Tại sao dân số nước ta còn tăng nhanh

Dân số nước ta tăng nhanh , đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.

Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên thời gian qua mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

Câu hỏi: Dân số nước ta còn tăng nhanh là do

A. đông dân, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn

B. đông dân, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu

C. đông dân, nhu cầu xuất khẩu lao động lớn

D. đông dân, mất cân đối về cơ cấu theo giới tính

Đáp án A.

Dân số nước ta còn tăng nhanh chủ yếu do quy mô dân số lớn và cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn -> hằng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

Dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh do


A.

 tỉ lệ gia tăng cơ học cao

B.

C.

tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm

D.

tuổi thọ trung bình tăng cao

Những câu hỏi liên quan

Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh.

Dân số nước ta hiện nay vẫn còn tăng khá nhanh chủ yếu là lo

A. y tế phát triển, tuổi thọ người dân tăng

B. tỉ lệ sinh rất cao, tỉ lệ tử đang tăng lên

C. kinh tế phát triển, mức sống nâng cao

D. tỷ lệ sinh khá cao, tỷ lệ tử ở mức thấp

[THPT QG 2017 – Đề chính thức – MĐ 303]. Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Quy mô dân số lớn

B. Tuổi thọ ngày càng cao

C. Cơ cấu dân số già

D. Gia tăng cơ học cao

Số dân nước ta [triệu người]

Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số nước ta gần đây đã giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh do

A. y tế phát triển mạnh

B. quy mô dân số lớn

C. cơ cấu dân số trẻ

D. mức sống nâng cao

* Dân số nước ta tăng nhanh: - Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt 19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người → chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm. - Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau : 1901 : 13 tr người 1921 : 15,5 tr người 1930 : 18 tr người 1956 : 27,5 tr người 1960 : 30 tr người 1980 : 54 tr người 1989 : 64,4 tr người 1990 : 66 tr người 1993 : 71 tr người 1995 : 74 tr người 1999 : 76,3 tr người - Qua các số liệu ta thấy : + Từ 1901 → 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 → 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 → 1980 dân số lại tăng gấp đôi 27,5 → 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55 năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 → 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ dân số. + Từ 1980 → nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 → 1,5 tr người [tương đương với dân số của cả 1 tỉnh]. Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người [tương đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới]. Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh: - Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới. - Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh. - Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau : + Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai… + Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ. + Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số. + Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay. Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình. * Hậu quả dân số tăng nhanh: - Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là : + ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra… + ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội. - Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau: + Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh → mức thu nhập bình quân đầu người thấp [cụ thể như ở nước ta hiện nay]. + Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. + Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình → tuổi thọ thấp. 3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số. - Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm. * Biện pháp giải quyết: - Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau: + Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ. + Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế. + Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số. - Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số, đặt một áp lực khủng khiếp lên môi trường sống và sự phát triển của nhân loại. Nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Hậu quả và biện pháp khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gia tăng dân số và bùng nổ dân số thế giới

Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình trạng già hóa dân số.

Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025.

Vậy bùng nổ dân số là gì và diễn ra khi nào?

Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.

Thống kê dân số nước ta

Nguyên nhân gia tăng dân số

Vậy nguyên nhân gia tăng dân số là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Chênh lệch tỉ lệ sinh tử

Về bản chất, gia tăng dân số quá nhanh [thậm chí bùng nổ dân số] được hiểu là chênh lệch tỉ lệ sinh tử lớn. Khi số người được sinh ra nhiều hơn số người mất đi, dân số sẽ tăng.

Thế giới trong giai đoạn phát triển chính là thời điểm dân số tăng nhanh nhất. Điều kiện sống của con người được cải thiện, con người sống thọ hơn. Trong khi đó, tỉ lệ sinh vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng lên. Đó là lí do tại sao dân số tăng.

Do nhu cầu lao động

Từ nhu cầu lao động trong phạm vị gia đình, mọi người đã có tâm lý sinh nhiều con. Ví dụ như ở các vùng điều kiện kinh tế chưa phát triển, các gia đình thường sinh con với mục đích để có người làm, đỡ đần kinh tế.

Nếu ở một quốc gia, tình trạng này phổ biến thì dân số gia tăng nhanh cũng là một điều dễ hiểu.

Quan niệm

Nguyên nhân gia tăng dân số tiếp theo chính là do quan niệm văn hóa phương Đông. Người phương Đông có tư tưởng sinh nhiều con thì sẽ có lộc, con cháu đề huề. Chính quan niệm này một phần dẫn đến việc gia tăng dân số. Nhất là khi nó lại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những mục đích của việc  này là để giảm tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này. Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.

Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.

Gia tăng dân số để lại hậu quả gì?

Gia tăng dân số quá nhanh để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực và áp lực vô cùng lớn lên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

Thứ nhất, bùng nổ dân số gây áp lực lên tự nhiên. Dân số đông hơn đồng nghĩa với nhu cầu về đất đai, nước sạch, không khí sạch, tài nguyên cũng lớn hơn rất nhiều. Gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, suy giảm tài nguyên ở nhiều quốc gia.

Theo thống kê, diện tích rừng giảm cũng là hệ quả của việc bùng  nổ dân số. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm cũng gia tăng. Ô nhiễm nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng ngày càng phổ biến và lan rộng. Tất cả những hậu quả trên làm tồi tệ hơn hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

Gia tăng dân số như một quả bom nổ chậm

Thứ hai, gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống của chính người dân lâm vào tình cảnh khốn khó.

Hơn nữa, gia tăng dân số dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống. Ở những quốc gia nghèo, điều kiện kinh tế, xã hội, y tế còn chưa phát triển, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn cao. Thêm vào đó là tình trạng suy dinh dưỡng, không đủ điều kiện học tập và phát triển. Dân số quá đông khiến thế giới sẽ phải gồng mình lên khi đối mặt với tội phạm, chiến tranh và dịch bệnh.

>> Xem thêm:

  • Độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam
  • Bình đẳng giới ở Việt Nam

Biện pháp kìm hãm sự gia tăng dân số

Cả thế giới đang không ngừng chạy đua để giải quyết những vấn đề mang tính thời sự như gia tăng dân số. Bên cạnh nguyên nhân gia tăng dân số thì giải pháp là điều được các nhà nghiên cứu quan tâm lớn. Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng những biện pháp dưới đây phần nào giảm nhẹ được tình trạng này.

Kết quả điều tra dân số sơ bộ năm 2019 của Việt Nam

Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là biện pháp thiết thực nhất để kiểm soát tình trạng gia tăng dân số. Trung Quốc đã làm rất tốt điều này, Tuy nhiên, các chính sách, quy định phải rõ ràng, triệt để và tiếp cận rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, việc giáo dục và tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề này có vai trò và ý nghĩa lâu dài hơn cả. Việc giáo dục về dân số phải được thực hiện rộng rãi, hướng tới nhiều đối tượng và ưu tiên giáo dục từ khi còn nhỏ.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gia tăng dân số mà các chuyên gia đang nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Mong rằng tình trạng này sẽ cải thiện trong tương lai vì sự phát triển bền vững của thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề