Vì sao trịnh xuân thanh bị bắt

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa - Ảnh: TTXVN

Chiều 12-3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng [cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN] và 11 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục phần tranh luận.

Trong khoảng 30 phút trình bày các luận điểm đối đáp, ông Trịnh Xuân Thanh nhiều lần phản đối quan điểm luận tội của đại diện viện kiểm sát [VKS].

Giống với những ngày xét xử trước đó, ông Thanh tiếp tục khẳng định nguyên nhân khiến dự án Ethanol Phú Thọ phải dừng thi công là do "thiếu tiền", chứ không phải do PVC thiếu năng lực.

Về cáo buộc của đại diện VKS cho rằng ông biết PVC không đủ năng lực nhưng vẫn có văn bản gửi Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí [PVB] xin được chỉ định gói thầu TK05, ông này khẳng định PVC luôn đủ năng lực nhưng chỉ thiếu 1-2 tiêu chí. 

"Không có nhà thầu nào mua hồ sơ thầu mà đủ 100% tiêu chí cả, chỉ 75-80% mà thôi" - ông Thanh trình bày.

Cũng theo ông Thanh, ngay từ đầu ông này đã có báo cáo về việc dự án không thể triển khai với mức giá 59 triệu USD, tuy nhiên chủ đầu tư là PVB vẫn giữ nguyên mức đó nên PVC quyết định làm.

Bị cáo Thanh phản đối lời luận tội của đại diện VKS về việc vụ án này có yếu tố "lợi ích nhóm", PVC là công ty con, chịu sự quản lý của PVN, tức là cấp trên - cấp dưới mà lại bị coi là đồng phạm.

"Tôi đã lãnh án chung thân rồi, bây giờ nhận thêm chục năm nữa cũng không là gì nhưng những đồng nghiệp, cấp dưới của tôi không làm gì sai sao phải ra tòa?" - ông Thanh nói.

Cựu chủ tịch PVC cho hay quá trình điều tra ông luôn hợp tác toàn diện với cơ quan tố tụng. Thế nhưng tại tòa, đại diện VKS nhận định bị cáo không nhận tội nên không trung thực, không được hưởng tình tiết giảm nhẹ là không phù hợp. 

"Tôi không có tội thì làm sao phải nhận?", ông Thanh nói.

Trong quá trình lập luận, ông Thanh nhiều lần bị HĐXX cắt ngang, đề nghị tập trung vào nội dung vụ án. Chủ tọa nhắc nhở, đề nghị bị cáo đứng thẳng người, quay lên phía HĐXX trả lời, "bị cáo không quay ngang quay dọc, không được chỉ tay vào ai", chủ tọa nói.

Về khu đất 3.400m2 tại thị trấn Tam Đảo [Vĩnh Phúc], ông Trịnh Xuân Thanh nói đại diện VKS chỉ căn cứ duy nhất vào lời khai của ông Vũ Đức Thuận [cựu tổng giám đốc PVC] để nhận định ông Thanh gọi điện cho ông Thuận chuyển 25 tỉ đồng. 

Đại diện VKS cũng cáo buộc ông Thanh hưởng lợi 3 tỉ đồng, nhưng không thấy 3 tỉ đồng này ở đâu, "thực tế bị cáo không hề bàn bạc với Đỗ Văn Hồng [cựu chủ tịch HĐQT PVC Kinh Bắc] trong việc ứng tiền để đi mua đất".

Trước đó, VKS cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh biết liên danh nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư nhưng vẫn ký văn bản gửi PVB đề nghị đơn vị này hạ một số tiêu chí đấu thầu.

"PVC nhận thức được đơn vị không có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án nhưng tiếp nhận chỉ đạo từ phía PVN khi chỉ định thầu", VKS lập luận.

VKS đánh giá trong nhóm đồng phạm về tội vi phạm quy định về xây dựng công trình, ông Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò cao hơn những người khác. Cựu chủ tịch PVC đã chỉ đạo các cuộc họp để tổ chức thực hiện dự án nhà máy nhiên liệu.

"Quá trình xét hỏi, bị cáo cũng không nhận tội và khai báo thiếu thành khẩn", kiểm sát viên nói.

Đại diện VKS đánh giá trong vụ án, từ người đứng đầu đến cấp dưới đều có sự thống nhất, câu kết với nhau cùng thực hiện hành vi phạm tội. 

"Đây là vấn đề lợi ích nhóm tiêu cực", kiểm sát viên nhận định.

DANH TRỌNG - THÂN HOÀNG

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đến tòa - Ảnh: TTXVN

Sáng 10-3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng [cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN] và 11 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục phần xét hỏi.

Sau một ngày bị cách ly, ông Trịnh Xuân Thanh [cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí - PVC] được đưa trở lại phiên tòa trả lời thẩm vấn của luật sư.

Trả lời câu hỏi của luật sư về việc vì sao PVC chưa từng thực hiện dự án nào liên quan đến nhiên liệu sinh học nhưng chủ đầu tư [Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí -PVB] vẫn lựa chọn công ty này làm nhà thầu thực hiện gói thầu TK05?

Ông Thanh nói PVC chưa làm dự án ethanol bao giờ nhưng đã thực hiện rất nhiều dự án của ngành dầu khí như lọc dầu Dung Quất, Nhơn Trạch, Vũng Áng…, thậm chí đã triển khai tốt.

Cùng với đó, tại thời điểm ấy, PVN được phép thực hiện phát huy nguồn lực từ nội bộ ngành. Những đề xuất của PVC đều công khai, PVN và PVB đều biết, không hề làm sai lệch hồ sơ.

Cũng theo ông Thanh, phần xây dựng nhà máy ethanol Phú Thọ chỉ là các nhà xưởng, về năng lực xây dựng này thì với PVC là rất đơn giản.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng nguyên nhân khiến dự án ethanol Phú Thọ phải dừng thi công là do thiếu tiền. Bị cáo đã khẳng định không thể thực hiện dự án với mức giá 59 triệu USD nhưng vì công văn từ trên tập đoàn nên PVC buộc phải chấp hành.

Về số tiền thiệt hại hơn 543 tỉ đồng trong vụ án, ông Thanh nói rất phân vân vì đây là số tiền rất lớn, phát sinh do lãi vay chứ không phải tham ô.

"Tôi đã từng phải đền hơn 30 tỉ đồng trong vụ án "cố ý làm trái" trước đó nên không biết lấy đâu ra tiền để thực thi. Tôi đề nghị HĐXX nghiên cứu, tránh khi ra một quyết định mà không thực thi được, thành ra luật pháp không nghiêm minh", bị cáo nói.

Theo ông Thanh, tháng 3-2013, ông không còn điều hành PVC nữa, khi có công văn dừng không thi công dự án, đáng lẽ chủ đầu tư phải làm việc với nhà thầu để thanh lý hợp đồng hay đền bù hợp đồng, còn trách nhiệm triển khai tiếp là của chủ đầu tư.

"Tiền lãi vay thì chủ đầu tư chịu, không thể bắt người đi làm thuê chịu và tới khi khởi tố vụ án bắt chúng tôi chịu trách nhiệm", Trịnh Xuân Thanh trình bày.

Trả lời câu hỏi của luật sư về việc PVC góp 21 tỉ đồng để tăng vốn điều lệ tại PVC Kinh Bắc, qua đó hợp thức tiền mua khu đất 3.400m2 ở thị trấn Tam Đảo [Vĩnh Phúc], Trịnh Xuân Thanh khai không có chủ trương và cũng không bàn bạc với ông Đỗ Văn Hồng - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC Kinh Bắc - về việc mua 3.400m2 đất ở Tam Đảo như cáo buộc. 

Ông Thanh cho hay năm 2010 được ông Hồng chia sẻ chuyện định triển khai dự án kinh doanh một resort ở Tam Đảo.

"Ông Hồng chỉ kể với bị cáo rằng làm resort để kinh doanh và bị cáo hứa sẽ mua một căn nếu triển khai. Ngoài ra bị cáo không biết gì" - ông Thanh nói.

Trịnh Xuân Thanh cũng phủ nhận việc chỉ đạo chuyển 21 tỉ đồng của PVC góp vốn tại PVC Kinh Bắc, qua đó gây thiệt hại hơn 13,2 tỉ đồng. "Tôi không có bất cứ một ý kiến nào về việc ứng tiền cho PVC Kinh Bắc, không biết những lời khai này ở đâu ra" - ông khẳng định.

"Việc ông Nguyễn Mạnh Tiến [phó tổng giám đốc PVC ngày đó] tự ký quyết định góp vốn khi mới chỉ có chủ trương của tôi là sai. Đây cũng là trường hợp sai duy nhất ở PVC. Lẽ ra khi có chủ trương của tôi, anh Tiến phải trình lên xin ý kiến để HĐQT ra nghị quyết. Tôi không nói chủ trương góp vốn này như thế nào nhưng mà anh Tiến đã làm tắt dẫn đến sai quy trình, gây thiệt hại", ông Thanh nói.

Ông Đinh La Thăng hai lần phản bác toàn bộ cáo trạng

DANH TRỌNG - THÂN HOÀNG

Liên quan đến các diễn biến mới trong vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, hôm nay [ngày 22.9.], một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức đã phát biểu như sau:

''Ngay sau khi nắm được thông tin về vụ việc chúng tôi đã khẳng định rõ rằng việc bắt cóc người trên lãnh thổ Đức là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi có các bằng chứng rõ ràng về vụ bắt cóc này và sẽ công bố chúng vào thời điểm thích hợp. Ngày 10 tháng 8, Tổng Công tố Liên bang đã tiếp nhận điều tra vụ việc. Hiện quá trình này vẫn chưa kết thúc.

Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ.

Bằng việc trục xuất trưởng phòng tình báo của Đại sứ quán Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện những biện pháp thẳng thắn đầu tiên. Chúng tôi đã nhiều lần thông báo rõ với Chính phủ Việt Nam về các yêu cầu của phía Đức và thể hiện rõ rằng chúng tôi bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác.

Cho tới nay, yêu cầu xin lỗi của chúng tôi kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai đã không được Chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ rằng sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.

Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế.

Vì lí do cho tới nay phía Việt Nam hoàn toàn không đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi cũng như không thừa nhận việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin nên chúng tôi buộc phải áp dụng các biện pháp tiếp theo. Vì vậy, ngày hôm qua, trong buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam tại trụ sở Bộ Ngoại giao chúng tôi đã thông báo với phía Việt Nam về việc sẽ tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi đã quyết định trục xuất thêm một cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam. Người này có 4 tuần để cùng gia đình rời khỏi nước Đức.

Chúng tôi mong đợi rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện các yêu cầu của phía Đức.

Phía Việt Nam biết làm thế nào để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.''

Video liên quan

Chủ Đề