Tại sao gọi là xa lộ đại hàn

Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2017):

Chủ Nhật, 30/04/2017, 13:24 [GMT+7]

(QBĐT) - CCB Đinh Minh Mạnh (77 tuổi) ở tiểu khu Đồng Tân, thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hóa) đã từng tham gia trận đánh cuối cùng ở ngã tư xa lộ Đại Hàn (Sài Gòn) cách đây 42 năm về trước trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Khi ấy ông là chính trị viên Tiểu đoàn 7 đặc công, thuộc Trung đoàn 117, Quân khu 7.

Sau khi tham gia đánh địch ở hướng Tây Nam, cùng các đơn vị giải phóng một vùng rộng lớn dọc sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An, trưa ngày 25-4-1975, Tiểu đoàn 7 đặc công  được Trung đoàn 117 giao nhiệm vụ chia làm 2 mũi đột kích: Mũi thứ nhất gồm một đại đội do Tiểu đoàn trưởng Lê Quang Hòa chỉ huy, đánh thẳng về sân bay Tân Sơn Nhất phối hợp với phái đoàn của ta ở trại Đa-Vít đánh trong ra; mũi thứ 2 gồm 2 đại đội và 2 trung đội hỏa lực (ĐKZ 75 ly và  cối 82 ly) được trên tăng cường do Chính trị viên tiểu đoàn Đinh Minh Mạnh cùng với Tiểu đoàn phó Trần Xuân Thu (quê Ninh Bình) chỉ huy có nhiệm vụ bí mật, luồn sâu, đánh chiếm chốt giữ căn cứ Tân Tạo ở ngã tư xa lộ Đại Hàn (huyện Bình Chánh), nhằm ngăn chặn không cho địch từ Tây Ninh xuống, miền Tây Nam bộ lên.         

Xa lộ Đại Hàn là con đường huyết mạch quan trọng nối liền miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ (nay là đoạn quốc lộ 1A từ ngã ba Thủ Đức đến ngã ba An Lạc, quận Bình Tân, đi qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, dài 43,1 km) do quân đội Nam Triều Tiên  xây dựng năm 1969 làm đường vành đai bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn, đồng thời ngăn cách giữa Sài Gòn với quân cách mạng ở Củ Chi, Hóc Môn.

Với nhiệm vụ quan trọng và nặng nề là mũi thọc sâu đột kích để ngăn chặn địch trên tuyến xa lộ góp phần bảo đảm an toàn cho đại quân ta tiến vào Sài Gòn ở hướng Tây Nam, cán bộ, chiến sỹ ai cũng cảm thấy vinh dự tự hào được tham gia trận đánh cuối cùng vào sào huyệt của kẻ thù. Lúc này cả đơn vị đã áp sát biên giới Việt Nam và Campuchia, giữa tỉnh Long An của ta và tỉnh Xoài Riêng của bạn, cách Sài Gòn hơn 60km.

Tại sao gọi là xa lộ đại hàn
Đại úy CCB Đinh Minh Mạnh đang kể chuyện chiến đấu.

Trước khi vào trận, bộ đội được mặc quân trang mới, được quán triệt phải giữ đúng 12 điều kỷ luật của Quân đội, phải giữ đúng lễ tiết tác phong quân dân khi tiếp xúc với dân. Mọi người ai cũng háo hức bước vào trận chiến đấu cuối cùng.

Sau một thời gian ngắn làm công tác chuẩn bị, chập tối 25-4, đơn vị bắt đầu hành quân theo góc phương vị, bất chấp mọi địa hình đường đi sình lầy hay phải bơi lội qua sông, rạch cứ thế tất cả lặng lẽ tiến về hướng Sài Gòn. Đến 4 giờ sáng 26-4 đến một khe cạn giữa Long An và Sài Gòn thì bất ngờ gặp một tiểu đoàn địch. Chúng bắn mấy quả M79 vào đơn vị rồi lặng lẽ rút lui. Và rồi đơn vị lại tiếp tục hướng đèn Sài Gòn sáng rực mà tiến.

Đến 2h 30 sáng 27-4 đơn vị đã đến Bình Chánh vượt qua con đường lớn dẫn vào Chợ Lớn. Cả đơn vị vừa đi, vừa đánh. Lúc này dọc đường đi, các đơn vị của địch hầu như không chống trả. 3 giờ sáng 27-4 cả đơn vị đã tiếp cận được mục tiêu căn cứ Tân Tạo ở ngã 4 xa lộ Đại Hàn.

Theo cơ sở báo cho biết căn cứ này do một tên trung tá ngụy chỉ huy với quân số tương đương một tiểu đoàn. Ngay từ đầu ta nổ súng tiêu diệt được 2 lô cốt của địch. Nhưng bọn địch ở đây ngoan cố chống trả quyết liệt. Quân ta lợi dụng địa hình địa vật kiên quyết đánh địch trụ bám tại đây. Vào khoảng 15 giờ ngày 29-4 có mấy chiếc xe tăng từ hướng Tây Ninh xuống, đơn vị tập trung hỏa lực chuẩn bị đánh, nhưng từ xa chúng đã phát hiện ra quân ta nên rút lui. 

Từ ngày 27 đến sáng 30-4, đơn vị liên tục đánh địch, ban đêm thì tập kích, ban ngày đánh địch phản kích. Lúc này nhân dân trong vùng đã sơ tán hết. Suốt mấy ngày địch cố chốt giữ ngã tư Đại Hàn, còn ta dựa vào từng căn nhà của dân để tìm mọi cách đánh trả địch, tiêu diệt địch. Sáng 30-4, bọn địch trong căn cứ bắn ra như mưa, nhiều đồng chí bộ đội hy sinh.

Nhưng trước sức áp đảo từ các mũi, các hướng của quân ta, bọn địch ở vào thế bí nên khoảng 7 giờ sáng chúng đốt kho đạn và tháo chạy tán loạn. Chính trị viên Đinh Minh Mạnh hạ lệnh cho trung đội hỏa lực dùng súng ĐKZ 75 ly bắn trực tiếp vào đội hình địch, tiêu diệt hơn 50 tên. Số còn lại tìm cách lẩn trốn không dám chống trả. Quân ta làm chủ trận địa.

Khoảng 10 giờ trưa 30-4-1975, một đoàn xe GMC chở đầy lính từ miền Tây chạy về qua ngã tư xa lộ Đại Hàn bị đơn vị  phục kích bắn cháy chiếc xe đi đầu. Bọn lính ở các xe còn lại nhảy xuống nấp dưới gầm xe chống trả, bị ta tiêu diệt một số, số còn lại giơ tay xin hàng.

Theo chỉ đạo của trên, đơn vị thu giữ hết vũ khí, bắt bọn địch cởi hết áo quần lính thả cho về nhà, chỉ giữ lại những người lái xe. Lúc này mũi thứ nhất của tiểu đoàn đánh vào sân bay Tân Sơn nhất cũng đã hoàn thành nhiệm vụ. Một lúc sau được tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu  hàng. Niềm vui vỡ òa. Mọi người ai cũng nhảy lên hò reo sung sướng vì đã chiến thắng.

Như vậy chỉ trong hơn 3 ngày từ 27 đến sáng 30-4-1975, với cách đánh luồn sâu đột kích, Tiểu đoàn 7 đặc công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giải phóng Sài Gòn, thống nhất Tổ quốc. Trong trận đánh cuối cùng này, tiểu đoàn đã tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Riêng đơn vị có 20 đồng chí đã anh dũng hy sinh và một số đồng chí khác bị thương.

Buổi trưa ngày 30-4-1975, nhân dân ấp Tân Tạo đã kéo về đông đủ, ai cũng mừng vui khôn xiết, nhà nào nhà nấy đều treo cờ giải phóng. Có bà cụ nói với anh em trong đơn vị: “Khi bà con đi nhà nào cũng có nồi cơm để lại để các chú bộ đội vào có cái ăn, nhưng đến khi về, cơm vẫn còn nguyên, không ai đụng đến. Đúng là bộ đội giải phóng, bộ đội Cụ Hồ”.

Hồ Duy Thiện

Khởi công từ 1959 đến 1961 thì hoàn thành, Xa lộ Biên Hòa do hãng thầu lớn nhất của tư bản Mỹ ở miền Nam là hãng thầu RMK – BRJ thi công. Hãng thầu này hồi đó được độc quyền xây dựng các công trình quân sự cho Mỹ (với trên 100 công trình) nên có thuê mướn tầm 40.000 công nhân, trong đó có những lực lượng lao động đến từ các nước phụ thuộc Mỹ đến làm việc.

Trong cuốn sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 - 1975 (NXB Mỹ thuật ấn hành) nhà giáo - họa sĩ Uyên Huy (Huỳnh Văn Mười), nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM kể về công trình này như sau: “Theo kế hoạch, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sẽ thành lập khu công nghiệp tại vùng Biên Hòa. Còn vùng Sài Gòn là trung tâm thương mại và khu dân cư sẽ tiêu thụ hàng hóa sản xuất từ khu công nghiệp này. Đối với những người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa sẽ có con đường cao tốc đi lại cho nhanh. Dự định đó ngày nay nhìn đã thấy rõ là nhiều người sống tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Đồng Nai vẫn di chuyển trên xa lộ Hà Nội mỗi ngày và nhà cửa hai bên xa lộ Hà Nội ngày càng xây san sát...”.

Tại sao gọi là xa lộ đại hàn

Xa lộ Biên Hòa năm 1970

Ảnh: T.L in trong sách của họa sĩ Huỳnh Văn Mười

Tại sao gọi là xa lộ đại hàn

Bưởi người dân mang ra bán trên Xa lộ Biên Hòa

Ảnh: T.L

Theo sách đã dẫn cho biết: “Cách thức phát triển mới thì việc làm hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống trước rồi sau đó các nhà máy, hãng xưởng mới mở ra là hợp quy luật. Vì thế, lúc đầu chỉ làm xa lộ thôi, còn các hãng xưởng sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Biên Hòa khi các chủ hãng thấy có đường xá lưu thông thuận lợi. Đến năm 1975 xa lộ Biên Hòa làm đúng chức năng mà những nhà qui hoạch trước đó đã dự định: Có nhiều hãng xưởng mở ở khu công nghiệp Biên Hòa. Hàng ngày, nhiều công nhân tại Sài Gòn đi làm tại khu công nghiệp Biên Hòa được xe buýt của công ty chở đi. Các công nhân tụ tập tại một số điểm ở Sài Gòn, xe buýt ghé đón và chở đi Biên Hòa. Chiều xe buýt lại chở công nhân về thả ở các điểm tụ tập”.

Đến cuối thập niên 1960 đầu 1970, phía Nam lại tiếp tục có Xa lộ Vòng Đai được xây dựng, sở dĩ người ta gọi là Xa lộ Vòng Đai vì xa lộ không nối liền hai TP mà chỉ chạy chung quanh TP Sài Gòn, công trình do công binh của Nam Hàn xây dựng nên còn được gọi Xa lộ Đại Hàn

Chuyện thêu dệt râm ran thời đó, ngoài việc nói Mỹ làm đường xa lộ Biên Hòa để phục vụ cho quân sự là Mỹ có ý chiếm đóng lâu dài tại miền Nam hoặc làm phi đạo để máy báy đáp xuống nếu Tân Sơn Nhất gặp sự cố, thì vẫn còn có những ý kiến khác nữa.

Tại sao gọi là xa lộ đại hàn

Một đoạn Xa lộ Vòng Đai (hay Xa lộ Đại Hàn) xưa

Ảnh: T.L

Ông Huỳnh Văn Mười tiết lộ: “Khi Xa lộ Biên Hòa hoàn thành, có người cũng cho rằng xa lộ này để chuyển quân cho nhanh hoặc xa lộ vành đai để phòng thủ Sài Gòn. Có những người từng đi Pháp, trước đây giải thích Xa lộ Biên Hòa là để nối với Khu công nghiệp thì không hiểu là Xa lộ Vòng Đai này để làm gì vì chẳng nối với khu công nghiệp nào cả nên lại thắc mắc tiếp. Còn người đi du học Mỹ về thì giải thích đây là cách xây Xa lộ Vòng Đai như các TP bên Mỹ. Dĩ nhiên trong thời chiến thì Xa lộ Vòng Đai sẽ giúp cho việc di chuyển của quân đội dễ dàng hơn vì không phải xuyên qua TP đông đúc nhưng tới thời bình, Xa lộ Vòng Đai sẽ nằm trong toàn bộ hệ thống xa lộ nối liền các TP khi có nhiều xa lộ khác tiếp tục làm thêm”.

Tại sao gọi là xa lộ đại hàn

Ngã Tư Thủ Đức nằm trên Xa lộ Biên Hòa (nay thuộc TP Thủ Đức)

Ảnh: T.L

Từ những lập luận và kiến thức của một nhà nghiên cứu, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM kết luận: “Nếu nhìn vào thời điểm Xa lộ Biên Hòa được xây dựng năm 1959 thì có thể thấy mục đích của con đường không phải là để phục vụ chiến tranh. Người có kiến thức về cách xây dựng một quốc gia công nghiệp thì xem người Mỹ đang giúp cho miền Nam công nghiệp hóa. Do đó, cũng là một con đường mà Xa lộ Biên Hòa với kiến thức khác nhau, người ta có thể gán cho nó những mục đích khác nhau, từ đó có các thái độ khác nhau với con người làm ra công trình đó”.

Tin liên quan