Tại sao is chưa bị tiêu diệt

Abu Ibrahim al-Hashimi al-Quraishi. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Người đàn ông ẩn dật

Al-Quraishi tên khai sinh là Amir Mohammed Abdul Rahman al-Mawli al-Salbi (46 tuổi), ngoài ra còn có khoảng hơn 20 tên, biệt danh, bí danh khác. Hắn được cho là một người Iraq gốc Turkmenistan, và bị nghi từng phục vụ trong quân đội của cựu Tổng thống Iraq - Saddam Hussein.

Al-Quraishi gia nhập al-Qaeda khi quân đội Mỹ lật đổ chính phủ Saddam vào năm 2003, và từng có một khoảng thời gian bị giam giữ trong nhà tù của Mỹ ở Iraq.

Tại đây, al-Quraishi gặp gỡ và cam kết trung thành với ông trùm khét tiếng Abu Bakr al-Baghdadi (thủ lĩnh sau này của IS).

Ra tù, al-Quraishi lẩn trốn trong thế giới ngầm của các chiến binh thánh chiến. Những hoạt động của al-Quraishi trong thời gian này đều được giữ kín. Dù vậy, nhiều người cho rằng al-Quraishi từng là cánh tay phải của al-Baghdadi.

Năm 2019, sau khi al-Baghdadi bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, al-Quraishi được bổ nhiệm làm thủ lĩnh IS. Người ra lệnh tiến hành cuộc đột kích là Tổng thống Mỹ thời điểm đó - ông Donald Trump.

Hành tung của al-Quraishi lúc này vẫn bí ẩn đến mức nhiều người tin rằng ông trùm thậm chí còn không tồn tại.

IS đang suy tàn

Cái chết của al-Baghdadi cách đây 3 năm từng được nhiều người coi là “chiếc đinh cuối cùng đóng lên quan tài của IS”.

IS từng kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở Iraq và Syria. Tuy nhiên phần lớn vùng lãnh thổ nhóm này chiếm được từ năm 2014 đã bị quân đội Syria cùng đồng minh Nga - Iran và các lực lượng đối lập do Mỹ bảo trợ giành lại.

Đến cuối năm 2019, IS chỉ còn kiểm soát một vài vùng đất ở Syria, và không còn ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công khủng bố thường xuyên trên đường phố châu Âu.

Tuy nhiên đến năm 2020, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá rằng IS - dưới sự chỉ huy của al-Quraishi - đang trỗi dậy sau khi số lượng các vụ tấn công tăng đột biến. Tháng 3/2020, al-Quraishi bị gán mác là Phần tử Khủng bố Toàn cầu.

Hồi giữa năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố trao thưởng 5 triệu USD cho người nào cung cấp thông tin có thể giúp bắt giữ al-Quraishi. Đến năm 2020, số tiền thưởng được tăng lên đến 10 triệu USD.

Mỹ treo thưởng 10 triệu USD cho người cung cấp thông tin có thể giúp bắt giữ al-Quraishi. Ảnh: RT

Ngoại trưởng Mỹ khi đó - ông Mike Pompeo nói rằng phần thưởng tăng gấp đôi do al-Quraishi “thúc đẩy các vụ bắt cóc, tàn sát và buôn bán người thiểu số tôn giáo Yazidi ở Tây Bắc Iraq, đồng thời cầm đầu một số nhóm khủng bố toàn cầu”.

Cái chết ở Idlib

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/2 thông báo al-Quraishi đã bị giết trong một "chiến dịch chống khủng bố" ở tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.

Người dân địa phương nói với AP rằng chiến dịch có sự tham gia của nhiều máy bay trực thăng. Họ nghe thấy tiếng nổ và tiếng súng máy.

Một quan chức Mỹ tiết lộ với Axios rằng thủ lĩnh IS đã tự sát bằng áo gắn bom ngay khi quân đội Mỹ tiến vào. “Khi chiến dịch bắt đầu, kẻ khủng bố đã cho phát nổ một quả bom khiến bản thân hắn ta và các thành viên trong gia đình - gồm cả phụ nữ và trẻ em - thiệt mạng”, nguồn tin cho biết.

Toà nhà nơi al-Quraishi trú ẩn. Ảnh: Getty

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Cả 2 thủ lĩnh IS - al-Quraishi và al-Baghdadi đều bị Mỹ tiêu diệt ở Idlib, một tỉnh ở Tây Bắc Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc nội chiến Syria, Idlib đã trở thành nơi giao tranh giữa lực lượng chính phủ và các tay súng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Idlib hiện do các nhóm đối lập kiểm soát và là một trong số ít nơi trú ẩn tương đối an toàn còn lại cho các thành viên IS như al-Quraishi.

Dù phần lớn vùng lãnh thổ do IS kiểm soát đã bị mất, các thành viên IS buộc phải hoạt động chui lủi và thủ lĩnh thứ 2 của nhóm bị tiêu diệt trong vòng chưa đầy 3 năm, nhưng nhóm khủng bố này vẫn có khả năng thực hiện các vụ tấn công nhỏ lẻ.

Cách đây chưa đầy 2 tuần, IS đã tấn công một nhà tù ở Hasaka, Đông Bắc Syria. Khu vực này chịu sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn. Vụ tấn công đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Tuy nhiên, SDF đã giành lại quyền kiểm soát nhà tù sau hơn một tuần với sự trợ giúp của quân đội Mỹ.

“Nếu vụ tấn công của IS thành công, nhóm này chắc chắn cũng sẽ tiến vào các khu vực lân cận khác ở al-Hasaka, al-Hol, al-Shadada và Deir el-Zour để tiếp tục mở rộng địa bàn”, SDF cho biết trong một tuyên bố. “Họ muốn tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn để một lần nữa lan truyền chủ nghĩa khủng bố. Đây là bước đầu tiên của IS trong việc thành lập Nhà nước Hồi giáo thứ 2.”

Tuy nhiên các quan chức phương Tây tỏ ra nghi ngờ về khả năng hồi sinh của IS. “Các điều kiện hiện tại không cho phép IS sống dậy. Tôi nghĩ điều đó rất khó xảy ra”, một quan chức thuộc lực lượng chống khủng bố nói với VOA.

Cái chết của Baghdadi được coi là có thể khiến IS bị phân rã, khiến kẻ nào đứng lên thay thế tên này phải đối mặt ngay với nhiệm vụ tập hợp lại lực lượng cực đoan này.

Một số nhà phân tích nói việc mất đi thủ lĩnh có ảnh hưởng đến sức mạnh của IS hay không vẫn là câu hỏi. Ngay cả khi nhóm này gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi lãnh đạo, những tư tưởng cực đoan và sự căm ghét các giáo phái khác mà IS cổ súy vẫn có sức hút đối với nhiều người.

Từng nghênh ngang trên các xe bọc thép với tiểu liên, chìm đắm trong các hành động thể hiện sự tàn bạo đặc biệt, các phiến quân Hồi giáo Sunni này hoặc đang là tù binh, hoặc chui lủi trốn chạy khắp nơi, trong khi lãnh đạo của họ bị đặc nhiệm Mỹ đuổi dồn vào một đường hầm và buộc phải nổ mìn tự sát.

“(Chiến dịch tiêu diệt Baghdadi) không tác động nhiều, bởi họ (IS) đã tan vỡ và lực lượng này đã rút lui ở nhiều nơi trên thế giới”, Rashad Ali, chuyên gia của Viện Đối thoại chiến lược, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại London, Anh, nói với Reuters. “Bọn chúng hầu hết đang tụ lại ở biên giới Iraq-Syria”.

“Việc này (tiêu diệt Baghdadi) cũng không tạo ra nhiều khác biệt và chỉ có tính biểu tượng”, ông nói. “Tiêu diệt một tên khủng bố trong khi không giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hệ tư tưởng cực đoan (của IS) thì khó xóa sổ hoàn toàn nhóm cực đoan này”.

Chia rẽ tạm thời

Tính hiệu quả của IS bắt nguồn từ sự trung thành của các thành viên đối với hệ tư tưởng Hồi giáo “siêu cuồng tín”, và điều này có thể không bị ảnh hưởng nhiều sau cái chết của thủ lĩnh IS, Fadhil Abu Ragheef, nhà phân tích chính trị và an ninh người Iraq nói.

Ông nói Hội đồng Shura gồm 9 thành viên của IS, chính là nhóm lãnh đạo của tổ chức này, theo dự kiến sẽ gặp nhau và chỉ định một lãnh đạo mới trong số năm ứng cử viên.

Ứng cử viên hàng đầu thay thế Baghdadi là Abu Abdullah al-Jizrawi, một người Ả rập Xê út, và Abdullah Qaradash, người  Iraq, một trong các trợ lý thân tín của Baghdadi, từng là sỹ quan quân đội dưới thời Tổng thống Saddam Hussein. Nhân vật sáng giá còn lại là Abu Othman al-Tunisi, người Tunisia.

“Thủ lĩnh IS mới sẽ bắt đầu hành động để tập hợp lại sức mạnh của tổ chức, tuyển mộ thành viên mới, đón trở về các chiến binh chạy thoát khỏi các nhà tù ở Syria. Ông này có thể phát động một loạt các cuộc tấn công dưới danh nghĩa trả thù cho Baghdadi,” chuyên gia Abu Ragheef nói.

Theo một số chuyên gia, dù là ai trong số các nhân vật kể trên chiếm ghế thủ lĩnh, ông ta cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng chia rẽ trong nội bộ và tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng bởi kiểu gì cũng có những nhóm không chấp nhận, liên quan đến chuyện người nước này làm thủ lĩnh chỉ đạo người nước kia, hoặc các chia rẽ bè phái.

“Chắc chắn họ sẽ đấu tranh trong nội bộ để giành lấy các nguồn tài nguyên. Tôi dự đoán rằng phe Iraq sẽ chiến thắng bởi họ có tiền”, nhà phân tích IraqHisham al-Hashemi, chuyên gia về nhóm thánh chiến IS, nói.

Một nguồn tin an ninh có nhiều thông tin về các nhóm phiến quân ở Iraq nói việc tiêu diệt Baghdadi sẽ gây chia rẽ cấu trúc chỉ huy của Nhà nước Hồi giáo bởi vì các khác biệt giữa các lãnh đạo cấp cao và sự thiếu tự tin trong các thành viên cấp thấp hơn, những người bị buộc phải lui vào bí mật sau khi “đế chế” IS và các thành trì của chúng sụp đổ.

Mỹ thủy táng Baghdadi

Ngày 29/10, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, thi thể Baghdadi  đã được thủy táng giống như thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden năm 2011, theo RT. Tuy nhiên, hình ảnh và video vụ đột kích và thủy táng đều được giữ bí mật.

Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) lại mất vị trí thủ lĩnh. Nhìn bề ngoài, cuộc đột kích của biệt kích Mỹ ở Syria hôm 2.2 khiến thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi thiệt mạng có thể giống như một sự thay đổi cuộc chơi, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng sự trỗi dậy của nhóm khủng bố này vẫn rất đáng gờm.

"Nhờ sự dũng cảm của quân đội chúng tôi, thủ lĩnh khủng bố khủng khiếp này không còn nữa" - CNN dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố vài giờ sau khi kết thúc chiến dịch nhằm vào al-Qurayshi trong khu vực Idlib của phiến quân Syria.

Tổng thống Biden có thể đã hy vọng nhận được sự tán dương tương tự những người tiền nhiệm khi họ tiêu diệt kẻ sáng lập IS Abu Bakr al-Baghdadi và thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden. Nhưng các chuyên gia về IS đã nhanh chóng dội một gáo nước lạnh vào tuyên bố "đòn giáng mạnh vào IS". Al-Qurayshi không phải là al-Baghdadi, và nhóm từng chỉ huy một phần lãnh thổ lớn hơn Vương quốc Anh giờ đây trở thành lực lượng nổi dậy du kích với sự lãnh đạo bị phân tán.

Tại sao is chưa bị tiêu diệt
Tổng thống Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris và các thành viên trong đội an ninh quốc gia của tổng thống theo dõi cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi. Ảnh: Nhà Trắng

Tuy nhiên, IS, nhóm thực hiện tội ác diệt chủng, hành quyết hàng loạt và đàn áp, đã chứng minh rằng chúng vẫn là một thế lực đáng gờm. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hôm 4.2 cho biết IS còn lâu mới bị tiêu diệt. Trên thực tế, IS vẫn là một lực lượng mạnh ở Iraq và Syria, với sự hiện diện ngày càng tăng ở Afghanistan và Tây Phi, theo phân tích của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo phân tích tình hình 6 tháng cuối năm 2021 - do các chuyên gia của Liên Hợp Quốc về IS và al-Qaeda biên soạn trước khi al-Qurayshi bị tiêu diệt - cho biết IS có thể vẫn còn tới 50 triệu USD.

Ngay cả trước khi sụp đổ, theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, IS đã mất một số thành viên cấp cao quan trọng. Tuy nhiên, nhóm vẫn là một mối đe dọa. Báo cáo kết luận rằng tình trạng bất ổn ở cả Iraq và Syria "cho thấy không thể loại trừ sự trỗi dậy của IS trong vùng lõi".

Ở Iraq, IS thực hiện các cuộc tấn công gần như hàng ngày. Tại Lebanon, các quan chức phát hiện mảnh đất tuyển dụng màu mỡ ở thành phố Tripoli. Và Liên Hợp Quốc cho biết IS vẫn có tới 10.000 chiến binh trên khắp Syria và Iraq.

Tuần trước, IS phát động cuộc tấn công lớn nhất trong ba năm khi các chiến binh của nhóm định giải thoát tù nhân khỏi một nhà tù ở đông bắc Syria. IS thất bại trong cuộc giao tranh kéo dài cả tuần, và hàng trăm tù nhân IS, bao gồm cả trẻ em, cũng như nhiều chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, đã chết.

Sự gia tăng bạo lực của IS khiến các quan chức an ninh của khu vực đau đầu, nhất là khi bức tranh giờ đây tàn khốc hơn so với thời kỳ hoàng kim của IS, khi nhóm này chiếm giữ Mosul vào năm 2014. Sau đó, liên minh do Mỹ dẫn đầu, cũng như các nhóm vũ trang người Shia do Iran hậu thuẫn đã chiến đấu trong những trận chiến kéo dài nhiều năm khiến lãnh thổ của IS bị thu hẹp. Bây giờ IS gần như vô hình. Sự lây lan của IS có thể phát hiện được nhưng dường như không có một nguồn duy nhất.

Vì lý do đó, cuộc đột kích của Mỹ dù được nhiều người ca ngợi nhưng đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Thủ lĩnh IS đang làm gì ở Idlib, nơi các đối thủ bề ngoài là Hay'at Tahrir al Sham, một cựu chi nhánh của al-Qaeda, đang thống trị? Làm thế nào mà y có thể chỉ huy các phần tử ở xa hơn tại Syria và Iraq?

Khác xa với các quan sát viên và các quan chức an ninh, chiến dịch tiêu diệt của Mỹ dường như xác nhận những gì các chuyên gia đã nói trong nhiều tháng: Al-Qurayshi là đầu rắn, nhưng để tiêu diệt hang ổ của rắn đòi hỏi sự hợp tác quốc tế hơn rất nhiều.