Tác giả có thể đặt tên cho bài thơ là Thu sang được không vì sao

trả lời:

 * Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắt cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ tinh tế, chuyên chở cho hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. Không chỉ sang thu là của đất trời mà còn có nhiều tầng nghĩa mới là của đời người. Đời người sang thu [sang tuổi xế chiều] nhiều từng trãi , vững vàng trước những biến động thất thường.

[Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ. Có thể đổi thành thu sang nhưng sẽ làm giảm giá trị nghệ thuật của bài thơ]

#lamyenvy23

Chúc bạn học tốt ạ.

câu 4.

Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá :Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc,Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng ,sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện . Cách lựa chọn hình ảnh “dòng sông xanh” , “bông hoa tím”, cách sử dụng các từ ngữ “ơi” ,“chi” đi liền sau động từ “hót” khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả .

Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng .Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình :Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng .

Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong ,thật tròn,vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc ,nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng , đắm say . Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân .

Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước . Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân :Mùa xuân người cầm súngLộc dắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. “Lộc” theo bước chân người cầm súng ra trận,theo bàn tay người lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn trương ,rộn ràng , náo nức lan toả khắp tứ thơ :Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Điệp từ “tất cả” , từ láy “hối hả”, “xôn xao ” tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả ,hào hùng ,mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước :Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước .

Hình ảnh so sánh đẹp : “đất nước như vì sao” toả sáng, luôn vận động và phát triển không ngừng, có ý nghĩa định hướng ,giục giã mọi người hăng say cống hiến xây dựng quê hương .

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng :Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm ,tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ . Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương ,con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người . Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác :Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc .

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ ,độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ , bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây “ mùa xuân” lại có khối ,có hình ,một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn . Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng , một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên,đất nước.Điệp từ “dù là” đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả .

Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết ,gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp , giản dị ,gợi cảm ,những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công không nhỏ cho bài thơ .

Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả .Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người .Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị :“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình !”

Xác định thể thơ [Ngữ văn - Lớp 8]

2 trả lời

Lá lành đùm lá rách [Ngữ văn - Lớp 7]

3 trả lời

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau [Ngữ văn - Lớp 5]

1 trả lời

Câu này biện pháp nghệ thuật là gì [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Nhận xét hình ảnh người lái đò sông Đà [Ngữ văn - Lớp 9]

2 trả lời

behong

Chép chính xác ba câu. thơ cuối. Tại sao tác giả đặt tên là "Sang thu” mà không phải là “Thu sang”? Cho

câu. thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng”

Tổng hợp câu trả lời [1]

“Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” - Sự khác nhau giữa nhan đề “Sang thu” và “Thu sang”: + “Thu sang”: Thu sang người đọc nhận thấy cảnh vật thiên nhiên đã chuyển sang mùa thu không còn dấu hiệu của mùa hạ từ đó nó thể hiện không hết cảm xúc ý tưởng của tác giả. + “Sang thu”: Sang thu nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, nhấn mạnh động từ sang khiến người đọc thấy được cảnh vật thiên nhiên đang chuyển dần sang mùa thu và đất trời thiên nhiên như còn vương vấn lưu luyến mùa hạ. Như vậy đặt tên “Sang thu” gợi được cảm giác chuyển mùa từ hạ sang thu mỗi lúc một rõ dần. Còn nếu “Thu sang” nghĩa là mùa thu đã hiện hữu rồi và đang ở thế tĩnh. - Cũng từ nhan đề sang thu tác giả gửi gắm vào đó một triết lí: ở tuổi sang thu con người vững vàng điềm tĩnh hơn trước những biến động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Phần trích trên giúp em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông lão với làng quê, với đất nước vả cuộc kháng chiến. Hãy trình bày những cảm nhận của em bằng một đoạn văn viết theo phương pháp lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hơp, có độ dài khoảng 12 câu. Trong đoạn cố sử dụng phép lặp liên kết câu và thành phần phụ chú [gạch chân và chú thích rõ].
  • Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó? Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”
  • Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong khổ thơ trên.Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có viết: “...Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm Bác ơi Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?" [Theo Đọc - hiểu Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2007]
  • Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa rõ nét những vẻ đẹp của ba cô gái trẻ trong công việc phá bom đầy nguy hiểm. Họ là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nạm thời đại chống Mỹ anh hùng. Hãy trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
  • Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” [Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du] em hãy làm sáng tỏ điều đó?
  • Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào ? Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”. [Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9]
  • Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai? Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.” [Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017]
  • Em hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ bầm ơi?
  • viết đoạn văn diễn dịch [khoảng 8-10 câu ] làm rõ những phẩm chat của thúy kiêud trong đoạn thơ trên .trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu bị động [ gạch chân và chú thích lời dẫn trực tiếp và câu bị động ]
  • Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát B. Lục bát D. Thơ tự do

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề