Mục tiêu phát triển thành phố thủ đức đến năm 2030 là gì?

Cụ thể, phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ TP Thủ Đức; quy mô lập quy hoạch: Khoảng 21.156 ha [lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10.000].


Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm của TP Thủ Đức. Ảnh: KIÊN CƯỜNG

TP.HCM yêu cầu trọng tâm đối với công tác nghiên cứu quy hoạch TP Thủ Đức như sau: Rà soát quy hoạch chung TP.HCM và các quy hoạch chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn TP Thủ Đức.

UBND TP.HCM yêu cầu cơ quan chức năng phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch chung TP.HCM. Trong đó, tập trung vào việc thực hiện các định hướng phát triển khu đô thị hướng Đông TP với vai trò là trung tâm mới mở rộng của TP [khu đô thị mới Thủ Thiêm] và là khu đô thị khoa học công nghệ, hạt nhân; Khu công nghệ cao và khu ĐH Quốc gia.

Cạnh đó, các cơ quan cần dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc dự báo nhu cầu phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, bám sát các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian TP.HCM.

Cạnh đó, nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ để đề xuất mô hình phát triển TP Thủ Đức theo định hướng phát triển giao thông công cộng [TOD] gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả. Từ đó tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai, bảo vệ môi trường…

Đồng thời, cơ quan chức năng cần làm rõ các tiền đề hiện có [địa lý, kinh tế, hạ tầng, nhân lực...] và các điểm hạn chế trong việc TP Thủ Đức với vai trò trung tâm đổi mới sáng tạo lớn của Việt Nam.

Tổng dự toán chi phí cho việc lập đồ án này là gần 36 tỉ đồng. Dự kiến quy mô dân số đến năm 2030 của TP Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người; năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người, hướng đến 3 triệu người sau năm 2040.

Quy mô đất đai: Đến năm 2030 dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 18.830 ha, đến năm 2040 dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 19.994 ha.

TP Thủ Đức hình thành trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo đó, TP Thủ Đức sẽ hình thành và phát triển trên hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia và là đô thị loại 1 trực thuộc TP.HCM. TP Thủ Đức sẽ phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

TP Thủ Đức sẽ hình thành nguồn nhân lực tiên tiến, cân bằng phát triển với môi trường thiên nhiên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh.

UBND TP.HCM đặt mục tiêu dân số TP Thủ Đức sẽ đạt 1,5 triệu người năm 2030, 1,9 triệu người năm 2040 và 3 triệu người năm 2060. Giao thông công cộng đáp ứng 50 - 60% nhu cầu đi lại.

Năm 2040, TP Thủ Đức đảm bảo chống ngập tới tần suất 80%, tức là 5 năm mới xảy ra ngập 1 lần. Có 10% diện tích sẽ là công viên và 30% trong số đó sẽ làm hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập. 1.000 - 1.200ha đất công nghiệp sẽ được bố trí tại khu đô thị sáng tạo.

UBND TP đã đề ra 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 2020 - 2022 sẽ thành lập cơ quan quản lý - chính quyền đô thị; dự thảo cơ chế đặc thù; xây dựng bộ tiêu chí và công cụ quản lý; xây dựng dự án; tạo quỹ đất và kế hoạch sử dụng; tạo cầu nối với khu vực quốc tế; xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo.

Giai đoạn 2023-2030, Nhà nước sẽ triển khai các dự án đầu tư - giao thông - hạ tầng - hạ tầng số, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chiến lược; nhà đầu tư xác định kế hoạch đầu tư và nhu cầu nguồn nhân lực; tạo hiệu ứng xã hội, quốc tế về chiến lược phát triển; xây dựng tiêu chí cộng đồng mẫu làm chuẩn mực xã hội hiện đại…

Giai đoạn 2030-2040, Nhà nước sẽ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất - giao thông - hạ tầng - thiết kế đô thị các khu vực; nhà đầu tư mở rộng triển khai kế hoạch đầu tư quốc tế; tham gia các diễn đàn khu vực châu Á và quốc tế; phát triển hình mẫu về cộng đồng thông minh - xã hội chuẩn mực - môi trường bền vững - tiện nghi hiện đại - trách nhiệm quốc tế.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP đề ra năm 2020-2025, số lượng doanh nghiệp và việc làm tăng trưởng 50%, GDP tăng 100%, xây dựng thêm 1 triệu m2 nhà xưởng, tăng 50% diện tích sàn công trình giáo dục.

Cũng trong giai đoạn này, TP Thủ Đức sẽ đạt 20% dân số sử dụng phương tiện công cộng; hoàn thành vành đai 2 và xây dựng quốc lộ 13, vành đai 3; hình thành dự án metro số 1 với Bình Dương, xây dựng cầu Cát Lái, Nhơn Trạch...

Trong 5 năm, TP Thủ Đức phải vắng bóng 'mạng nhện'

THẢO LÊ

Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã thay mặt ban tổ chức công bố Quyết định 1528. Theo đó, mục tiêu lập điều chỉnh quy hoạch của TPHCM phải phù hợp định hướng phát triển của toàn vùng TPHCM, hướng tới phát triển thành phố trở thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế. 

Một số quan điểm lập điều chỉnh quy hoạch được xác định như: đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế biển gắn với mục tiêu hình thành chuỗi đô thị biển của vùng, kết hợp bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hướng tới sự đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Xác định tầm nhìn mới theo ý tưởng: “TPHCM là thành phố đổi mới, sáng tạo, phát triển năng động, tiên phong trong vùng đô thị lớn; trở thành trung tâm kinh tế tri thức, kinh tế biển và giao thương quốc tế của Việt Nam, trung tâm tài chính và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, có tính đa dạng văn hóa, bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước, có hạ tầng đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

TPHCM là đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương, là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam bộ, cả nước và khu vực Biển Đông. Quy mô dân số toàn TPHCM dự kiến đến năm 2040 khoảng 13-14 triệu người. Đất xây dựng đô thị đến năm 2040 dự kiến khoảng 100.000-110.000 ha.

Trong khi đó, nhiệm vụ quy hoạch chung TP .Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040 có mục tiêu xây dựng TP. Thủ Đức trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TPHCM và quốc gia. Dự kiến đến năm 2030, dân số toàn TP. Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người; năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người, hướng đến 3 triệu người sau năm 2040. Đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 19.994ha.

Thể hiện tầm nhìn phát triển

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hòa Bình nhấn mạnh, công tác quy hoạch luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của TPHCM. Đồ án quy hoạch chung của thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần đầu năm 1993 và gần đây nhất là năm 2010 đã tạo tiền đề cho thành phố xây dựng hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới, cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu, xây dựng các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… 

Việc lập điều chỉnh quy hoạch mới phải vừa khả thi, giải quyết các tồn tại và phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thành phố. Đồ án cần thể hiện được tầm nhìn phát triển mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra. Quy hoạch xây dựng cần đồng bộ với quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch chuyên ngành khác. Tăng cường giải pháp liên kết vùng, tuân thủ định hướng phát triển vùng đã được Chính phủ phê duyệt với vai trò đầu tàu của TPHCM. Đặc biệt, việc lập quy hoạch TP. Thủ Đức phải tạo điều kiện, cơ sở cho công tác kêu gọi đầu tư phát triển nhanh. 

Ông Lê Hòa Bình yêu cầu từ nay đến cuối năm phải hoàn thành đồ án quy hoạch chung của TP. Thủ Đức. Giao Sở QH-KT nghiên cứu để hoàn thiện đồ án quy hoạch TPHCM trong thời gian tới. Sở QH-KT cần khảo sát các mô hình đô thị lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, cần đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, pháp lý một cách đầy đủ khi lập quy hoạch nhằm tránh làm xáo trộn đời sống của nhân dân, hoạt động của doanh nghiệp. Thành phố cam kết với các nhà đầu tư sẽ không làm ách tắc hoạt động đầu tư của doanh nghiệp khi thực hiện đồ án quy hoạch. 

Trước mắt, đồng chí Lê Hòa Bình yêu cầu Sở QH-KT và UBND TP. Thủ Đức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo tích hợp đầy đủ, kịp thời các nội dung liên quan như đất đai, giao thông… vào đồ án quy hoạch. Phấn đấu trình đồ án cho các cơ quan trung ương và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chậm nhất vào giữa năm 2023.

theo SGGP

TP. Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế tri thức của TPHCM

Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Thủ Đức thuộc TPHCM với tổng diện tích khoảng 211,56 km2.

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các quận huyện thuộc TPHCM và 2 tỉnh giáp ranh là tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TPHCM và vùng TPHCM; đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học-công nghệ, tài chính quan trọng của TPHCM và quốc gia.

Quy hoạch đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở chuyển đổi và phát triển hạ tầng số. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước; phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong TP. Thủ Đức theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TPHCM.

TP. Thủ Đức là đô thị loại I

Theo phê duyệt, TP. Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TPHCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; trung tâm phía đông của TPHCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TPHCM; là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TPHCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng TPHCM.

Dự kiến đến năm 2030 dân số toàn TP. Thủ Đức đạt khoảng 1.500.000 người; năm 2040 đạt khoảng 2.200.000 người, hướng đến 3.000.000 người sau năm 2040.

Từ mục tiêu trên, yêu cầu trọng tâm đối với công tác lập quy hoạch TP. Thủ Đức là rà soát quy hoạch chung TPHCM và các quy hoạch chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Thủ Đức. Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch chung TPHCM năm 2010 trên địa bàn, tập trung vào việc thực hiện các định hướng phát triển tại khu đô thị hướng đông TPHCM với vai trò là trung tâm mới mở rộng của thành phố [Khu đô thị mới Thủ Thiêm] và là Khu đô thị khoa học công nghệ, hạt nhân là Khu Công nghệ cao và Khu Đại học quốc gia.

Đồng thời, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của TPHCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, bám sát các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian TPHCM, chủ trương phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao, đô thị thông minh, đô thị phát triển bền vững.

Nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng có liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội; phối hợp các chương trình, đề án, dự án… của thành phố trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn và có tính thực thi cao; nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, đề xuất mô hình phát triển TP. Thủ Đức theo định hướng phát triển giao thông công cộng [TOD] gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái…

Vũ Phương Nhi


Video liên quan

Chủ Đề