tư vấn thêm, hỗ trợ thủ tục mua bảo hiểm.

Liên hệ tư vấn: 0868 450 283 [Mr. Đoàn].

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm   

Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHYT bao gồm: 

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

3. Mức đóng bảo hiểm 

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

a. Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng:

Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

b. Mức đóng nhóm hộ gia đình

Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT tự nguyện theo hộ gia đình hàng tháng như sau:

  • Người thứ nhất đóng phí bằng 4,5% lương cơ sở;
  • Người thứ 2 đóng phí bằng 70% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 60% mức phí người thứ nhất;
  • Người thứ 3 đóng phí bằng 50% mức phí người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

c. Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS.
  • Học sinh, sinh viên ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
  • Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình ► Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS .

4. Mua bảo hiểm cần chuẩn bị gì ?

Để làm bảo hiểm y tế người tham gia cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

a. Đối với trường hợp mua mới: 

  • Sổ hộ khẩu [bản chính].
  • Bản photo thẻ BHYT của những người trong hộ khẩu để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT.

b. Đối với trường hợp gia hạn

  • Cá nhân: Chuẩn bị chứng minh nhân dân và thẻ BHYT còn hạn.
  •  Đối với  hộ gia đình: bổ sung thêm hộ khẩu.

5. Quyền lợi từ bảo hiểm 

Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau:

a. Khám chữa bệnh đúng tuyến

i. Chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc các đối tượng:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người có công với cách mạng, công an.
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện tại và tại tuyến xã.
  • Tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

ii. Chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh nếu thuộc các đối tượng:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng.

iii. Chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh [Đối với các đối tượng còn lại]

b. Khám chữa bệnh trái tuyến

  • Chi trả 40% chi phí điều trị nội trú nếu chữa bệnh tại bệnh viện thuộc tuyến trung ương. 
  • Chi trả 100% chi phí điều trị nội trú nếu điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước từ ngày 01/01/2021.

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về BHYT các bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline: 0868 450 283 [Mr . Đoàn] hoặc 028 3811 9783 các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

Video liên quan

Chủ Đề