Vì sao không nên giao phối cận huyết

Ưu thế lai và giao phối cận huyết

Ưu thế lai và giao phối cận huyết rất quan trọng trong chăn nuôi lợn. Lai tạo giữa các dòng giống khác nhau tạo nên ưu thế lai, còn giao phối cận huyết xảy ra khi thực hiện nhân giống thuần. Lai tạo giữa các dòng giống khác nhau cải thiện năng suất, ngược lại giao phối cận huyết lại làm giảm năng suất, đặc biệt là ở tính trạng sinh sản.

Các gen được di truyền theo cặp, một từ bố và một từ mẹ. Ưu thế lai làm tăng số lượng các cặp alen khác nhau và làm tăng dị hợp tử, dẫn đến làm át những alen lặn không mong muốn từ bố hoặc mẹ này do các alen trội từ bố hoặc mẹ khác. Kết quả giao phối cận huyết tạo nên đồng hợp tử, làm tăng nguy cơ con cái bị ảnh hưởng bởi những tính trạng lặn hoặc có hại.

Ưu thế lai

Những lợi ích của lai tạo đã được minh chứng qua khai thác ưu thế lai bằng những thí nghiệm khoa học và thực tiễn sản xuất. Có ba thành phần của ưu thế lai: bản thân [xảy ra khi đời sau được lai], của mẹ [khi nái được lai] và của cha [khi đực giống được lai]. Ví dụ, khi lai giữa 2 giống thuần sẽ sản xuất ra thế hệ con cái thể hiện được ưu thế lai bản thân, nhờ đó sẽ cải thiện được tỷ lệ sống. Tuy nhiên, nếu chính con mẹ đã là nái lai, khi đó, nái thể hiện số con sinh ra cải thiện hơn và khoảng thời gian phối lại sau cai sữa tốt hơn thì ưu thế lai đó là của mẹ. Ưu thế lai của cha chủ yếu ảnh hưởng đến tính trạng chất lượng tinh dịch và độ xung của đực giống [libido].

Để làm ví dụ về những cải thiện đạt được từ ưu thế lai, chúng ta hãy giả định rằng một quần thể hạt nhân giống thuần sản xuất được 24 con lợn/nái/năm. Chỉ đơn thuần, bằng cách lai với một giống khác [trong đàn nhân giống] năng suất sẽ tăng lên 6%. Khi con nái lai sau đó được giao phối với một giống thứ ba thì năng suất sẽ tăng lên là 17% so với nhân giống thuần:

 

Giống đực

Giống cái

%

Lợn/nái/năm

Khác biệt*

Giống thuần [GGP]

A

A

100

24

Đàn nhân giống [GP]

A

B

106

25.4

1.4

Đàn thương phẩm [3 máu]

A

BC

117

28.1

4.1

* Cải thiện số con Lợn/nái/năm so với nhân thuần

Cần lưu ý rằng mức độ chính xác của thưc tế sản xuất từ kế hoạch phối giống khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng di truyền của các giống tham gia nhân giống và hệ thống lai tạo chính xác. Ví dụ, dòng tổng hợp và dòng lai ngược [lai luân hồi 2 máu] không tối đa hóa ưu thế lai và sẽ không năng suất như hệ thống lai “tối ưu”. ba máu. Điều này phần nào giải thích tại sao người ta chọn nái F1 lai với đực cuối giống thứ 3 là tổ hợp lai thương phẩm phổ biến nhất toàn cầu.

 Cận huyết

“Ngược hẳn” với ưu thế lai là giao phối cận huyết, làm giảm năng suất do thực hiện phối giống giữa các gia súc có quan hệ huyết thống gần gũi. Cận huyết đặc biệt là làm giảm năng suất sinh sản như số con sơ sinh/ổ, trọng lượng lợn con sơ sinh, tuổi thuần thục và độ xung của lợn đực giống. Ngoài ra, giao phối cận huyết có thể dẫn đến sự gia tăng các khuyết tật di truyền.

Mức cận huyết được đo bằng hệ số cận huyết, và phụ thuộc vào mức độ của mối quan hệ giữa động vật. Hệ số cận huyết có thể được tính cho đực giống, nái sinh sản và cho cả lứa đẻ.

Dữ liệu từ nhiều nguồn nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao phối cận huyết có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất đàn. Ví dụ, hệ số cận huyết 10% của lứa đẻ và lợn nái [không phổ biến ở một số hệ thống nhân giống theo hình tháp nhỏ khép kín] dẫn đến sự sụt giảm số con đẻ ra/ổ như sau: 

 

Số con sơ sinh sống

Số con 21 ngày

Lứa đẻ đồng huyết

-0.32

-0.58

Nái đồng huyết

-0.44

-0.24

Mức cận huyết bình thường cho đàn GGP “khép kín” nên hạn chế ở mức thấp hơn 2%.

Mức độ cận huyết có liên quan trực tiếp đến quy mô đàn hay quần thể, do đó đàn hạt nhân càng nhỏ, xu hướng mất tính đa dạng di truyền và những rủi ro cận huyết càng cao và càng nhanh hơn. Do đó, duy trì đủ số lượng đực giống mỗi thế hệ là đặc biệt quan trọng.

Những giống truyền thống địa phương, do quy mô thường nhỏ và số lượng đực giống ít, dễ bị cận huyết cao. Còn trong các chương trình giống tiên tiến hơn, kiểm soát giao phối cận huyết được thực hiện bằng cách:

• Xác định mối quan hệ [quan hệ họ hàng] từng gia súc sống chung trong đàn cùng một giống.

• Lập dự đoán hệ số cận huyết của chương trình phối giống trong đàn.

• Xác định sẵn các lợn đực tương đối không liên quan huyết thống cho đàn nái trước khi phối giống.

Hình ảnh U hắc tố ác tính do khuyết tật di truyền

Lê Phạm Đại tổng hợp

và tham khảo từ pig333.com

Nguồn: Heo Bình Thắng

Ngày nay rất nhiều chủ nuôi muốn phối giống chó cận huyết với hy vọng sẽ có được ít nhất 1 con giống ba hoặc mẹ của nó. Tuy nhiên, phối giống chó cận huyết hại hơn lợi, bởi không phải lúc nào cũng thành công và đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

Không nên phối giống chó cận huyết vì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cún cưng của bạn.

 Hãy cùng phòng khám thú y Thi Thi Pet tìm hiểu về phối giống chó cận huyết và có nên hay không nhé!

 Thế nào là phối giống chó cận huyết?

Phối giống chó cận huyết có thể hiểu đơn giản là: Giao phối chó cận huyết là hiện tượng các chó có cùng huyết thống được giao phối với nhau. Ví dụ như việc lấy giống chó trong cùng dòng họ vật nuôi. Giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại. Hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau.

 Phối giống chó cận huyết ngoài tự nhiên

 Những con chó sống ngoài thiên nhiên hay các chú chó cùng loài như chó sói thường không có một sự chứng minh cụ thể về sức khỏe. Thông thường, những con mạnh khỏe mới có cơ hội truyền giống, giao phối. Chính vì vậy, chỉ có những con khoẻ mạnh mới duy trì được nòi giống và hầu hết những con đồng huyết thống có nguy cơ bị bệnh cao, sức khoẻ kém.

 Phối giống chó cận huyết do con người nuôi

Chó do con người nuôi, không hề qua sự đào thải khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ nhân giống theo sự lựa chọn và ý thích của con người. Vì vậy, người nhân giống không nên phủ nhận những nguy hiểm của việc phối giống cận huyết. Khi nhân giống cho dù đồng huyết hay không, cũng nên quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của chó con và tâm lý của chó khi nhân giống.

 Đừng chỉ chạy theo ý thích của bản thân mà bỏ qua những tiếng nói của khoa học và quy luật của thiên nhiên.

 Phối giống chó cận huyết hại nhiều hơn lợi

 Phối giống cận huyết như một sự cầu may để nhân giống/nhân bản 1 con chó bằng phương pháp tự nhiên. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng gặp nhau. Vì vậy hiện tượng double gen [tái tổ hợp] rất dễ xảy ra. Nhưng chưa chắc sẽ xảy ra. Người ta hy vọng 2 nguồn gen tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn.

 Tuy nhiên, 2 nguồn gen xấu cũng rất có thể gặp nhau và tạo ra những chú chó con sức khoẻ kém, dị tật và thần kinh không ổn định. Và tất nhiên, hên thì ít, xui sẽ nhiều hơn. Nếu bạn là người yêu thương động vật, lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ khi nghĩ đến việc phối cận huyết cho chó.

 Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.

 Chi phí cho việc phối giống cận huyết ở chó rất tốn kém. Chưa kể cách phối giống chó giữa các giống loài là hoàn toàn khác nhau. Vừa ảnh hưởng về kinh tế. Vừa làm mất nhiều thời gian của người nhân giống. Vì không phải chỉ tiến hành giao phối một lần mà thành công. Nếu việc thụ thai thành công thì còn cả một quá trình chọn lọc sau này.

 Vậy thì bạn nghĩ xem, có nên phối giống chó cận huyết hay không?

 Phối giống chó đã là một quá trình cẩn thận và khó khăn, cần thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chó trước và sau khi phối giống. Tốt nhất, trước khi tiến hành phối giống chó bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y. Sau cùng, sức khoẻ của chó rất quan trọng.

 Cũng có những chủ nuôi không muốn các bé cưng của mình chịu nhiều tâm lý khi phải phối giống hay đến thời kì động dục. Họ thường triệt sản chó mèo, đó cũng là một cách bảo vệ thú cưng của chủ nuôi.

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

Muốn phối giống chó bạn hãy tìm đến Thú y Thi Thi Pet clinic để được tư vấn và phối giống một cách hiệu quả.

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004
Email:

Hạnh Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề