Tại sao bị đau nửa đầu sau gáy

Đau đầu sau gáy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cần dựa vào một vài triệu chứng kèm theo, từ đó chỉ định cách điều trị phù hợp.

Đau đầu có khả năng xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đầu với nhiều mức độ khác nhau, từ âm ỉ, dữ dội đến đau nhói. Trong đó, tình trạng đau đầu sau gáy hay đau nửa đầu phía sau thường khiến nhiều người lo lắng.

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy. Dựa vào vị trí, kiểu đau và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây đau nửa đầu phía sau để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đau đầu ở sau gáy và đau cổ

Viêm khớp

Đau đầu do viêm khớp thường do tình trạng viêm và sưng ở vùng cổ gây nên. Khi đó, bạn thường cảm thấy đau dữ dội ở đằng sau đầu và cổ. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi cử động. Những cơn đau đầu sau gáy này có thể do bất kỳ loại viêm khớp nào gây ra, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Sai tư thế

Tư thế không đúng cũng có thể là nguyên nhân gây đau phía sau đầu và đau cổ. Khi bạn đứng, ngồi hay hoạt động sai tư thế sẽ khiến các cơ ở lưng, vai và cổ bị căng cứng. Những vấn đề này có khả năng gây ra các cơn đau đầu ở phía sau gáy. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau diễn ra âm ỉ hay nhói lên ở đáy sọ.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau và căng cơ ở cổ. Điều này thường dẫn đến đau đầu vùng cổ.

Cơn đau bắt nguồn từ phía sau đầu và bạn sẽ cảm nhận được cơn đau đầu sau gáy, vùng thái dương hay phía sau mắt. Một số triệu chứng khác của tình trạng này bao gồm khó chịu ở vai hoặc cánh tay trên.

Đau đầu vùng cổ thường dữ dội hơn khi bạn nằm xuống. Một số người còn không thể ngủ được vì bị cơn đau hành hạ. Đôi lúc bạn cảm thấy như có tảng đá đè nặng lên đầu khi nằm xuống.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm xảy ra khi các dây thần kinh nối từ tủy sống đến da đầu bị tổn thương. Tình trạng này hay bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Đau dây thần kinh chẩm gây ra các cơn đau nhói, dữ dội bắt đầu từ sau gáy và lan rộng lên phía da đầu.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau ở đằng sau mắt
  • Có cảm giác như bị đánh mạnh hay điện giật ở cổ và sau gáy
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Căng da đầu
  • Đau khi cử động cổ

Đau đầu sau gáy và đau hơn khi nằm xuống

Đau đầu chùm

Tỷ lệ mắc đau đầu chùm rất ít nhưng chúng thường gây ra những cơn đau vô cùng nghiêm trọng. Những người mắc phải loại đau đầu này thường xuyên trải qua các cơn đau đầu và mỗi đợt có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng.

Đau đầu chùm cũng có khả năng gây đau phía sau đầu hoặc ở hai bên. Không những thế, cơn đau còn tệ hơn khi nằm xuống.

Một số triệu chứng khác cần theo dõi là:

  • Cảm giác bồn chồn không yên
  • Buồn nôn
  • Đau dữ dội
  • Nghẹt mũi
  • Mí mắt chảy sệ
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Cách giảm đau đầu sau gáy như thế nào?

Triệu chứng đau đầu thường giảm bớt khi bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol. Tuy nhiên, để tìm được cách giảm đau đầu sau gáy mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn phải tìm được nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau sau gáy.

Điều trị đau nửa đầu sau do viêm khớp

Cách điều trị tốt nhất cho trường hợp này là sử dụng thuốc kháng viêm và chườm nóng để giảm bớt viêm.

Cách giảm đau đầu sau gáy do sai tư thế

Bạn có thể sử dụng thuốc paracetamol làm cách giảm đau đầu sau gáy tại nhà do sai tư thế gây ra. Tuy nhiên, về lâu dài thì bạn cần phải đi thăm khám và thực hiện các biện pháp giúp cải thiện tư thế.

Điều trị đau sau đầu do thoát vị đĩa đệm

Trong trường hợp này, việc điều trị tình trạng đau sau đầu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Các lựa chọn điều trị cho thoát vị đĩa đệm bao gồm vật lý trị liệu, kéo giãn cơ nhẹ nhàng, trị liệu thần kinh cột sống, tiêm ngoài màng cứng cho tình trạng viêm và phẫu thuật nếu cần thiết. Ngoài ra, người bệnh còn cần duy trì sức khỏe thông qua luyện tập thể dục.

Cách giảm đau đầu sau gáy do đau dây thần kinh chẩm

Tình trạng đau dây thần kinh chẩm được điều trị bằng cách kết hợp giữa liệu pháp dùng nhiệt [chườm nóng/lạnh], uống thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDs], vật lý trị liệu, massage và dùng thuốc giãn cơ theo toa. Nếu triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ vào khu vực xương chẩm để giảm đau ngay lập tức.

Điều trị đau đầu chùm

Mục tiêu khi điều trị đau đầu chùm là rút ngắn thời gian cơn đau đầu diễn ra, giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và ngăn ngừa đợt bùng phát tiếp theo xảy đến.

Điều trị cấp tính bao gồm:

  • Thuốc nhóm triptan: cũng được sử dụng để điều trị đau nửa đầu và đôi lúc dùng đường tiêm giúp giảm đau nhanh
  • Octreotide, sản phẩm nhân tạo của hormone não bộ – somatostatin
  • Gây tê cục bộ.

Các phương pháp phòng ngừa gồm:

  • Corticosteroid
  • Thuốc chặn kênh canxi
  • Melatonin
  • Thuốc gây tê thần kinh.

Trong trường hợp đau đầu cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để điều trị.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau đầu sau gáy cổ đi kèm với những dấu hiệu sau đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Xuất hiện cơn đau đầu mới kéo dài hơn vài ngày
  • Cơn đau đầu ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động thường ngày của bạn
  • Đau đầu kèm theo đau nhức tại thái dương
  • Mô hình cơn đau có sự thay đổi lớn
  • Cơn đau dữ dội hơn bất kỳ cơn đau đầu nào từng có trước đây hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng

Nếu cơn đau đầu sau ót tệ đến mức khiến bạn không thể suy nghĩ được gì, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp.

Một số triệu chứng cho thấy bạn rơi vào trường hợp cần cấp cứu ngay lập tức, bao gồm:

  • Thay đổi tính cách đột ngột, bao gồm thay đổi tâm trạng và kích động
  • Sốt, cứng cổ, mê sảng hay mất tỉnh táo đến mức không tập trung được vào một cuộc trò chuyện
  • Rối loạn thị giác, nói chậm, mất trương lực [bao gồm cả một bên mặt] và cảm thấy tê ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể
  • Đau nửa đầu sau dữ dội sau khi đầu bị tác động mạnh
  • Đau đầu phía sau gáy xảy ra đột ngột

Tóm lại, tình trạng đau đầu sau gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị hiệu quả, an toàn thì bạn cần phải xác định rõ ràng được căn nguyên gây đau đầu. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy cơn đau đầu sau gáy xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiều người thường bị tê và đau nửa đầu sau gáy nhưng lại chủ quan, phớt lờ triệu chứng này. Thế nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng tương tự, đừng chủ quan mà cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

1. Đau nửa đầu sau gáy là gì? 

Đau nửa đầu sau là triệu chứng đau mỏi ở những vùng như cổ gáy, vùng phía sau đầu. Cơn đau thường có xu hướng lan lên vùng chẩm và đỉnh đầu, thậm chí là cả hai bên thái dương.

Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội. Đặc biệt, mức độ đau tăng khi cơ thể giữ quá lâu ở một tư thế, hoặc khi vận động mạnh, tập luyện gắng sức.

Không ít người trẻ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tê nửa đầu sau gáy vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.

2. Triệu chứng đau nửa đầu sau

Người bị đau nửa đầu phía sau thường gặp các triệu chứng cụ thể như:

  • Đau thành cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài.
  • Cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua như điện giật.
  • Không chỉ gây mệt mỏi, hạn chế vận động, cơn đau phía sau đầu còn khiến người bệnh chóng mặt, buồn nôn, sợ âm thanh, sợ ánh sáng mạnh và rối loạn giấc ngủ.
  • Những trường hợp đau nặng có thể đi kèm những triệu chứng như sốt cao, co giật, nói ngọng, suy giảm trí nhớ.

3. Nguyên nhân đau nửa đầu sau

Cơn đau tê nửa đầu sau gáy có thể xuất phát từ yếu tố cơ học, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

3.1. Đau nửa đầu sau là bệnh gì? 

Những cơn đau ở nửa sau đầu thường là dấu hiệu của các bệnh lý cơ xương khớp:

– Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu. Cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra thường tập trung ở vùng cổ gáy và đặc biệt tăng lên khi vận động, cúi, xoay hoặc ngửa cổ.

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, nó có thể chèn ép dây thần kinh vùng cổ và gây đau. Bệnh thường dẫn đến cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

– Lao xương khớp: Bệnh này do vi khuẩn lao gây ra, có thể gây đau nửa đầu sau gáy và làm tổn thương tới hệ xương khớp, để lại di chứng nặng nề cho cuộc sống sau này của người bệnh.

– Gai đôi đốt sống cổ: Các gai xương hình thành trên đốt sống cổ, gây chèn ép dây thần kinh, từ đó xuất hiện cơn đau nhức dữ dội ở vùng cổ lan đến đầu.

– Chấn thương vùng cổ – gáy: Các chấn thương ở vùng cổ vai gáy do té ngã, tai nạn giao thông hoặc va chạm khi chơi thể thao có thể gây ra hiện tượng tê và đau nhức dữ dội.

– Bên cạnh đó, đau tê nửa đầu sau gáy cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như: cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, tăng huyết áp, viêm màng não, u não,…

3.2. Đau nửa đầu phía sau do yếu tố cơ học

Không ít các trường hợp tê nửa đầu sau gáy gây ra bởi những thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày:

  • Cúi quá sát khi ngồi làm việc trước máy tính, đọc sách, sử dụng điện thoại,…
  • Thường xuyên mang vác vật nặng ở vùng cổ – vai gáy. 
  • Stress, căng thẳng cũng có thể gây co cơ, từ đó gây đau mỏi cổ gáy.
Tư thế sử dụng điện thoại không đúng có thể gây tê, nhức nửa đầu và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp về sau.

4. Ai thường bị đau nửa đầu sau gáy?

Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này gồm:

  • Những người lao động, mang vác nặng dẫn đến những chấn thương vùng cổ và vai gáy.
  • Nhân viên văn phòng, tài xế thường phải ngồi lâu, làm giảm sự linh hoạt của xương khớp.
  • Người lớn tuổi do sự lão hóa của cột sống, mà chủ yếu là do dây chằng và đĩa đệm bị tổn thương theo thời gian.

5. Đau nửa đầu sau có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nên cần khắc phục càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Trong trường hợp đau nửa đầu phía sau do bệnh lý, người bệnh nên thăm khám và điều trị, tránh bệnh tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

6. Đau tê nửa đầu sau gáy khi nào cần can thiệp y tế?

Khi xuất hiện những dấu hiệu tê, nhức đầu tiên ở phía sau gáy, người bệnh nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kiểm tra và điều trị, đặc biệt khi:

  • Cơn đau xuất hiện dai dẳng, thậm chí ngày càng tăng dần về cả cường độ và tần suất.
  • Kèm theo các triệu chứng như: sốt, nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, cứng gáy, đi lại khó khăn,…
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn hành vi và ý thức.

7. Cách chữa trị đau nửa đầu sau gáy

Những phương pháp chữa đau nửa đầu phía sau phổ biến gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau: Phương pháp này cắt cơn đau tạm thời, hiệu quả trong trường hợp cơn đau do yếu tố cơ học gây ra. Nếu do bệnh lý, cơn đau sẽ tái phát. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài bởi có thể gây ra tác dụng phụ đáng tiếc.

Vật lý trị liệu: Các bác sĩ sẽ thiết kế các bài tập chuyên biệt cho người bệnh, kết hợp cùng các trang thiết bị hỗ trợ, từ đó giúp tăng khả năng vận động của cổ cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic: Thông qua các thao tác nắn chỉnh bằng tay, các bác sĩ sẽ điều chỉnh đốt sống cổ về đúng vị trí, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ đó, cơn đau sẽ được chữa lành tận gốc. Đây là phương pháp được đánh giá cao tại Mỹ và các nước châu Âu. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự an toàn và hiệu quả khi được điều trị bởi bác sĩ chuyên ngành Thần kinh cột sống được đào tạo chính quy, chuyên môn đầy đủ.

BS. Wade Brackenbury tại Phòng Khám ACC nắn chỉnh đốt sống cổ cho bệnh nhân.

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu: Đây là phương pháp tác động sâu vào các mô cơ bằng các thao tác nhẹ nhàng, kết hợp cùng thiết bị hỗ trợ. Liệu trình này đạt hiệu quả cao trong việc giảm đau nhức cơ, cải thiện giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng,…

Tại phòng khám ACC, người bệnh sẽ được tiếp cận liệu trình điều trị tiên tiến theo phương châm KHÔNG PHẪU THUẬT, KHÔNG DÙNG THUỐC. Đặc biệt ACC là đơn vị đầu tiên ứng dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống, kết hợp cùng Vật lý trị liệu và Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu sẽ giúp bệnh nhân sớm hết đau nửa đầu, ngăn ngừa cơn đau tái phát trong thời gian dài. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ và chuyên viên của ACC còn tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, giúp người bệnh nhanh trở lại cuộc sống bình thường.

Liên hệ với ACC ngay hôm nay để được tư vấn về liệu trình điều trị bởi đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm.

8. Phòng ngừa cơn đau nửa đầu phía sau hiệu quả

Để phòng ngừa những cơn đau phía sau gáy, đồng thời bảo vệ sức khỏe cột sống hiệu quả, bạn nên:

  • Có một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, có thể tham gia các lớp yoga để cải thiện tình trạng xương khớp [đặc biệt là cột sống cổ].
  • Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh đau nửa đầu phía sau gáy. Những cơn đau nhức thế này rất có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế trong mọi trường hợp, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Video liên quan

Chủ Đề