Bướu cổ basedow là gì

CÂU HỎI:

Tôi mắc bệnh bướu cổ. Tôi có thăm khám tại bệnh viện trong tỉnh thì bác sĩ chỉ định là mắc bệnh basedow. Tôi đã điều trị được hơn 1 tháng nhưng chưa thấy có tiến triển gì nhiều. Mong bác sĩ tư vấn thêm về cách điều trị bệnh. Tôi xin cám ơn. 

TRẢ LỜI:

Bệnh Basedow là bệnh gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn và quan trọng nhất trong cơ thể. Hóc-môn tuyến giáp chi phối nhiều cơ quan, chức năng: chuyển hóa dinh dưỡng, phát triển cơ thể, chức năng sinh dục, hệ thống tim mạch…. Bệnh Basedow - còn có tên khác là Graves, Parry, Bướu giáp độc lan tỏa, “Bướu cổ lộ nhỡn” - là bệnh cường giáp tự miễn hay gặp trong bệnh lý nội tiết. Bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ gấp từ 7 đến 10 lần ở nam.

Basedow được chẩn đoán dựa vào:

[1] Lâm sàng: Có bướu cổ, mắt lồi, nhịp tim nhanh

[2] Siêu âm: Tuyến giáp lớn [bình thường 16cm3], lan tỏa, tăng huyết động trên siêu âm Doppler màu

[3] Nồng độ các hóc-môn tuyến giáp [T3,T4, fT3, fT4] tăng rất cao

[4] Nồng độ hóc-môn tuyến yên [TSH] giảm mạnh

[5] Kháng thể TRAb rất cao, TPOAb hơi cao

[6] Các xét nghiệm sinh hóa khác: Kali máu giảm, Cholesterol giảm, Glucose tăng…

Phương pháp điều trị bệnh Basedow

 

Bệnh Basedow có ba phương pháp điều trị:

[1] Dùng thuốc kháng giáp tổng hợp [KGTH] với hai nhóm thông dụng là nhóm Mercapto-Imidazol [Methimazol, Carbimazol] và nhóm Thiouracil [MTU, PTU, BTU]

[2] Phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp [CGTG]

[3] Dùng Iod phóng xạ [RAI, I 131]. Tất cả iod kể cả iod phóng xạ khi vào cơ thể đều tập trung vào tuyến giáp, khi cho bệnh nhân uống iod phóng xạ I131, chất phóng xạ tập trung hết vào tuyến giáp và tia gamma [γ] sẽ tiêu hủy tế bào cường giáp

Cần lưu ý, tất cả bệnh nhân Basedow phải được điều trị đầu tiên bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, trung bình 2-3 tháng cho đến khi tương đối bình giáp mới được hoặc dùng KGTH duy trì, hoặc CGTG, hoặc dùng Iod phóng xạ RAI.

Theo chúng tôi bạn cần đến khám chuyên khoa nội tiết để xác định Chẩn đoán một cách chắc chắn. Khi có chẩn đoán xác định với những xét nghiệm, thăm dò chính xác việc điều trị không có khó khăn gì. 

Mọi thắc mắc, thông tin chi tiết xin mời liên hệ
Hotline: 02363 509 808
Email:

Ban tư vấn sức khỏe 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Bệnh Basedow là gì?

Trong các bệnh liên quan tới tuyến giáp thì bướu giáp basedow là một bệnh hay gặp nhất, điều trị phức tạp nhất. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim, cơn bão giáp và thậm chí là tử vong. Vậy bệnh basedow là bệnh gì? Và chúng có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Tất cả những thắc mắc sẽ được ISOFHCARE giải đáp qua bài viết sau.

Bệnh bướu giáp basedow hay còn gọi là bệnh bướu giáp, u bướu là một chứng rối loạn tự miễn dịch. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây cường chức năng tuyến giáp. Theo một nghiên cứu đã cho thấy hầu hết bệnh bướu giáp xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt độ tuổi từ 20 – 40 tuổi rất dễ mắc bệnh.

Theo thống kê ở một số nước phương Tây thì tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 0.02– 0.4% dân số. Tại Việt Nam thì tỷ lệ này tương đối cao chiếm khoảng 10–39%.

Bệnh basedow ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và hoạt động thể lực của người bệnh và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: suy tim, ảnh hưởng tới não bộ, hệ tim mạch hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bướu giáp basedow

Bướu giáp basedow là bệnh tự miễn nguyên nhân gây bệnh vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố gây bệnh như:

Yếu tố di truyền: Theo thống kê có khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh và 50% người thân của bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp trong máu.

Yếu tố giới tính: Nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới khoảng 5 – 10 lần.

Độ tuổi: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

Ngoài ra bệnh còn một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra đáp ứng miễn dịch của bệnh như:

- Điều trị bằng thuốc lithium – thuốc làm thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

- Phụ nữ mang thai, nhất là thời kỳ sau sinh.

- Ngừng điều trị corticoid

- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

- Adenoma tuyến yên tiết TSH

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng bướu giáp basedow

Bệnh bướu giáp basedow có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ khó có thể nhận biết ngay.

a. Triệu chứng cơ năng

Rối loạn tinh thần: dễ kích thích, cáu gắt, khó tập trung, mệt mỏi nhưng khó ngủ.

Tim mạch: Hay đánh trống lồng ngực, đau vùng trước tim, có cảm giác nghẹt thở.

Rối loạn điều hòa thân nhiệt: Vã mồ hôi nhiều ở bàn tay và ngực, hay khát và uống nhiều nước.

Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, kèm buồn nôn hay đau bụng.

b. Triệu chứng thực thể

Triệu chứng thần kinh cơ

- Phản xạ gân xương tăng lên

- Run đầu chi, nhất là khi xúc động hay đang cố gắng tập trung

- Tứ chi yếu, đặc biệt ở gốc chi người bệnh đi lại nhanh mỏi, bước bậc thang gặp khó khăn

Triệu chứng tim mạch

- Nhịp tim tăng cao thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi hay hoạt động gắng sức

- Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương không tăng

- Mạch máu có cảm giác đập mạch

Bướu giáp

Bướu giáp là triệu chứng thường gặp nhất, có khoảng 80% bệnh nhân basedow là bướu cấp độ 2. Bướu giáp basedow là bướu mạch nên dễ dàng sờ thấy, nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Tiếng thổi thường nghe rõ ở cực trên thùy giáp, đặc biệt nghe rõ hơn khi nằm.

Bệnh mắt nội tiết

Bệnh gặp ở khoảng 40 – 60% bệnh nhân mắc bệnh bướu giáp basedow. Những tổn thương thường xuất hiện ở cả 2 mắt, khoảng 10% người mắc 1 bên. Dấu hiệu nhận biết điển hình: phù mi, lồi mắt, loét giác mạc, chảy nước mắt, luôn có cảm giác có vật cản trở trong mắt,… khiến khả năng nhìn của người bệnh giảm đi rõ rệt.

Bệnh da basedow

Bệnh khá hiếm gặp chỉ chiếm 2-3% ở những bệnh nhân bướu giáp basedow. Dấu hiệu lâm sàng nhận biết như phù niêm trước xương chày, móng tay ngắn lại,…

4. Làm thế nào chẩn đoán bệnh bướu giáp basedow?

Bệnh bướu giáp basedow thường dễ dàng được chẩn đoán nếu xuất hiện đầy đủ những triệu chứng điển hình đã kể trên. Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh được chính xác nhất như:

- Định lượng kháng thể TSH: TRAb trong máu tăng

- Định lượng hormone T3, T4 trong máu cao trong khi TSH lại giảm nhiều

- Siêu âm tuyến giáp: kích thước tuyến giáp tăng, thấy những ổ giảm âm nhỏ

- Xạ hình tuyến giáp sẽ cho hình ảnh tuyến giáp bắt iod phóng xạ hoặc technitium

Ngoài ra, bác sẽ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá mức độ nặng của bệnh như:

- Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim

- Ghi điện tim: phát hiện những rối loạn nhịp tim

- Đo glucose máu: đánh giá rối loạn dung nạp đường

- Xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận,…

5. Phương pháp điều trị bướu giáp basedow

Basedow có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, xạ trị, phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất. và bạn có thể điều trị cùng các bác sĩ nội tiết.

a. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị bướu giáp basedow được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay. Khi mới xuất hiện, chưa có biến chứng. Tuy nhiên đối với phương pháp điều trị này thì yêu cầu người bệnh phải kiên trì vì thời gian điều trị lâu, kéo dài từ 12 tới 18 tháng. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại là tương đối cao khoảng 60 – 70%. Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng nhiều như: Carbimazole, PTU và methimazole  thường được bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng trong điều trị ban đầu cho người bệnh basedow.

b. Xạ trị

Mục đích của phương pháp này là thu nhỏ bướu giáp và điều chỉnh giúp tình trạng bướu giáp trở lại bình thường bằng cách xạ trị iod 131. Phương pháp chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

c. Phẫu thuật cắt bỏ gần hết tuyến giáp

Đây là phương pháp thường được sử dụng đối với những người bệnh bị nhiễm độc nặng, khối u quá lớn gây chèn ép sang các cơ quan khác, khi điều trị bằng phương pháp nội khoa và xạ trị không có hiệu quả.

Đa phần tuyến giáp bị bệnh khi cắt bỏ hoàn toàn chỉ để lại một phần nhỏ để duy trì sản sinh hormone hỗ trợ chức năng. Bên cạnh đó phương pháp điều trị này cũng không ngoại trừ khả năng để lại những biến chứng như: nhiễm trùng, khàn tiếng,… Tuy nhiên những biến chứng này chỉ chiếm 1% trong tổng số ca phẫu thuật.

Bệnh bướu giáp basedow được biết đến là bệnh khá phổ biến nhưng không ít người còn có thái độ thờ ơ với căn bệnh này. Hy vọng qua bài viết ISOFHCARE chia sẻ bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về bệnh. Từ đó có thể phòng ngừa và đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề