Tại sao ngủ nhiều lại đau đầu

Trong một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các yếu tố quan trọng nhất gây cơn đau đầu buổi sáng mãn tính là lo lắng và trầm cảm. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ ngủ dậy bị đau đầu.

Nếu bạn nghi ngờ mắc tình trạng sức khỏe tâm thần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Thông thường, những tình trạng này có thể được kiểm soát bằng liệu pháp nói chuyện, thuốc hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Kiểm soát các tình trạng này có thể giúp giảm mức độ thường xuyên của tình trạng sáng ngủ dậy bị nhức đầu.

Ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ

Giấc ngủ bị gián đoạn do ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau đầu vào sáng sớm. Ngáy có thể là một tình trạng sức khỏe hoặc là một triệu chứng của ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở vài lần trong lúc ngủ. Nói chung, cơn đau đầu liên quan đến ngưng thở khi ngủ kéo dài dưới 30 phút. Bạn có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như máy áp lực dương liên tục.

Nghiến răng

Nghiến răng có thể xảy ra vào ban đêm như một rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến bạn đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng. Và cơn đau này thường diễn ra âm ỉ gần khu vực thái dương.

Nghiến răng cũng liên quan đến các tình trạng giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ và nó có thể gây ra tổn thương răng và hàm. Điều trị có thể bao gồm bảo vệ miệng, kỹ thuật giảm căng thẳng hoặc thay đổi hành vi.

Căng cơ

Nhức đầu vào buổi sáng có thể là căng cơ cổ trong lúc ngủ. Bạn có thể cần được đánh giá tư thế ngủ và gối bạn sử dụng để giảm bớt cơn đau đầu buổi sáng sớm.

Gối giúp bạn duy trì tư thế ngủ, hỗ trợ cổ và cột sống ở đúng vị trí. Bạn hãy chọn mua chiếc gối phải giữ cho đầu và cổ ở vị trí tương tự như khi bạn đứng. Gối mềm có thể không giữ cổ và cột sống của bạn đúng cách và gối cứng có thể khiến cổ hơi cao hơn vị trí bình thường.

Sử dụng thuốc hoặc rượu

Nhức đầu vào sáng sớm có thể là do thuốc hoặc rượu gây ra. Thuốc có thể can thiệp vào giấc ngủ, khiến bạn thường thức giấc và đau đầu vào sáng sớm. Uống nhiều rượu có thể khiến giấc ngủ không đều và khiến bạn đau đầu sau khi ngủ dậy.

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ các loại thuốc bạn đang dùng gây ra cơn đau đầu vào buổi sáng. Tránh uống quá nhiều rượu để ngăn ngừa tình trạng khó chịu và đau đầu sau khi ngủ dậy.

Các tình trạng sức khỏe khác

Tại sao ngủ dậy lại đau đầu? Bạn cũng có thể bị đau đầu vào sáng sớm vì một số tình trạng sức khỏe như tăng huyết áp và các bệnh cơ xương khớp.

Bạn hãy cho bác sĩ biết tất cả các triệu chứng bạn gặp phải để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Ngủ dậy đau đầu, mệt mỏi là triệu chứng nhiều người gặp phải khiến sự khởi đầu ngày mới uể oải. Vậy nguyên nhân tại sao ngủ dậy hay bị đau đầu?

1. Ngủ sai tư thế

Việc ngủ sai tư thế chẳng hạn đầu không thẳng với cổ, ngủ kê gối cứng và quá cao, hay nằm nghiêng hoặc nằm úp mặt một chỗ mà không thay đổi tư thế sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu mệt mỏi.

Ngoài ra, đối với những người làm công việc văn phòng, bạn thường hay ngủ trưa gục đầu xuống bàn cũng gây ra hiện tượng đau đầu sau khi ngủ dậy. Bởi khi ngủ với tư thế ngồi, tình trạng máu không lưu thông đến não dẫn đến hiện tượng thiếu máu lên não gây đau đầu, ù tai, tê bì chân tay….

Ngủ sai tư thế có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khi thức dậy

2. Thời gian ngủ quá mức cho phép

Thông thường một giấc ngủ được cho là đảm bảo tiêu chuẩn sẽ kéo dài từ 7-8 tiếng vào ban đêm và 30 phút-1 tiếng vào buổi trưa. Tuy nhiên, có những trường hợp thời gian ngủ vượt quá mức cho phép. Cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu. Trong thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng lên, lượng máu lên não giảm xuống, sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại… Chính vì vậy khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đau nhức đầu và chóng mặt.

3. Chỗ ngủ không đảm bảo

Một không gian ngủ chật hẹp, không lý tưởng, thiếu oxy, có nhiều cây cối trong phòng ngủ, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều ánh sáng…. có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn sau mỗi lần ngủ dậy và có thể dẫn đến cơn đau đầu sau khi thức dậy.

4. Căng thẳng

Stress là nguyên nhân chính khiến bạn không nhận được một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Vì vậy, hãy ngừng suy nghĩ về những căng thẳng trong cả ngày và ngày hôm sau để có được một giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.

5. Dùng nhiều chất kích thích

Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas…là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vì caffeine chứa trong đó vừa là chất gây kích thích vừa có tính lợi tiểu nên làm phải đi tiểu nhiều lần trong đêm.

Dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ dễ gây đau đầu khi thức dậy

6. Sử dụng thiết bị điện tử

Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ và gây ra những cơn đau đầu khi ngủ dậy.

7. Thiếu máu não

Nếu những nguyên nhân kể trên không phải là lý do khiến bạn mất ngủ và đau đầu khi thức dậy, rất có thể bạn đang bị thiếu máu não. Triệu chứng kèm theo khi bị thiếu máu não ngoài đau đầu còn có chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế, khó ngủ, trằn trọc ban đêm, ngày lại ngủ gà ngủ gật, ù tai, nghe kém, mờ mắt và đôi khi đau, tê buốt…

Khi có triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao ngủ dậy hay bị đau đầu, từ đó có biện pháp khắc phục đúng cách và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình khắc phục bệnh thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và luyện tập thể dục… bạn vẫn cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe bởi các chuyên gia y tế tránh tình trạng chủ quan dẫn đến nhầm lẫn gây biến chứng nguy hiểm.

Đau nửa đầu, thiếu máu não, mất ngủ, ngừng thở khi ngủ…. khiến nhiều người ngủ không ngon, dẫn đến đau nhức cơ thể lúc thức dậy.

Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã mất sau một ngày làm việc, học tập. Tuy nhiên, không ít người đau đầu sau khi ngủ dậy khiến cơ thể mệt mỏi, uể ỏi. Nếu không tìm ra những yếu tố đang ảnh hưởng đến giấc ngủ và xử lý kịp thời, cơn đau đầu sẽ ngày càng gia tăng và có thể tiến triển thành bệnh lý.

Đau đầu khi ngủ dậy khiến nhiều người mệt mỏi, thiếu năng lượng. Ảnh: Shutterstock

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu khi ngủ dậy, có thể do bệnh lý đau nửa đầu migraine, thiếu máu não...] hoặc yếu tố từ môi trường [tư thế ngủ, sử dụng các chất kích thích...].

Nguyên nhân bệnh lý

Đau nửa đầu [Migraine]

Những người từ độ tuổi 30-50 thường dễ bị đau đầu khi ngủ dậy. Cơn đau có thể gây ra ở nhiều khu vực khác nhau như đau nửa đầu trên, đau nửa đầu đỉnh, đau nửa đầu phải, đau nửa đầu. Nhiều cơn đau đầu xảy ra vào khoảng 4h- 9h sáng và những người đau nửa đầu đều bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đau đầu khi ngủ dậy khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc, học tập trong ngày. Các cơn đau nửa đầu, đau buốt hoặc nhói trong thời gian ngắn [thường dưới một giờ], đôi khi kéo dài một vài ngày cũng có thể gây đau vào buổi sáng như đau đầu, đau nhức đầu trong khi ngủ, đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu kịch phát, đau đầu do lạm dụng thuốc...

Mất ngủ

Mất ngủ thường khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hay bị thức giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc và ảnh hưởng đến chu trình của giấc ngủ. Tình trạng này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu khi ngủ dậy và tình trạng lừ đừ, mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn đến giảm cung cấp ôxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Từ đó, tế bào thần kinh thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của thiếu máu não là đau đầu khi ngủ dậy, chóng mặt, khó ngủ, trằn trọc ban đêm, ban ngày lại ngủ gà ngủ gật, ù tai, nghe kém, mờ mắt.

Trầm cảm, lo âu khiến đau đầu khi ngủ dậy

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, trầm cảm lo âu cũng là yếu tố gây ra triệu chứng đau đầu buổi sáng mạn tính. Ngoài ra, tình trạng trầm cảm, lo âu còn dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ dễ khiến cơ thể kiệt quệ, suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ, với triệu chứng đặc trưng là ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 3 giây trong khi ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, thức giấc nhiều lần, dễ gặp ác mộng và đau đầu vào buổi sáng do cơ thể thiếu ôxy.

Ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy. Ảnh: Shutterstock

Nghiến răng khi ngủ

Khớp thái dương hàm giúp kết nối hàm với hộp sọ. Do đó, nếu bạn tạo áp lực liên tục lên khớp đó bằng cách nghiến răng khi ngủ, bạn có thể bị đau đầu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ và xuất hiện gần hai bên thái dương. Cách điều trị phổ biến là sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng, ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc thở sâu để khắc phục tình trạng ngủ nghiến răng.

Nguyên nhân khác

Môi trường

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường quá ồn ào, chật hẹp, quá sáng, không thoáng đãng là một trong những yếu tố gây đau đầu khi ngủ dậy. Bạn có thể sử dụng đèn ngủ có cường độ ánh sáng phù hợp [ánh sáng dịu nhẹ, ưu tiên ánh sáng vàng] vì ánh sáng có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra melatonin - loại hormone có tác dụng điều khiển giấc ngủ và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Một số trường hợp đau đầu sau giấc ngủ trưa là nhân viên văn phòng, công nhân nhà máy vì ngủ ngay tại phòng làm việc hoặc tại xưởng. Tiếng ồn từ bàn phím máy vi tính, tiếng máy hoạt động, tiếng thì thầm của những người trong phòng cũng làm giấc ngủ của bạn không được ngon.

Tư thế ngủ

Cần chú ý không nằm gối quá cao vì làm cho cơ cổ bị cứng, gập gây khó thở và đau đầu. Không nên nằm sấp vì ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi và không cung cấp đủ ôxy khi ngủ.

Sử dụng các thiết bị điện tử

Làm việc trên máy vi tính, laptop, chơi game trên ipad, nghe gọi, nhắn tin trên điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn vừa khó ngủ, vừa khiến eo hẹp thời gian ngủ. Trong khi đó, thức khuya, ngủ trễ, thiếu ngủ chính là thủ phạm gây ra những cơn đau đầu khi ngủ dậy.

Sử dụng các chất kích thích

Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas... là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Lý do là cafein chứa trong các thức uống này vừa là chất gây kích thích, vừa có tính lợi tiểu nên sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, từ đó gây đau đầu sau khi thức dậy.

Nhiều người nghĩ uống rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn nhưng điều này lại không đúng. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 6 ly rượu [một ly rượu khoảng 100 ml] trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn nửa giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc và ngủ lại rất khó khăn.

Thời gian ngủ quá mức

Một giấc ngủ tiêu chuẩn nên kéo dài 7-8 tiếng vào ban đêm và 30-60 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời gian ngủ vượt quá mức cho phép. Lúc này cơ thể sẽ đi từ trạng thái ngủ nông đi vào ngủ sâu và giai đoạn này sẽ gây ức chế khu thần kinh trung ương, khiến lượng máu lên não giảm và sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại. Do đó, khi thức dậy bạn sẽ thấy đau đầu, chóng mặt và toàn thân mệt mỏi.

Nếu không tìm cách khắc phục, tình trạng đau đầu khi ngủ dậy sẽ tăng dần theo thời gian và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để cải thiện tình trạng đau đầu khi ngủ dậy, trước hết bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị đau đầu cụ thể.

Một số mẹo giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

Ngủ đủ giấc, người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ trưa từ 15-30 phút.

Cần thiết lập đồng hồ sinh học cố định bằng cách cố gắng đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ nhất định mỗi ngày.

Tạo môi trường thoải mái cho giấc ngủ, đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh, xây dựng không gian ngủ với nệm và gối thoải mái. Phòng ngủ mát mẻ, dễ chịu trong khoảng 25 độ C để có giấc ngủ chất lượng.

Người trưởng thành nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng đau đầu khi ngủ dậy. Ảnh: Shutterstock

Trước khi đi ngủ hạn chế tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính, tivi.

Cần loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, cà phê, socola, thuốc lá và các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngăn chặn tình trạng đau đầu khi ngủ dậy.

Tăng cường các thực phẩm có khả năng chống ôxy hóa như các loại cá béo giàu omega-3, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây... Có thể bổ sung chiết xuất từ blueberry, ginkgo biloba để giúp não bộ chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, hỗ trợ giảm đau đầu khi ngủ dậy.

Linh Anh
[Theo WebMD, Healthline]

Video liên quan

Chủ Đề