Tại sao dân tộc Việt Nam phải có truyền thống đánh giặc giữ nước

Với loạt bài Giải bài tập Giáo dục Quốc phòng lớp 10 ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 từ đó đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục quốc phòng 10.

Câu 2 trang 13 Giáo dục quốc phòng lớp 10: Nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

- Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ Dựng nước[xưa đến nay trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta

- Thời nào cũng vậy, nhân dân ta cũng luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình. Trong chiến tranh vừa chiến đấu, vừa sản xuất và sẳn sàng đối phó với kẻ thù.

2. Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.

 Trong lịch sử kẻ thù của nước ta thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.

 Vì thế, lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh của toàn dân đã trở thành truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta

3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện

- Để đánh thắng giặc, nhân dân ta đã đoàn kết tạo thành nguồn sức mạnh to lớn .

- Nhân dân ta sớm nhận thức đất nước là tài sán chung, nước mất thì nhà tan. Vì thế, các thế hệ người dân đã không sợ hi sinh, liên tục đứng lên đánh giặc.

4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

- Ông cha ta có nhiều cách đánh giặc độc đáo như: Tiên phát chế nhân (Lý Thường Kiệt), chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu (Trần Quốc Tuấn), đánh lâu dài (Lê Lợi), đánh thần tốc(Quang Trung)

- Thời kỳ chống Pháp và Mỹ ta đánh địch bằng mọi phương tiện và kết hợp nhiều hình thức. Nghệ thuật quân sự của ta là tạo hình thái chiến tranh cài răng lược

5. Truyền thống đoàn kết quốc tế

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước khác.

6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

- Trong giai đoạn hiên nay, để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng.

Tại sao dân tộc Việt Nam phải có truyền thống đánh giặc giữ nước

Trải qua nghìn năm lịch sử, dân tộc ta có rất nhiều truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Ta có thể kể đến:

- Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước: Có thể nói dân tộc ta thời nào cũng vậy, để tồn tại và phát triển đánh giặc, giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết và luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước.

- Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều: Truyền thống này tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc, đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.

- Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện: Có thể nói, để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, dân tộc Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

- Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo.

- Truyền thống đoàn kết quốc tế: Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung đã trở thành nhân tố thành công trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, và thằng lợi của cách mạng Việt Nam. Và thực tế cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta từng bước vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆTNAM VÀ VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆTỔ QUỐC VIỆT NAM Xà HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAYMỞ ĐẦU1. Khái quát điều kiện địa lý, lịch sử, con người của dân tộc Việt Nam.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.2.1. Khái quát về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.2.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước.3. Vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa hiện nay.KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOTrang125517293839MỞ ĐẦU2Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều truyền thống tốtđẹp, rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêucủa mình. Đã là người Việt Nam, dù ở Bắc hay ở Nam, dù ở miền núi haymiền xuôi, đều phải hiểu biết và yêu mến lịch sử dân tộc mình, đúng như lờicủa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:“Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”Đó là đạo lý làm người Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử dân tộc khôngphải chỉ để ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công, những thành tựu kinhtế, văn hóa nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc một vài nhân vật nổitiếng, mà còn phải biết tìm hiểu, tiếp nhận, những truyền thống, những nétđẹp, những tinh hoa của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam, vì chính đólà cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không chỉ ở thời xưa màcả ở ngày nay và mai sau.Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước gắnvới những chiến công oanh liệt trải dài trong lịch sử dân tộc. Và cũng chính từlịch sử ấy, từ những chiến công ấy qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc đã hun đúc và hình thành một cách tự nhiên truyền thống đánh giặcgiữ nước của dân tộc Việt Nam và nó trở thành biểu tượng nét đẹp trong cốtcách truyền thống văn hóa Việt Nam. Truyền thống đánh giặc giữ nước đượcgây dựng, bồi đắp lưu truyền qua nhiều thế hệ, là nét đặc sắc, tiêu biểu, là sợichỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.Vì vậy, nghiên cứu về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc tađể từ đó vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.NỘI DUNG31. Khái quát điều kiện địa lý, lịch sử, con người của dân tộc Việt Nam.Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc,phía Tây và Tây Nam giáp các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vàVương quốc Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông (Thái BìnhDương) với 3260 km đường bờ biển và khoảng trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ.Việt Nam có diện tích khoảng 331.590 km2 đất liền và khoảng 700.000 km2thềm lục địa, phần biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền. Do có vị thếtự nhiên đặc biệt như vậy nên Việt Nam sớm trở thành cửa ngõ, yết hầu giaothông quan trọng, là chiếc cầu nối giữa Châu Á và Thái Bình Dương, giữaĐông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nơi giao điểm của các luồngđường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, nơi tiếp xúc và giaothoa của nhiều nền văn hóa, văn minh lớn trên thế giới.Địa hình Việt Nam khá đặc biệt: hai đầu phình ra (Bắc Bộ và Nam Bộ)ở giữa thu hẹp lại và kéo dài (Trung Bộ). Thiên nhiên Việt Nam đa dạng baogồm các vùng đồng bằng, ven biển, trung du, cao nguyên và núi rừng, vớihàng loạt sông ngòi lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hơn nữa Việt Nam lạinằm ở vị trí có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú “rừng vàng, biểnbạc”, đất đai phì nhiêu, màu mỡ… và cùng với bản tính của người dân ViệtNam là rất cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, đã tạo ra chođất nước Việt Nam có đầy đủ những điều kiện để phát triển một nền kinh tếtoàn diện. Bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên “hào phóng” đem lại, còncó hàng loạt những khó khăn như bão, lụt, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đôngbắc khắc nghiệt. Chính trong cuộc đấu tranh với những thiên tai đó, để khôngngừng tồn tại, sản xuất, phát triển, con người Việt Nam đã gắn bó sâu sắc vớiquê hương, đất nước mình, đoàn kết chặt chẽ với nhau, vươn lên không ngừngvề trí tuệ và sự năng động. Đồng thời, qua hàng ngàn năm đấu tranh với thiênnhiên, lao động sản xuất đã hun đúc nên tâm hồn cốt cách con người Việt Nam.Đó là những con người chất phác, giản dị, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu4con người, yêu hòa bình, yêu cuộc sống, bền bỉ dẻo dai, chịu đựng gian khổ,khắc phục khó khăn, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất…Từ cổ xưa, miền Đông của Châu Á đã là nơi sinh sống của những conngười đầu tiên trên trái đất (người vượn Giava, người Bắc Kinh). Những ditích, di vật khảo cổ học phong phú, đa dạng và liên tục đã xác nhận một thựctế hiển nhiên là cùng với quá trình hình thành đất nước, con người Việt Nam,tổ tiên ta đã đồng thời khai chiếm cả núi rừng, đồng bằng và biển cả, đã triệtđể khai thác và thích nghi với điều kiện tự nhiên, tạo nên thế mạnh căn bảncủa cộng đồng ngay từ thuở khai sinh. Nước Việt Nam nằm ở khu vực nốiliền hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vùng hải đảo và lụcđịa châu Á nên cũng là nơi tụ cư của nhiều tộc người khác nhau. Cho đến nay,trên lãnh thổ Việt Nam có 54 tộc người sinh sống với 8 nhóm ngôn ngữ khácnhau như: Việt- Mường, Tày- Thái, H’mông- Dao, Tạng- Miến, Hán, MônKhơme, Mã lai- Đa đảo và hỗn hợp Nam Á. Lãnh thổ và cư dân Việt Namđược hình thành và định hình trong tiến trình lịch sử đất nước. Lịch sử ViệtNam là lịch sử của một cộng đồng cư dân nhiều tộc người, có tộc người đa số,có các tộc người thiểu số, có tộc người đến trước, có tộc người đến sau, nhưngmột khi đã hòa chung vào cộng đồng dân tộc Việt thì chung sức chung lòngcùng nhau dựng nước và giữ nước. Suốt trong chiều dài lịch sử, nhân dân cácdân tộc cả đa số và thiểu số, cả miền núi và miền xuôi đã cùng nhau xây đắpnên phẩm chất, cốt cách của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, tạo dựngnên một nền văn hóa, văn hiến Việt Nam độc đáo, với nhiều giá trị cao đẹp.Do có những điều kiện tự nhiên- xã hội thuận lợi và nằm ở vị trí địa lýchiến lược quan trọng nên Việt Nam sớm trở thành mục tiêu xâm lược, nôdịch, đồng hóa của nhiều nước lớn trong khu vực và trên thế giới từ trước đếnnay. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, chống giặc ngoại xâm đã trở thànhmột nhiệm vụ cấp thiết, dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại vàphát triển của dân tộc Việt Nam. Trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm củadân tộc, nhân dân ta đã phải đương đầu với nhiều thế lực xâm lược hung hãn,5có lúc phải đối đầu lịch sử với đội quân xâm lược vào loại hùng mạnh nhấtcủa thế giới đương đại. Song thời nào cũng vậy, nhân dân Việt Nam luôn nêucao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình; trongchiến tranh, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng đất nước và sẵn sàng đốiphó với âm mưu của kẻ thù. Vì vậy, đánh giặc, giữ nước là nhiệm vụ thườngxuyên, cấp thiết và luôn luôn gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước.Đặc biệt, Việt Nam ở một vị trí mà biên giới của chúng ta gắn liền vớiTrung Quốc- một nước lớn, khổng lồ, luôn luôn có tư tưởng “bành trướng”xuống phía Nam, nên nước ta thường xuyên bị các thế lực bành trướng ngoạibang phía Bắc nhòm ngó và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, thôntính. Tất cả các triều đại phong kiến thống trị ở Trung Quốc: Tần, Triệu, Hán,Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường, Nguyên, Minh, Thanh... đã mở nhiều cuộcchiến tranh xâm lược, bành trướng, đồng hoá dân tộc Việt Nam, nhưng cuốicùng chúng đều thất bại trước truyền thống đánh giặc giữ nước độc đáo củadân tộc Việt Nam. Có thể thấy lịch sử dân tộc Việt Nam không những trongthời trung cổ bị các đế chế phong kiến phương Bắc xâm lược mà bước sangthời kỳ cận đại, hiện đại các thế lực đế quốc thực dân phương Tây tiếp tục vớiý đồ xâm lược hoặc trực tiếp xâm lược thống trị nước ta như: Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Hà Lan, Anh và trực tiếp là Pháp, Nhật, Mỹ sang xâm lược nước ta.Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kể cả những lúc phát triểncao vẫn là một đất nước không rộng, người không đông, tiềm lực kinh tế,quốc phòng có hạn. Nhưng thật hiếm có một quốc gia, dân tộc nào trên thếgiới có đặc điểm lịch sử như Việt Nam. Trong mấy nghìn năm lịch sử đã cóhơn một nghìn năm phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm. Nếu chỉ tínhtừ khi có sử liệu ghi chép rõ ràng thì từ cuộc kháng chiến chống Tần xâmlược đến nay là 22 thế kỷ, dân tộc ta đã phải trực tiếp kháng chiến suốt 13 thếkỷ. Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặcbảo vệ tổ quốc ở mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song rốt cuộc thì dù dài,dù ngắn, nhân dân ta đều đánh bại kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc.6Vận nước có lúc thịnh, lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân talại cố kết cùng nhau đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn giốngnòi, văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính từ lịch sử ấy, truyền thống ấy qua mấynghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc và hìnhthành một cách tự nhiên truyền thống đánh giặc giữ nước và nó trở thànhtruyền thống quý báu và độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam mà trên thếgiới không một dân tộc, quốc gia nào có được.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.2.1. Khái quát về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.- Buổi đầu dựng nước và giữ nước.Cách đây mấy nghìn năm lịch sử, từ thuở các vua Hùng dựng nướcVăn Lang, dân tộc ta đã bước vào thời đại dựng nước và giữ nước. Nhà nướcVăn Lang là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Từ buổi đầu, ông cha ta đã xâydựng nên nền văn minh sông Hồng- còn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnhcao là văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là thành quả tự hào của người Việt thời đạiHùng Vương. Tuy nhiên, cùng với quá trình dựng nước thì dân tộc ta đã phảiliên tiếp đương đầu với nhiều mối đe dọa dồn dập từ bên ngoài. Để bảo vệnon sông, gấm vóc của mình, dân tộc ta phải bao lần đứng lên chống ngoạixâm. Truyền thuyết dân gian còn lưu lại nhiều sự tích chống xâm lăng củadân tộc như chống giặc Man, giặc Ân, giặc Hồ Tôn, giặc Mũi Đỏ…Vào cuối đời Hùng Vương, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe dọanghiêm trọng. Lúc này ở Trung Quốc, “chủ nghĩa bành trướng Đại Hán” đã rađời và bắt đầu nhòm ngó, mở rộng xâm lược xuống phương Nam. Cuộc chiếntranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quânTần. Năm 214 trước Công nguyên, nhà Tần mang quân xâm lược nước ta.Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và sau đó là Thục Phán (AnDương Vương) đã đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Cuộc chiến đấukiên cường, dũng cảm của nhân dân ta đã làm cho chủ tướng của giặc là Đồ7Thư bỏ mạng, “quân Tần thây phơi, máu chảy, hàng mấy chục vạn” 1. Cuộckháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Tần thắng lợi, An DươngVương thành lập nhà nước Âu Lạc, dựng kinh đô ở Cổ Loa và tiếp tục xâydựng đất nước. Có thể nói, thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc là thời kỳ bắt đầu dựngnước và giữ nước của dân tộc ta, là một thời kỳ phát triển rực rỡ của lịch sửdân tộc, thời kỳ xây dựng nên nền tảng dân tộc Việt Nam, nền văn hóa, lốisống, tính cách và truyền thống Việt Nam.- Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ I đến thế kỷ X).Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dânÂu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược của Triệu Đà từnăm 184 đến 179 trước Công nguyên bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vàothảm họa hơn một nghìn năm phong kiến Trung Hoa đô hộ, lịch sử gọi là thờikỳ Bắc thuộc. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã có biết bao đau thương, tủinhục mà nhân dân ta phải chịu đựng. Kẻ đô hộ đâu chỉ dừng lại ở vơ vét củacải, áp bức bóc lột mà còn rắp tâm xóa bỏ độc lập, chủ quyền của nhân dân ta,ráo riết thực hiện chính sách đồng hóa dân ta, biến nước ta thành quận huyệncủa chúng. Những gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần để phục hồi quốcgia, quốc thể từ lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, lối sống, ý thức tưtưởng của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương nghìn kế để hủy diệt.Song, đâu chỉ có Bắc thuộc, nhân dân ta quyết không chịu khuất phục,đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ chống áp bức, bóc lột, giữgìn bản sắc dân tộc và liên tiếp đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự chủ.Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc là cuộc khởi nghĩa của Hai BàTrưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị là con của lạc tướng huyện Mê Linh, thuộcdòng dõi “họ Hùng”). Vào mùa xuân năm 40, dưới sự lãnh đạo của hai vị nữtướng, nhân dân ba quận đã nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhanhchóng lật đổ nền thống trị của nhà Đông Hán, thiết lập chính quyền độc lập,đóng đô ở Mê Linh. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong ba1Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.48.8năm thì quân Hán do Mã Viện chỉ huy tràn sang xâm lược. Cuộc kháng chiếngiữ nước của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo bị thất bại, nước ta lại rơivào ách đô hộ của nhà Hán. Tiếp tục sự nghiệp của Hai Bà Trưng, các cuộc khởinghĩa chống lại nền đô hộ của phong kiến phương Bắc liên tiếp nổ ra, nhiều cuộckhởi nghĩa phát triển thành chiến tranh giải phóng có quy mô rộng lớn.Năm 248 cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân dưới sự lãnh đạo củaBà Triệu (tức Triệu Thị Trinh quê ở Nông Cống- Thanh Hóa) đã bùng nổ.Nghĩa quân đã đánh thắng quân Ngô nhiều trận, triệt hạ nhiều thành ấp. Quanlại của nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kẻ bị giết, kẻ phảichạy trốn. Từ Cửu Chân cuộc khởi nghĩa lan ra Giao Chỉ ở ngoài Bắc, giếtchết thứ sử Giao Châu, thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, quân số có tớihàng vạn người. Nhà Ngô lo sợ phải điều động hơn 8000 quân do An Namhiệu úy Lục Giận chỉ huy sang đàn áp. Bà Triệu đã lãnh đạo nghĩa quân chiếnđấu đến cùng và hy sinh anh dũng trên núi Tùng (Hậu Lộc- Thanh Hóa).Năm 468 nhân cơ hội thứ sử Giao Châu là Trương Mục bị chết, LýThường Nhân đã lãnh đạo nhân dân giết chết bọn quan lại đô hộ và tự xưng làthứ sử. Nhà Tống ba lần cử thứ sử sang thay thế Trương Mục đều bị LýThường Nhân đánh lui. Được vài năm, Lý Thường Nhân chết, người em họ làLý Thúc Hiến lên thay. Lý Thúc Hiến không nhận thứ sử từ phương Bắcsang. Năm 479 nhà Tề buộc phải công nhận Lý Thúc Hiến làm thứ sử GiaoChâu. Năm 485 sau khi củng cố được chính quyền, nhà Tề điều động một lựclượng mạnh sang Giao Châu, Lý Thúc Hiến buộc phải đầu hàng.Năm 542 cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí- một hào trưởng huyệnThái Bình quận Giao Chỉ lãnh đạo đã bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa được cáctầng lớp nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng lật đổ chính quyền đô hộ củanhà Lương. Năm 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Lý Nam Đế, đặtniên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, tiến hành xây dựng nhànước theo chế độ tập quyền trung ương. Mùa hè năm 545 nhà Lương đemquân sang xâm lược nước ta. Trước sức mạnh của quân địch, Lý Bí phải chạy9về động Khuất Lão và giao lại quyền bính cho Triệu Quang Phục, sau đó luiquân về đóng ở đầm Dạ Trạch. Trong những năm 545- 557 cuộc kháng chiếncủa nhân dân ta chống lại quân xâm lược nhà Lương do Triệu Quang Phụclãnh đạo giành thắng lợi. Đến năm 571 Lý Phật Tử đánh úp Triệu QuangPhục, chiếm đoạt toàn bộ quyền hành, đất đai và tự xưng là Lý Nam Đế (hậuLý Nam Đế). Năm 602- 603 cuộc kháng chiến chống nhà Tùy xâm lược củaLý Phật Tử bị thất bại, nước ta lại bị rơi vào ách thống trị của nhà Tùy.Năm 678 Đinh Kiến, Lý Tự Tiên lãnh đạo nhân dân chống nhà Tùy đôhộ, đánh chiếm phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giết chết viên quan đô hộ phủLưu Diên Hựu.Năm 722 Mai Thúc Loan đã hiệu triệu những người dân phu đi gánh vảinổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, nhiềunghĩa sĩ nhân tài khắp vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh đã kéo về tụ nghĩa dưới cờ củaMai Thúc Loan. Ông còn liên kết với các nước Chămpa, Chân Lạp để cùngnhau chống nhà Đường. Mai Thúc Loan tự xưng là Hoàng đế, xây thành trênnúi và lấy vùng Sa Nam hiểm yếu làm căn cứ chống giặc. Ít lâu sau, nhàĐường cử Dương Tư Húc cùng Quang Sở Khanh đem 10 vạn quân tiến sangđàn áp cuộc khởi nghĩa. Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ.Năm 766 Phùng Hưng- một hào trưởng đất Đường Lâm đã phát độngmột cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chính quyền đô hộ nhà Đường. Ban đầunghĩa quân đánh chiếm các vùng xung quanh Đường Lâm, rồi đánh chiếmđược cả một vùng rộng lớn quanh Phong Châu và xây dựng thành căn cứchống giặc. Trên cơ sở lực lượng phát triển mạnh, Phùng Hưng tiến đánh vàchiếm được phủ thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị. Sau 7 năm, PhùngHưng mất, con là Phùng An lên thay. Năm 791 nhà Đường cử Triệu Xươnglàm đô hộ An Nam đem quân sang đàn áp. Cuối năm 791 Phùng An đầu hàngnhà Đường, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.Năm 819 nhân việc viên quan đô hộ nhà Đường là Lý Tượng Cổ điềuDương Thanh đem 3000 quân đàn áp vùng Hoàng Động, Dương Thanh đã10cùng con và những người thân tín kêu gọi binh lính chống lại Lý Tượng Cổ,chiếm thành Tống Bình. Nhưng chỉ ít lâu sau, cuộc khởi nghĩa bị quân Đườngtấn công tiêu diệt.Năm 905 nhân cơ hội chính quyền trung ương nhà Đường đang đứngtrước nguy cơ sụp đổ, Khúc Thừa Dụ- một hào trưởng, người đứng đầu mộtdòng họ lớn, lâu đời ở Hồng Châu- được sự ủng hộ của dân chúng đã nổi dậy lậtđổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, tiến quân ra phủ thành Tống Bình. Năm906 nhà Đường buộc phải công nhận chính quyền của Khúc Thừa Dụ và phongông làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ rồi tiếp đó ban thêm chức Đồng bình chương sự.Tuy vẫn nhận danh hiệu một chức quan của nhà Đường nhưng trong thực tế và vềthực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, đặt cơ sở cho nềnđộc lập bền lâu của dân tộc. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta liên tụctrong hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi căn bản. Năm 907Khúc Thừa Dụ mất, con ông là Khúc Hạo lên kế vị, tiếp tục sự nghiệp và tinh thầntự chủ của cha mình. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Hạo đã thực hiệnmột số cuộc cải cách về nhiều mặt nhằm xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ,thoát dần ảnh hưởng và sự khống chế của các thế lực thống trị phương Bắc.Năm 930 nhà Nam Hán nhân cớ họ Khúc thần phục nhà Hậu Lương và cóý chống lại Nam Hán, đã sai Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh đem quân xâmlược nước ta. Vì thiếu chuẩn bị, Khúc Thừa Mỹ không chống nổi giặc và bị bắtđưa về Trung Quốc, nước ta lại bị rơi vào tay nhà Nam Hán. Năm 931 được sựủng hộ của nhân dân và hào kiệt khắp nơi, Dương Đình Nghệ (vị tướng cũ củahọ Khúc) tổ chức lực lượng tiến quân ra Giao Châu. Thứ sử Lý Tiến chống cựkhông nổi phải bỏ chạy về nước. Dương Đình Nghệ nhanh chóng củng cố thànhĐại La, huy động lực lượng và nhanh chóng đánh tan cuộc hành quân tiếp việncủa Nam Hán do Thừa chỉ Trần Bảo chỉ huy. Dẹp xong quân giặc, Dương ĐìnhNghệ tự xưng Tiết độ xứ, tiếp tục công cuộc tự chủ của họ Khúc.Năm 937 Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội là Kiều CôngTiễn ám hại để đoạt chức tiết độ sứ. Được tin Ngô Quyền (người làng Đường11Lâm con của thứ sử Ngô Mân và là con rể Dương Đình Nghệ) từ vùng châuÁi đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn hoảng sợ cho ngườichạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nền độc lập của dân tộc mới được khôiphục lại bị đe dọa nghiêm trọng cả bên ngoài lẫn bên trong. Trước yêu cầucủa lịch sử, Ngô Quyền được sự ủng hộ của nhân dân đã giết chết Kiều CôngTiễn, cùng quân sĩ và nhân dân chuẩn bị cuộc kháng chiến. Dưới sự lãnh đạocủa Ngô Quyền, nhân dân ta đã lập nên chiến công oanh liệt trên sông BạchĐằng, chỉ trong một ngày nhân dân ta đã quét sạch quân địch ra khỏi bờ cõi,Vạn vương Hoằng Tháo phải bỏ mạng.Chiến thắng Bạch Đằng Năm 938 được ghi vào lịch sử dân tộc như mộtchiến công hiển hách “một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉlừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu! (Ngô Thời Sĩ)” 1. Chiến thắng BạchĐằng là cái mốc bản lề của lịch sử Việt Nam, nó chấm dứt vĩnh viễn nềnthống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độclập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.- Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX).Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, bắt tay vào xâydựng nhà nước độc lập. Từ đó, trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, TrầnHồ và Lê sơ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) quốc gia thống nhất ngày càng đượccủng cố. Nước Đại Việt thời Lý, Trần và Lê sơ với kinh đô Thăng Long làmột quốc gia cường thịnh ở châu Á, là một trong những thời kỳ phát triển rựcrỡ nhất, thời kỳ văn minh Đại Việt. Tuy nhiên, trong giai đoạn này dân tộc tavẫn phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược. Biểu hiện:Hai lần kháng chiến chống Tống xâm lược: Năm 981 quân và dân ĐạiCồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã đánh tan cả hai đạo quân thủy, bộcủa giặc ở Bạch Đằng và Chi Lăng ngay khi chúng mới xâm nhập vào cửa ngõđất nước ta. Năm 1075 quân Tống lăm le xâm lược nước ta một lần nữa. Với tưtưởng tiến công để tự vệ “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để1Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.108.12chặn mũi nhọn của giặc”, Lý Thường Kiệt đã tổ chức cuộc tập kích táo bạo, bấtngờ vào đất Tống, tiêu diệt căn cứ xuất phát xâm lược của chúng. Và đến năm1077 với chiến thắng sông Như Nguyệt (sông Cầu) quân dân Đại Việt đã đánhtan trên 30 vạn quân địch, làm thất bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Tống.Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên (1258 - 1288): Dưới sự lãnhđạo của nhà Trần, với nhà quân sự thiên tài Hưng Đạo Đại Vương Trần QuốcTuấn, với tinh thần “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”,nhân dân cả nước đứng lên trên dưới một lòng, sẵn sàng chịu đựng hy sinh,gian khổ, quyết đánh, quyết thắng. Trong cả ba lần xâm lược, với tổng số quântrên một triệu tên, đế quốc Mông- Nguyên một tên đế quốc lớn và hung hãnnhất thế giới lúc bấy giờ đã bị thất bại nhục nhã. Những chiến thắng lẫy lừngcủa nhân dân ta ở Đông Bộ Đầu trong kháng chiến lần thứ nhất (1258); HàmTử, Chương Dương, Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) vàđặc biệt là đại thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288) cònmãi mãi lưu truyền trong sử sách, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.Khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427):Đầu thế kỷ XV, nước ta bị quân Minh xâm lược, nhà Hồ lãnh đạo khángchiến không thành công. Tuy vậy, truyền thống đánh giặc giữ nước của dântộc ta vẫn được phát huy mạnh mẽ. Mùa xuân năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởinghĩa, cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc trênquy mô cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, sau mười nămhi sinh, gian khổ, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta đãgiành thắng lợi oanh liệt, với chiến thắng Tốt Động- Chúc Động (1426) diệt 6vạn quân địch, trận vây hãm Đông Quan và chiến thắng Chi Lăng- XươngGiang (1427) nổi tiếng diệt gọn 10 vạn tên địch. Cuối cùng tướng giặc VươngThông cùng 10 vạn quân Minh phải xin đầu hàng. Cuộc chiến tranh kết thúc,chủ quyền dân tộc Việt Nam được khẳng định.Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến diệt quân Xiêm, đại pháquân Thanh: Vào mùa xuân năm 1771, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn13Huệ đã lần lượt vùng lên khởi nghĩa đập tan chính quyền phong kiến phản độngcủa nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Tên bán nước Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêmrước 2 vạn thủy quân, 300 chiếc thuyền và 3 vạn bộ binh sang xâm lược nước ta.Nhưng đội quân “áo vải cờ đào” dưới sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ đã lậpnên chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút (19/5/1785) đánh tan 5 vạn quân Xiêm.Lịch sử còn ghi lại: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngoàimiệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp” 1. Năm1788 Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, rước 29 vạn quân Thanh vào dàyxéo đất nước ở phía Bắc. Với tinh thần: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đenrăng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hòa, đánh chosử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”, bằng một chiến dịch tấn công thần tốc,với những đòn quyết định ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa, chỉsau 5 ngày đêm chiến đấu (đầu xuân Kỷ Dậu 1789) quân ta đã đập tan 29 vạnquân Thanh, khôi phục quốc gia thống nhất, bảo vệ độc lập dân tộc.- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phongkiến (thế kỷ XIX đến 1945).Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộcchiến tranh xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hànggiặc và đến năm 1884 thì dâng toàn bộ đất nước ta cho giặc. Với ý chí quậtcường, bất khuất của dân tộc, phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước củaông cha, nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã đứng lên chống Pháp. Giặc đi đếnđâu cũng vấp phải phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ của nhân dân ta,chúng phải mất 30 năm mới thôn tính được toàn bộ nước ta. Tiếp theo đó, dướiách đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp, ở khắp nơi vẫn không ngớt bùng nênnhững cuộc khởi nghĩa, những phong trào yêu nước rộng lớn. Tiêu biểu chocác phong trào kháng chiến và các cuộc khởi nghĩa đó là phong trào khángchiến của Trương Định (1861- 1864); Nguyễn Trung Trực (1861- 1868);Phong trào Cần Vương (1885- 1896); Khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Bành và1Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.419.14Đinh Công Tráng (1886- 1887); Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật(1885- 1889); Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885- 1896); Khởinghĩa của Tống Duy Tân (1886- 1892); Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng HoaThám (1885- 1913). Sang thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta pháttriển lên một bước mới với những hoạt động sôi nổi của Phan Bội Châu, PhanChu Trinh và những cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Thái Nguyên. Tuy quần chúngtham gia với lòng yêu nước và dũng khí rất cao, nhưng tất cả những phong tràoyêu nước trên đều bị thất bại. Nguyên nhân cơ bản do thiếu sự lãnh đạo của mộtgiai cấp tiên tiến, có đường lối đúng, phù hợp với điều kiện mới của thời đại.Dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: “Muốn cứu nước,giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”1.Người đã đưa nhân dân ta đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin và thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam (3/2/1930). Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam “là một bướcngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằnggiai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”2. Sự ra đời củaĐảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam ở trong tìnhtrạng “đen tối không có đường ra”, thời kỳ bế tắc khủng hoảng về đường lối.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng nước ta trải qua các cao trào XôViết- Nghệ Tĩnh 1930- 1931; Phong trào Dân chủ đòi tự do, cơm áo và hòa bình1936- 1939; Phong trào Phản đế và phát động toàn dân tổng khởi nghĩa 19391945, đỉnh cao là thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lập ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công- nông đầu tiên ở Đông Nam Á.- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954).Không chịu từ bỏ dã tâm cai trị nước ta, ngày 23/9/1945 được quânAnh giúp sức, thực dân Pháp lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước talần thứ hai. Trong điều kiện nước ta còn nhiều khó khăn, phải đương đầu với12Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2009, tr.314.Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.2009, tr.8.15nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụngsách lược tài tình, khéo lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của địch, tranh thủ hòa hoãnvới Pháp, đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước để chuẩn bị kháng chiến lâudài với thực dân Pháp. Nhưng “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp cànglấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” 1. Ngày 19/12/1946 trong lờikêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta thà hisinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”2.Cả dân tộc hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhất tề đứng lên,đoàn kết chặt chẽ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do và thống nhất.Từ năm 1947- 1954 quân dân ta đã lập được nhiều chiến công, làm thấtbại nhiều cuộc hành binh lớn của Pháp trên khắp các mặt trận. Tiêu biểu làchiến thắng Việt Bắc- Thu Đông (1947); Chiến thắng Biên Giới (1950);Chiến thắng Tây Bắc (1952); Chiến thắng Đông Xuân (1953- 1954) mà đỉnhcao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Sau chín năm chiến đấu cựckỳ gian khổ và anh dũng, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ quân và dânta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dan Pháp và can thiệp củaMĩ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc nước ta hoàntoàn giải phóng. Thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp đãmột lần nữa khẳng định truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1975).Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp để nhảy vàomiền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Namthành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ, nhằm chia cắt lâu dàinước ta. Chúng đã huy động vào cuộc chiến tranh trên 6 triệu lượt lính Mĩ,đưa vào miền Nam nước ta khoảng 60 vạn quân (kể cả Mĩ và chư hầu) lúc caonhất lên tới 70 vạn tên. Chúng đã sử dụng mọi thứ vũ khí, phương tiện hiệnđại, nhưng chúng không thể khuất phục được nhân dân Việt Nam.12Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2009, tr.480.Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2009, tr.314.16Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với truyền thống đánhgiặc giữ nước anh dũng, quật cường của dân tộc và được giúp đỡ to lớn củabè bạn khắp năm châu, nhân dân Việt Nam đã vượt mọi khó khăn gian khổcùng nhau chống Mĩ cứu nước. Từ năm 1959- 1960 phong trào Đồng khởi ởmiền Nam bùng nổ và lan rộng; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đượcthành lập. Từ năm 1961- 1965 quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của Mĩ. Từ năm 1965- 1968 Mĩ tiến hành chiến lược “Chiếntranh cục bộ” ồ ạt đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam, đồng thời tiến hànhchiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch HồChí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân cả nước đánhthắng Mĩ ngay từ trận đầu ở cả hai miền Nam, Bắc. Cuộc tổng tiến công tếtMậu Thân 1986 trên toàn lãnh thổ miền Nam làm phá sản chiến lược “Chiếntranh cục bộ ”, buộc Mĩ phải “xuống thang” đàm phán với ta. Để cứu vãn thấtbại, Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiếntranh sang Lào và Campuchia. Quân và dân ba nước Đông Dương đã kề vai sátcánh cùng nhau chiến đấu đánh bại các cuộc hành quân của Mĩ- Ngụy sangCampuchia và đường 9 Nam Lào. Cùng với thắng lợi ở chiến trường miềnNam, năm 1972 miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương buộc Mĩ phải kí Hiệp địnhPari công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Đại thắng Mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minhlịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, kết thúc vẻvang cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trịhơn 100 năm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở Việt Nam. Cuộc kháng chiếnchống Mĩ cứu nước là cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranhchống ngoại xâm của dân tộc ta. Với thắng lợi vĩ đại này đã đưa dân tộc ta bướcvào thời kỳ mới, thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.17- Chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.Ngay sau khi nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước, các thế lực thù địch đã ra sức chống phá cáchmạng nước ta, chúng không muốn có một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta tiếp tục phát huy truyền thốngđánh giặc giữ nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Chiến dịch biên giới Tây Nam: Tập đoàn phản động PônPốt- Iêng xari đãthi hành chính sách diệt chủng dã man, tàn bạo ở trong nước và chính sách thùđịch chống Việt Nam. Tháng 5/1975 chúng tiến hành xâm lấn biên giới, tháng4/1977 chúng tiến hành chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống Việt Nam,chúng coi Việt Nam là kẻ thù số một. Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, từ đầutháng 12/1977 đến tháng 01/1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân tađã mở các chiến dịch tiến công lớn đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bời cõi;đồng thời theo lời kêu gọi giúp đỡ của nhân dân Campuchia, quân tình nguyệnViệt Nam đã tiến công tiêu diệt tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari tận hangổ của chúng, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Chiến dịch biên giới phía Bắc: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộccủa nhân dân ta, những người cộng sản chân chính và nhân dân Trung Quốc đãgiành cho nhân dân ta sự ủng hộ to lớn. Tuy nhiên, sau khi nước ta giành đượcđộc lập, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã thi hành chínhsách thù địch chống Việt Nam. Từ năm 1974, chúng đã xâm lấn biên giới; 1978cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước. Sau hàng loạt hành động khiêu khích, lấnchiếm và tạo cớ, ngày 17/2/1979 Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâmlược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt- Trung dài hàng ngàn km. Dưới sựlãnh đạo của Đảng, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân các tỉnh biên giới phíaBắc đã đứng lên chiến đấu để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, độc lập của Tổ quốc.Ngày 19/3/1979, bọn phản động buộc phải rút quân khỏi biên giới nước ta.182.2. Truyền thống đánh giặc giữ nước.Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phảichống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song vớitinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ôngcha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết lên những trang sử hào hùngcủa dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, HàmTử… Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước và truyềnthống đánh giặc của quân dân ta lại được phát huy lên một tầm cao mới và đãđánh thắng hai kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh là thực dânPháp và đế quốc Mĩ. Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc,các thế hệ ông cha ta đã viết lên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào vànhững bài học quý báu đối với các thế hệ mai sau. Và cũng chính từ lịch sửấy, truyền thống ấy qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam đã hun đúc và hình thành một cách tự nhiên truyền thống đánh giặcgiữ nước và nó trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Truyền thống không phải là một cái gì có sẵn, nảy sinh trong một thờigian ngắn, mà là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử, thói quen được hình thànhtừ lâu đời trong nếp nghĩ, lối sống, hành động của dân tộc và được truyền lạitừ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: “Mỗi dân tộcđều có truyền thống của mình, không dân tộc nào không có. Truyền thống lànhững đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sửvà hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực…Truyền thống có cái tốt, có cái xấu. Tốt như truyền thống lên ngựa cầm gươm,xuống ngựa cầm bút của các tướng sĩ Việt Nam; xấu như mê tín đồng bóng,như ngó thiển cận trong lũy tre làng”1.Thật vậy, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam lànhững thói quen về tư duy và hành động quân sự, được hình thành và truyềnlại qua mấy nghìn năm kiên trì đấu tranh chống ngoại xâm, liên tiếp giành1Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.1980, tr.50.19thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính vì thế trong “Thư gửi cácchiến sĩ cảm tử quân Thủ đô” năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tụckhẳng định rõ truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Các em là đội cảm tử.Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tựtôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đãkinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, QuangTrung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay cácem gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống ViệtNam muôn đời sau”1. Như vậy, truyền thống kiên cường, bất khuất, dũngcảm, thông minh, sáng tạo trong đánh giặc giữ nước được thể hiện rõ ràng vàđanh thép trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, khởinghĩa vũ trang giành thắng lợi. Truyền thống và khí phách đó, niềm tự hàoquang vinh đó được các vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ lịch sử luônkhẳng định: truyền thống đánh giặc giữ nước đã trở thành bản lĩnh và thóiquen của dân tộc Việt Nam.Về nguyên nhân hình thành truyền thống đánh giặc giữ nước của dântộc Việt Nam được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song tựuchung lại nổi lên những nguyên nhân cơ bản sau:Một là, trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đãtrải qua thời gian dài phải chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Từ cuối thếkỷ thứ III trước Công nguyên đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần 20 cuộc chiếntranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa vàchiến tranh giải phóng dân tộc. Từ thực tiễn lịch sử cho thấy, dựng nước đi đôi vớigiữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.Hai là, trải qua trường kỳ đánh giặc, giữ nước dân tộc ta đã lập nênnhững chiến công hiển hách không những đối với dân tộc Việt Nam mà cònđối với cả thế giới, thắng lợi nối tiếp thắng lợi, chiến công rực rỡ chiến công,thành một chuỗi dài bất tận trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta.1Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2009, tr.35.20Ba là, cội nguồn và nguyên nhân sâu xa của truyền thống đánh giặc giữnước của dân tộc ta là bắt nguồn từ những phẩm chất cao quý của dân tộc vàcon người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng yêu nước thươngnòi, ý chí căm thù giặc sâu sắc, là truyền thống đoàn kết và cố kết cộng đồngtrong đánh giặc và trong lao động sản xuất, chống thiên tai, lũ lụt bảo vệ mùamàng. Truyền thống ấy được hình thành từ buổi đầu dựng nước và giữ nước,phát triển và lớn lên cùng với sự trường tồn của dân tộc. Truyền thống yêunước luôn gắn liền với truyền thống đoàn kết, truyền thống tự lực, tự cường củadân tộc trong chống giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từxưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã cónhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng tacó quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao củacác vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”1.Thực tiễn lịch sử cho thấy đặc trưng chung của chiến tranh giữ nướcViệt Nam là cùng với Nhà nước và quân đội còn có lực lượng to lớn của toàndân tham gia đấu tranh. Đó là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, bảovệ nền độc lập dân tộc. Cả nước là chiến trường, toàn dân là lính, toàn dânđánh giặc, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, phương tiện sẵn có. Đánh giặcbằng cả hai phương thức: chiến tranh nhân dân địa phương, chiến tranh nhândân của các binh đoàn chủ lực cơ động và sự kết hợp giữa hai phương thứcấy. Đó chính là sự khác biệt cơ bản về truyền thống đánh giặc giữ nước củadân tộc Việt Nam, nét truyền thống đặc sắc độc đáo mà các dân tộc khác trênthế giới không có được.1Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2009, tr.171.21Từ những vấn đề trên đã hình thành nên những nội dung cơ bản củatruyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam như sau:Thứ nhất, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độclập tự do, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.Dân tộc ta đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữnước. Trong quá trình lịch sử đó, tổ tiên ta đã tạo nên bản sắc dân tộc và sứcmạnh Việt Nam chống chọi với thiên tai, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.Trong nhiều yếu tố hợp thành bản sắc dân tộc, tạo thành sức mạnh Việt Namthì lòng yêu nước nồng nàn là yếu tố cơ bản, là chuẩn mực cao quý thiêngliêng của đạo lý dân tộc, là giá trị có ý nghĩa nền tảng vững chắc tạo nên sứcmạnh truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.Thật vậy, ngọn lửa chiến tranh yêu nước, chống giặc ngoại xâm thườngxuyên tôi luyện và phát huy lòng yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất củadân tộc. Trước quân xâm lược, thái độ duy nhất của dân tộc ta là đứng lênchiến đấu “quét sạch nó đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân ta có mộtlòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tớinay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1. Toàn bộ lịch sử dântộc ta đã chứng minh chân lý sáng ngời đó, dân tộc ta đã trải qua hàng ngànnăm lịch sử đấu tranh kiên cường để dựng nước và giữ nước. Mỗi trang sử củadân tộc đều nói lên ý chí tự lực, tự cường, kiên cường bất khuất của nhân dân tabắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc của mỗi người dân Việt Nam.Tinh thần yêu nước không phải là tình cảm tự nhiên, nảy sinh cùng vớisự xuất hiện của con người. Tinh thần yêu nước là sản phẩm của một quátrình lịch sử xã hội của một cộng đồng người nhất định. Nó bắt nguồn từ tìnhcảm tự nhiên sâu sắc của mỗi con người đối với những người ruột thịt, đối vớingôi nhà, làng xóm, quê hương nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên, đối với mảnh1Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2009, tr.171.22đất mà họ đã đổ biết bao mồi hôi, nước mắt để thuần hoá và từ đó kiếm được“bát cơm, manh áo”, duy trì lâu dài cuộc sống của mình và các thế hệ nối tiếp,đối với những sinh hoạt tinh thần mà họ đã cùng những người đồng hươngsáng tạo nên và chung vui sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Nhữngtình cảm đó đã cô đúc lại tạo nên ở con người họ sự gắn bó, yêu thương mảnhđất quê hương của mình và bên cạnh đó là ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệmđối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển quê hương mình. Mà cái quê hươngđó, trước đây chỉ là làng xóm, nơi “chôn nhau, cắt rốn” cụ thể của mỗi conngười, nay mở rộng ra thành đất nước, nơi sinh sống của những người cùngchung số phận, cùng một tiếng nói và một nền văn hoá. Cũng chính vì tìnhcảm gắn bó với quê hương đất nước, nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi màđôi tay, bộ óc, trái tim của mỗi người Việt Nam đã tạo nên những thành quảlao động giàu đẹp và một nền văn hoá độc đáo nên nhân dân ta rất thiết thayêu quê hương, đất nước của mình, và đã không tiếc công sức, xương máu đểxây dựng đất nước ta thành một quốc gia riêng và dùng mọi sức mạnh để bảovệ nó. Tình cảm và ý thức đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc củadân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước nồng nàn đó luôn gắn liền với tinhthần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, không chịu mất nước, không chịu làmnô lệ, không chịu áp bức bóc lột. Tinh thần yêu nước đó là một tinh thần yêunước rất cao độ, có nội dung phong phú. Do đó, mà dân tộc ta luôn phát triểnmạnh mẽ, yêu nước là phải tự lực, tự cường, phải kiên cường, bất khuất, đó làcội nguồn của sức mạnh trong đánh giặc giữ nước.Trong lịch sử đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta đã có nhiều tấm gươnganh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc: Hình ảnh cậu bé làng Gióngvút lớn lên với tre già, ngựa sắt, đánh đuổi giặc Ân. Hình ảnh Hai Bà Trưngvới lời thề sông Hát: “Một xin rửa sạch nước thù, hai xin nối lại nghiệp xưahọ Hùng, ba kẻo oan ức lòng chồng, bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”; BàTriệu cưỡi voi chỉ huy đánh giặc với tinh thần và ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơngió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô,23giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếpngười”. Tình cảm, ý chí của Trần Hưng Đạo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửađêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lộtda, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ,nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”. Trần Quốc Toản mới 15tuổi bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánhgiặc ở Bình Than, về quê mộ quân luyện tập võ nghệ giương cao lá cờ “Phácường địch, báo hoàng ân”. Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông: “Đầuthần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”; hay Trần Hưng Đạo can dán vuaTrần Thái Tông: “Xin bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Trần BìnhTrọng “Thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. NguyễnTrung Trực đã hiên ngang tuyên bố trước mặt quân thù: “Bao giờ người Tâynhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hình ảnh Bế VănĐàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót đã xả thân vì nước, Nguyễn Viết Xuân“Nhằm thẳng quân thù mà bắn”… là những biểu tượng sáng ngời về lòng yêunước, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc.Với tinh thần “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịumất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” 1, “Không có gì quý hơn độc lập, tựdo” đã sớm trở thành tư tưởng và tình cảm lớn nhất, là lẽ sống thiêng liêngcủa mỗi người dân Việt Nam.Thứ hai, cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc.Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặctoàn diện là vấn đề có tính quy luật trong lịch sử chống giặc ngoại xâm củadân tộc ta. Dân tộc ta từ ngàn xưa đã ý thức được rằng “nước mất thì nhàtan”; mất gia đình, mất của cải, mất cả lẽ sống và đạo lý làm người, mất cảnền văn hiến của dân tộc. Sự mất mát đó không chỉ ở riêng ai mà với mọingười, mọi nhà. Từ lòng căm thù giặc sâu sắc và để bảo vệ quyền lợi chínhđáng của mỗi người cũng như toàn dân tộc mà mọi người dân Việt Nam ở1Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2009, tr.480.24mọi thế hệ bất kể già, trẻ, gái, trai ai ai cũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Cảnước chung sức, toàn dân đánh giặc còn được xuất phát từ yêu cầu kháchquan của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đất nước tađất không rộng, người không đông, nhân tài vật lực của ta có hạn, lực lượngquân đội của ta không nhiều. Trái lại, kẻ thù của dân tộc ta có tiềm lực quânsự và kinh tế mạnh, chúng cậy số đông, trang bị mạnh và có nhiều kinhnghiệm trong chiến tranh xâm lược. Với điều kiện tương quan lực lượng giữata và địch như vậy, nếu dùng lực lượng quân đội đơn thuần thì chắc chắnkhông thể đánh thắng được. Muốn thắng quân thù to lớn và cường bạo, thìphải dựa vào sức mạnh cả nước, huy động toàn dân đánh giặc.Trong cuộc xâm lược quy mô lớn của nhà Tần đối với các bộ tộc Việt,nhân dân ta đã anh dũng chống lại, dựa vào sức lực của chính mình, ra sứcđoàn kết và kiên trì chiến đấu. Lực lượng chủ yếu để làm chức năng quân sựtrong cuộc chiến tranh này là những người dân của các bộ tộc, bộ lạc đượchuy động ra làm dân binh đi chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Sự đoàn kếttoàn dân để bảo vệ dân tộc, nòi giống đã bắt nguồn từ đó.Trong thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân cả nước đã liêntục đứng lên tiến hành khởi nghĩa để giành lại độc lập dân tộc. Cuộc khởinghĩa của Hai Bà Trưng, dân ta đã hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của HaiBà vũ trang nổi dậy ở tất cả 65 huyện thành trong cả nước đập tan ách thốngtrị, khôi phục nền độc lập tự chủ của dân tộc. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệunăm 248 bắt đầu từ quận Cửu Chân đã lan rộng ra nhiều địa phương lớn,thành cuộc chiến tranh giải phóng bền bỉ trong gần ba năm. Cuộc khởi nghĩacủa Lí Bí năm 542, nhân dân ta trên khắp nước đồng tâm nổi dậy cùng nghĩabinh đánh địch khắp nơi, lật đổ ách thống trị nhà Lương, lập nên nước VạnXuân… Trước sự áp bức bóc lột rất tàn khốc và bị đàn áp đẫm máu, các lãnhtụ khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, tạo sức mạnh từ trong nhân dân, huy độngtoàn dân đứng lên khởi nghĩa. Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau, cólúc bị dìm trong biển máu, có lúc thành công khôi phục lại chủ quyền đất25nước, qua đó ngày càng hun đúc thêm tinh thần đoàn kết, ý thức đấu tranhgiành độc lập và chủ quyền cho đất nước.Thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông- Nguyên chủ yếu vì bấygiờ “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nêngiặc phải bó tay”. Nhà sử học Phan Huy Chú cũng viết trong tác phẩm củamình “Đời nhà Trần nhân dân ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ làmcho thế nước được mạnh”. Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh vì“tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “tụ tập khắpbốn phương dân chúng, dưới trên đều một bụng cha con”.Trải qua các giai đoạn lịch sử, tổ tiên ta đều nhận thức một các rõ ràngvai trò của toàn dân đánh giặc giữ nước. Quan điểm quốc phú binh cường thìgốc rễ là ở dân thể hiện trong nhiều triều đại. Cho nên, để động viên được sứcmạnh tiềm tàng đó, tổ tiên ta đã phải thi hành nhiều chính sách tiến bộ để “andân”. Lý Thường Kiệt coi “đủ ăn” là nguyện vọng của dân. Trần Quốc Tuấnchủ trương “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Buổi đầu đời Lê, triềuđình đã ban lệnh “Không được khinh động đến sức dân” và Nguyễn Trải cho“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỷ thứ XVIII, Nguyễn Huệ đã cónhiều biện pháp để làm nước giàu, quân mạnh, trong đó có chủ trương “làmsao cho dân yên ổn, có ruộng cày…” hoặc “mở mang cửa ải, thông chợ búa,khiến cho các hàng hóa không ứ đọng, làm lợi cho dân”. Các triều đại phongkiến tiến bộ ở nước ta đều chú ý bồi dưỡng, khoan thư sức dân, ra chiếukhuyến nông, chăm lo thủy lợi, có khi miễn giảm tô thuế một phần để mởmang kinh tế, phần nữa để tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữatriều đình và dân chúng. Vì lợi ích của toàn dân mà phải bảo toàn nền độc lậpcủa dân tộc, chủ quyền của đất nước, điều đó đã ăn sâu vào lòng người ViệtNam, trong bất kỳ tầng lớp nào qua các thời đại. Vì toàn dân mà cũng phải dotoàn dân làm mới đánh được kẻ thù hung bạo mạnh hơn, cho nên chính sáchđúng đắn của các chính quyền nhà nước qua quá trình lịch sử Việt Nam đềuphải có sức phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức đánh giặc. Việc Hồ