Tại sao có người đẹp người xấu

Quan điểm thẩm mỹ của mỗi người bị chi phối bởi những trải nghiệm trong quá khứ - Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo Daily Mail, các nhà khoa học cho rằng nhận thức của chúng ta về cái đẹp không phải có từ lúc sinh ra mà bị chi phối bởi những trải nghiệm cá nhân. Một người thấy ai đó hấp dẫn là do chịu ảnh hưởng từ những hình ảnh đã bắt gặp ở quá khứ, đặc biệt là trên báo chí và tương tác xã hội.

Ban đầu, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên các cặp song sinh. Tuy nhiên, ngay cả với những người có nhiều điểm tương đồng thì một người đẹp hay xấu cũng rất khác nhau. Nếu loại trừ một số quy tắc đơn giản về thẩm mỹ, chẳng hạn như gương mặt cân xứng và hài hòa là đẹp thì hầu như mỗi chúng ta đều có một “gu” khác nhau về nét đẹp, theo Daily Mail.

Hai nhà khoa học đứng đầu chương trình nghiên cứu là Laura Germine của Đại học Harvard [Mỹ] và Jeremy Wilmer của Đại học Wellesley [Mỹ]. Họ ước tính khoảng 50% cách nhìn nhận cái đẹp của mỗi người là giống nhau, 50% còn lại là khác nhau.

Nghiên cứu được tiến hành trên 35.000 người để tìm ra những nét thẩm mỹ nào khiến cho họ bị cuốn hút. Các nhà khoa học cũng khảo sát 547 cặp song sinh bằng cách cho họ đánh giá mức độ hấp dẫn của 200 gương mặt để xem liệu cấu trúc di truyền có chi phối nhận thức thẩm mỹ hay không?

Họ phát hiện vấn đề không nằm ở ADN mà lệ thuộc vào trải nghiệm trong quá khứ.

Ngoài các yếu tố truyền thông và tương tác xã hội, các nhà nghiên cứu còn cho rằng khuôn mặt của mối tình đầu cũng tác động đến quan điểm thẩm mỹ.

Tin liên quan

Các nhà tâm lý học thuộc Đại học Bắc Carolina phát hiện những người có ngoại hình sáng láng có thể kiếm được nhiều tiền hơn, thăng tiến nhanh hơn, có xu hướng tự tin hơn.

Tại sao lại có điều này? Theo Molecular Psychiatry - một tạp chí về Tâm thần học phân tử, bộ não con người có một "mạch phần thưởng" đặc biệt. Khi bạn thấy một thứ đẹp đẽ nào đó, mạch này tiết ra một chất gọi là dopamine, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, nhìn nhận mọi việc tích cực. Cảm giác hạnh phúc này được coi là một phần thưởng sinh học. Điều này lý giải cho việc khi thấy người đẹp thì tự khắc bạn thấy vui vẻ, dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sàng lọc cho thấy những người đẹp cũng phải chấp nhận những bất lợi, bao gồm 5 điểm chủ yếu:

1. Dễ bị người cùng giới ghét

Trong mắt đàn ông, phụ nữ đẹp sẽ có nhiều điểm mạnh, nhưng trong mắt những phụ nữ khác, người đẹp lại bị đánh giá là kém thông minh, chỉ có nhan sắc ngoài ra không có gì. Điều thú vị là phụ nữ có xu hướng tin tưởng vào những người có vẻ ngoài bình thường, thay vì những người quá đẹp.

Ghi nhận thực tế tại các phòng tuyển dụng cũng cho thấy, khi phỏng vấn, người phỏng vấn thường gạt bỏ những ứng viên cùng giới có ngoại hình quá nổi bật, trừ những công việc đặc thù.

Ảnh:followcn.

2. Dễ bị đánh giá là năng lực không cao bằng hình thức

Có thể nhận thấy một hiện tượng xã hội phổ biến là nhiều người có vẻ ngoài đẹp nổi bật lại không được đánh giá cao về khả năng. Ví dụ, khi một phụ nữ đẹp nắm vị trí quan trọng tại một cơ quan nào đó, điều đầu tiên người ta nghĩ đến không phải là thực lực cô ấy giỏi, mà là cô đã có một giao dịch nào đó để đạt được vị trí tốt.

Điều này được giải thích ở góc độ tâm lý là một phụ nữ đẹp thường khơi dậy mong muốn được bảo vệ, che chở từ những người khác, do đó, quyền lực lãnh đạo của họ không bao giờ được đánh giá cao.

3. Dễ bị cho vào nhóm "khỏe" nên ít được lưu tâm chăm sóc

Ngoại hình đẹp có thể khiến cho bạn bị coi như "không có vấn đề gì trầm trọng", và do đó, có thể không được ưu tiên chăm sóc khi vào viện, giống như nhiều người bệnh khác. Điều này có thể xuất phát từ cảm nhận chủ quan của y tá khi họ quan sát những người bệnh, bởi vì nhiệm vụ của họ là chăm sóc bệnh nhân chứ không phải phục vụ khách.

4. Các hành vi tiêu cực sẽ bị phóng đại

Nhiều nghiên cứu tâm lý chỉ rõ rằng, những hành vi tiêu cực, những đặc điểm tiêu cực của người có ngoại hình đẹp dễ bị phóng đại.

Nếu một phụ nữ đẹp nhưng lại xấu tính, cô ta sẽ bị coi như một "con rắn độc", còn một phụ nữ xấu cả người lẫn nết thì nhiều người cho rằng do môi trường, do sự thiếu may mắn khiến cô ta xấu xí, và rồi cuộc sống xô đẩy, khiến cô ta phải phạm tội.

5. Người đẹp thường bị cho là kiêu, khó tiếp cận

Ngoại hình đẹp có thể tạo ra hiệu ứng "ngôi sao", tức là mọi người thích nhìn thấy một cô gái đẹp, nhưng họ hay giữ khoảng cách và cho rằng cô ta khó tiếp cận, hoặc cô ta ở một "bậc" khác mình.

Trên thực tế, hiện tượng này chịu tác động bởi văn hóa xã hội, xuất phát từ việc các ngôi sao luôn xa cách với người bình thường. Hơn thế nữa, việc tiếp cận người đẹp có thể gây ra những hiểu nhầm về dụng ý xấu, hoặc đơn giản là cảm giác bị so sánh, thế nên nhiều người ngần ngại không muốn tiếp cận những người quá đẹp so với mình.

Thùy Linh [Theo Aboluowang]

Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng tướng mạo của một người là do yếu tố di truyền và nguyên tố môi trường cùng tác động. Đối với những người khác nhau sinh sống trong những hoàn cảnh khác nhau thì ngoại hình sẽ có những thay đổi không giống nhau.

Dù là nam hay nữ, trong quá trình trưởng thành cũng đều có thể vì một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan tác động đến mà xảy ra thay đổi về ngoại hình. Đặc biệt là ở độ tuổi 18, xương phát triển nhanh, sự thay đổi nội tiết và trưởng thành của cơ quan sinh dục cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi ngoại hình của một người.

Ngoài ra, con gái ở độ tuổi trưởng thành thường trang điểm cho bản thân trở nên xinh đẹp hơn, khiến cho mọi người cảm thấy có sự thay đổi. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ hầu như không có thay đổi quá lớn, hoặc thay đổi quá ít mà không quan sát kỹ thì không thể phát hiện ra.

Vậy nhân tố nào ảnh hưởng đến ngoại hình?

Ngoài sự phát triển của xương và sự thay đổi nội tiết khiến vẻ ngoài của một người thay đổi, những thói quen sinh hoạt hoặc ảnh hưởng của thuốc cũng có ảnh hưởng không nhỏ.

1. Thói quen sinh hoạt

Thói quen ăn uống

Từ thời thơ ấu, các thói quen ăn uống đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tướng mạo của chúng ta.

Nếu một đứa bé quá phụ thuộc vào núm vú giả sẽ khiến sự phát triển của lợi và nướu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn hàm và hình dạng mặt.

Nhai 1 bên trong thời gian dài sẽ gây ra sự mất cân bằng trong sự phát triển của cơ nhai trái phải, khiến mặt bị mất cân đối.

Thói quen tư thế

Tư thế khi ngồi hoặc khi đứng không đúng có thể làm biến dạng xương và gây ra hiện tượng bị gù lưng hoặc bướu cổ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà về lâu về dài còn có thể gây ra một số bệnh khác.

Ngoài ra, tư thế khi ngủ cũng có ảnh hưởng khá lớn. Một người thường dành 1/3 cuộc đời để ngủ.Tư thế ngủ không phù hợp sẽ đè nén đến các dây thần kinh hoặc làm cho cơ bắp chịu lực không đều, từ đó ảnh hưởng đến ngoại hình.

2. Ảnh hưởng của bệnh và thuốc

Một số bệnh

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, ví dụ như viêm Amidan có thể làm tắc mũi, ảnh hưởng đến hô hấp. Trường hợp nặng thậm chí còn ảnh hưởng đến ngoại hình.

Thuốc

Uống một số loại thuốc cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự trao đổi chất hoặc nội tiết của cơ thể. Uống quá nhiều thuốc sẽ gây nên phù cục bộ, mỡ tích tụ quá nhiều ở một bộ phận hoặc thay đổi sắc tố da, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình.

Bí kíp để có được vẻ ngoài xinh đẹp là gì?

1. Thói quen sinh hoạt

Cha mẹ có em bé nên lập một kế hoạch ăn uống hợp lý, ngưng sử dụng núm vú giả kịp thời.

2. Ăn uống

Phải kết hợp ăn uống điều độ để bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Chú ý bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu nếu không sẽ dễ dàng bị viêm nóng, ảnh hưởng đến làn da và ngoại hình.

Khi ăn phải chú ý nhai đều hai bên, vệ sinh răng lợi đúng cách.

3. Tư thế

Cố gắng điều chỉnh tư thế ngồi và đi đứng, đề phòng xương bị biến dạng, thay đổi kịp thời những dáng ngủ không tốt cho cơ thể. Ngoài ra phải chú ý sống có quy luật, thường xuyên tập thể dục, có lợi cho việc chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, cơ thể tiết hormone sẽ ổn định hơn, giảm mọc mụn do rối loạn nội tiết.

Nguồn: Sohu

Video liên quan

Chủ Đề