Giun và sán khác nhau như thế nào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Bệnh lây truyền qua trứng có trong phân người, từ đó làm ô nhiễm đất ở những khu vực kém vệ sinh. Các loài chính gây bệnh cho người là giun tròn, giun đũa [Trichuris trichiura] và giun móc [Necator Americanus và Ancylostoma duodenale].

Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít [vài con giun] thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược, giảm phát triển về thể chất. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.

Giun sán lây truyền qua tiếp xúc đất, qua trứng giun, và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách:

  • Trứng gắn vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng vào cơ thể rồi phát triển thành giun;
  • Trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm;
  • Trứng được đưa vào qua chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.

Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người ta bị nhiễm giun móc chủ yếu qua tiếp xúc da, cụ thể là đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.

Bệnh về giun sán không có lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc nhiễm giun từ phân tươi, vì trứng truyền qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất trước khi có khả năng lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường.

Sơ đồ con đường lây truyền bệnh giun sán

Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:

  • Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
  • Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
  • Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

Các loại thuốc được WHO đề nghị bao gồm albendazole [400 mg] và mebendazole [500 mg]. Những loại thuốc này có ưu điểm là hiệu quả, rẻ tiền và dễ quản lý bởi các nhân viên phi y tế. Thuốc đã trải qua thử nghiệm an toàn trên diện rộng và đã được sử dụng ở hàng triệu người với rất ít tác dụng phụ.

Cả albendazole và mebendazole đều được tuyên truyền cho các bộ y tế quốc gia thông qua WHO để điều trị các bệnh về giun cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học.

Kiểm soát nhiễm giun sán là kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh thông qua việc điều trị định kỳ cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những người sống trong vùng lưu hành bệnh. Những người có nguy cơ là:

  • Trẻ mầm non.
  • Trẻ em ở độ tuổi đi học.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản [bao gồm cả phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba và phụ nữ cho con bú].
  • Người làm việc trong một số ngành nghề có nguy cơ cao như thợ hái chè hoặc thợ mỏ.

Trẻ nhỏ là đối tượng cần kiểm soát nhiễm giun sán

WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ [tẩy giun] mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun. Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác như:

  • Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
  • Cung cấp vệ sinh đầy đủ cũng rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng có thể khi điều kiện kinh tế không đáp ứng kịp.

Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng, và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa, Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương đã thực hiện thành công nhiều trường hợp can thiệp nội soi phức tạp, phát hiện nhiều tổn thương ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm, đem lại sức khỏe và sự an tâm cho nhiều bệnh nhân.
Bác sĩ Phương chuyên chẩn đoán ung thư sớm ở dạ dày và đại tràng, kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi đường mật tụy, hẹp đường mật, u đường mật, rò mật và điều trị co thắt tâm vị bằng kỹ thuật mở cơ qua đường miệng điều trị co thắt tâm vị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Who.int và Ncbi.nlm.nih.gov

XEM THÊM:

Nhiễm giun sán là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước kém phát triển. Có nhiều loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người, mỗi một loại sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.

Giun hay còn gọi là giun sán là một loại ký sinh trùng phổ biến. Có một số loại giun lây nhiễm và ăn thịt người. Một số loài giun mà mọi người mắc phải có thể có kích thước rất lớn - dài hơn 3 feet [0,91m], trong khi đó cũng có những loài rất nhỏ. Loại giun ký sinh tồi tệ nhất thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ấm áp trên thế giới, nhưng cũng có một số loài giun cũng phổ biến ở những nơi khác. Và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun.

Bạn có thể bị nhiễm giun theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại giun.

  • Nhiều người bị nhiễm giun do vô tình nuốt phải chúng hoặc trứng của chúng.
  • Một số loại giun có thể chui qua da của bạn khi chúng còn nhỏ.
  • Đôi khi bạn bị nhiễm giun khi bị côn trùng nhiễm trùng cắn.
  • Bạn cũng có thể bị nhiễm giun khi bạn ăn thịt của động vật bị nhiễm bệnh.

Giun thường được truyền qua nước tiểu hoặc phân của động vật hoặc người bị nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài.

Bạn có thể bị nhiễm giun theo nhiều cách khác nhau

3.1. Giun kim

Giun kim là một loại giun phổ biến ở Mỹ và trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ, chiều dài cơ thể thường không dài hơn 1/2 inch.

Bạn có thể bị nhiễm giun kim khi bạn nuốt trứng của chúng. Sau đó trứng giun kim sẽ nở trong ruột của bạn. Vào ban đêm, giun kim cái thoát ra khỏi cơ thể bạn và đẻ hàng nghìn quả trứng nhỏ xung quanh hậu môn của bạn. Nếu những quả trứng đó được truyền cho người khác, những người đó cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Nhiễm giun kim thường xảy ra nhất khi trẻ em truyền chúng cho những đứa trẻ khác.

Khi bị nhiễm giun kim, bệnh nhân thường không có triệu chứng nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng như:

3.2. Giun đũa [Ascariasis]

Giun đũa là loại giun phổ biến ở những nơi ấm áp, nơi có điều kiện vệ sinh kém. Khi một người nuốt phải trứng giun đũa, giun sẽ nở ra trong ruột. Con giun non sau đó đi đến phổi. Sau một hoặc hai tuần, giun sẽ đi đến cổ họng và thường bị nuốt trở lại vào đường ruột. Giun đũa lây lan qua đất có lẫn phân bị nhiễm bệnh hoặc do ăn thịt sống bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa có thể bao gồm:

  • Ho khan
  • Thở khò khè
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân

3.3. Giun móc

Giun móc cũng phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Khi phân của người nhiễm bệnh lẫn vào đất, trứng sẽ nở ra. Tại một giai đoạn nhất định, giun móc có thể đi qua da để vào bên trong cơ thể người. Điều này có thể xảy ra nếu mọi người đi chân trần ở những nơi đất bị ô nhiễm.

Phát ban ngứa thường là dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm giun móc. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu

Giun móc có thể đi qua da để vào bên trong cơ thể người

3.4. Giun lươn [ Strongyloides stercoralis ]

Người ta chủ yếu bị nhiễm giun lươn khi những con giun con ở trong đất chui qua da đi vào bên trong cơ thể. Khi đã vào trong cơ thể con người, giun lươn sẽ tìm đường đến ruột non và đẻ trứng. Những quả trứng đó nở ra trước khi được đào thải ra ngoài theo phân và giun có thể lây nhiễm sang người khác.

Thường khi bị nhiễm giun lươn, người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên giun lươn cũng có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Phình to
  • Ợ nóng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Ho khan
  • Viêm da

3.5. Giun xoắn

Bạn bị nhiễm giun xoắn do ăn thịt bị nhiễm bệnh, đặc biệt là thịt lợn còn sống hoặc nấu chưa chín. Khi một người ăn thịt bị nhiễm bệnh, axit trong dạ dày sẽ hòa tan các nang trong thịt để giải phóng ấu trùng giun xoắn. Giun xoắn sau khi được giải phóng sẽ chui vào ruột, lớn lên, giao phối và đẻ trứng. Sau khi trứng nở, giun xoắn non đi qua máu đến các cơ. Các triệu chứng của bệnh giun xoắn bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Sưng tấy
  • Đau cơ và khớp

3.6. Giun tóc [Trichuris trichiura]

Ấu trùng giun tóc [Trichuris trichiura] và con trưởng thành có thể sống trong ruột của bạn. Giun tóc có tên gọi như vậy vì hình dạng của chúng trông giống như sợi tóc. Giống như nhiều loài giun ký sinh khác, chúng lây lan qua đất bị ô nhiễm ở những nơi có khí hậu ấm áp. Khi bị nhiễm giun tóc, bệnh nhân thường không có triệu chứng trừ khi nhiễm trùng nặng. Các triệu chứng nhiễm giun tóc nặng bao gồm:

  • Tiêu chảy có lẫn chất nhầy, nước hoặc máu
  • Người gầy, còi cọc
  • Sa trực tràng: khi một phần của ruột già tách ra và trượt ra khỏi hậu môn

3.7. Sán dây

Bạn có thể bị nhiễm sán dây từ thức ăn hoặc nước bị nhiễm sán hoặc trứng của chúng. Nếu bạn nuốt phải sán dây, chúng sẽ phát triển trong ruột của bạn. Sán dây có thể sống trong ruột của một người trong 30 năm. Nếu bạn nuốt phải trứng, chúng có thể đi qua ruột của bạn vào các bộ phận khác của cơ thể để tạo thành u nang. Các triệu chứng nhiễm sán dây phụ thuộc vào vị trí của chúng, các triệu chứng nhiễm sán dây bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Yếu đuối
  • Ăn không ngon
  • Đau bụng

Bạn có thể bị nhiễm sán dây từ thức ăn hoặc nước bị nhiễm sán hoặc trứng của chúng

  • Bệnh tiêu chảy
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Thèm muối
  • Giảm cân
  • Nhức đầu
  • Co giật

3.8. Sán máng [Schistosoma]

Sán máng là loại sán dẹp gây ra một tình trạng gọi là bệnh sán máng [hay còn gọi là bệnh sốt mò hoặc sốt ốc sên]. Mọi người mắc bệnh nếu họ tiếp xúc với nguồn nước ngọt nơi ốc bị nhiễm bệnh sán máng sinh sống. Sán máng có hình cái dĩa xuất hiện từ ốc sên và sau đó có thể đi qua da của một người và đi vào máu khi chúng trưởng thành. Khi con cái đẻ trứng, nó có thể gây ra:

  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Có máu trong nước tiểu

Nhiễm trùng sán máng mãn tính có thể gây ra:

  • Thiếu máu
  • Tăng trưởng còi cọc
  • Tổn thương cơ quan nơi sán máng cư trú

3.9. Bệnh giun chỉ bạch huyết

Ba loại giun nhỏ như sợi chỉ gây ra bệnh giun chỉ bạch huyết. Nó phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun chỉ trưởng thành có thể sống đến 7 năm trong hệ thống bạch huyết của một người. Bệnh chỉ lây từ người sang người qua muỗi. Khi muỗi đốt một người bị bệnh, chúng có thể lây lan những con giun nhỏ này sang những người khác mà chúng cắn sau đó. Khi bị nhiễm giun chỉ, bệnh nhân có thể không có triệu chứng, nhưng giun chỉ có thể gây ra:

  • Tổn thương cho hệ thống bạch huyết
  • Sưng tấy
  • Bệnh nhân khó chống lại nhiễm trùng

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có giun sán trong cơ thể, họ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xem bạn có bị nhiễm giun sán hay không và tìm ra loại giun sán bạn đang nhiễm phải. Những xét nghiệm đó có thể bao gồm:

  • Tìm dấu hiệu của giun hoặc trứng trong phân của bạn
  • Nội soi: Đưa một ống vào miệng hoặc trực tràng để xem xét ruột của bạn.
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác.

Bác sĩ tiến hành các xét nghiệm để phát hiện và chẩn đoán tình trạng nhiễm giun sán

Nếu bạn có giun sán trong cơ thể, một số loại thuốc có thể giết chúng, thường được gọi là thuốc tẩy giun. Đôi khi bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác cho các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng, bao gồm:

  • Thuốc chống viêm [steroid]
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống động kinh

Nếu bạn có u nang trong cơ, bạn có thể cần phẫu thuật.

Bạn đã điều trị giun, nhưng bạn vẫn hoàn toàn có khả năng bị tái nhiễm trở lại. Để tránh bị nhiễm giun sán, bạn hãy thực hiện các việc sau:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với đất bị nhiễm phân từ người hoặc động vật.
  • Không ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín.
  • Xử lý bất kỳ vật nuôi nào có giun.
  • Hãy hết sức cẩn thận nếu bạn đi du lịch đến những nơi thường có giun.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề